Bài học từ thánh Phêrô cho người sống đời thánh hiến

0

 Lm. Phanxicô de Sale Lê Văn La Vinh, OP

Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán đám đông. Sau khi giải tán đám đông, Người đi riêng lên núi mà cầu nguyện. Chiều đến, Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ nhiều dặm, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “ma đấy !” và sợ hãi la lên. Đức Giê-su liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !”. Ông Phê-rô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. Đức Giê-su bảo ông: “Cứ đến!” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với !”. Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi ?”. Khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”. (Mt 14,22-33)

Trên đây là một trong những đoạn Tin Mừng khá quen thuộc trong cuộc đời thánh Phêrô.

Bao lâu Phêrô còn chăm chú nhìn Chúa Giêsu, bấy lâu ông được an toàn… và từ Phê rô, chúng ta rút ra được bài học cho mình là bao lâu chúng ta còn chăm chú nhìn đức Giêsu, chúng ta được yên ổn. Hay ngược lại, khi chúng ta vuột mắt khỏi Người hay chia trí về cái khác, chúng ta sẽ bị chìm, bị cuốn trôi mất trong hành trình cuộc đời của chúng ta.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: bao lâu Phêrô chăm chú nhìn Đức Giêsu, bao lâu ông còn dán mắt vào Thầy mình, bao lâu Phêrô coi đức Giêsu như là mục tiêu duy nhất của đời mình… bấy lâu ông có thể đi trên mặt nước theo nghĩa đen. Nhưng khi ngài chia trí, rời mắt khỏi Thầy, thì Ngài sợ và bắt đầu chìm.

Và điều này cũng xảy ra tương ứng với cuộc đời của mỗi người tín hữu chúng ta nói chung và các anh chị em tu sĩ nói riêng trong cuộc sống hàng ngày.

Trước hết chúng ta thấy để có thể đi theo và đến được với Chúa, Phêrô phải luôn chăm chú hướng về Thầy của mình:

– Rút kinh nghiệm từ thánh Phêrô khi ông thiếu tập trung vào Chúa để phải bị chìm… Chúng ta hôm nay phải biết chăm chú nhìn Chúa, và xem Chúa như là mục tiêu lớn nhất đời mình – dán mắt vào Chúa, nhìn thẳng với Chúa – đó là khi chúng ta cử hành nghiêm túc và trọn vẹn các giờ kinh, giờ nguyện và nhất là các bí tích đặc biệt là Thánh lễ và Thánh Thể trong mỗi ngày sống chúng ta.

– Chúa Giêsu là mục tiêu duy nhất mà Phêrô nhắm tới trong cuộc hành trình (đi trên nước) của mình.

* Như vậy, mục tiêu của đời tu là gì?
– Là bước theo Chúa Kitô và trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.

Vậy, làm thế nào để chăm chú nhìn Thầy Giêsu? Làm thế nào để tiếp tục nhìn vào Đức Giêsu khi người bảo chúng ta bước đi trên mặt nước để đến với Ngài?

– Thực hành sống sự hiện diện của Chúa, đây là kiểu nói khác của việc dán mắt vào Chúa, không ngừng ý thức rằng Chúa mời gọi ta bước đi trên mặt nước mà đến với Ngài

– Trước hết: luôn luôn ý thức sự sống của Thiên Chúa trong linh hồn, chúng ta gọi đây là ân sủng thánh hóa. Và một trong những cách thức thực tiễn để thực hành sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta là cùng với thánh Phêrô, chúng ta chắm chú nhìn vào Chúa Giêsu, đó là thường xuyên biết ơn, kính cẩn, khiêm nhường vì ân sủng thánh hóa Chúa ban cho ta. Luôn tin rằng Chúa thực sự ngự trong tâm hồn ta

Theo Đức Hồng y Desire Mercier, người Bỉ ngài nói “Điều đầu tiên trong những điều đầu tiên, đó là, tôi muốn mỗi ngày anh chị em nhắm mắt lại và bước vào cung thánh linh hồn đã được thanh tẩy của anh chị em và nhận ra rằng ở đó Thiên Chúa đang cư ngụ”.

Đó là cách thực hành sống sự hiện diện của Chúa, đó là cách dán chặt đôi mắt vào Chúa Giêsu.

Nếu chúng ta ý thức một cách kính cẩn, biết ơn, và khiêm tốn về ân sủng thánh hóa, sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu đó đúng là sự hiện diện của Chúa?

– Cách thứ 2: mà chúng ta thực hành sống sự hiện diện của Chúa và giúp ta dán mắt vào Chúa Giêsu đó là Thánh Thể

– Cách thứ 3: đó là cầu nguyện. Theo cách nói của hồng y Henry Newman, gọi là cor ad cor loquitur – lòng nói với lòng. Mắt nói với mắt. đó là cách cầu nguyện tốt nhất. Hãy tưởng tượng chúng ta đang chăm chú nhìn vào Chúa Kitô và đôi mắt của chúa đang chăm chú nhìn vào chúng ta.

Dĩ nhiên, mọi cách cầu nguyện đều liên kết chúng ta với khả năng của chúng ta để tập trung vào Chúa Kitô. Cầu nguyện chính là chăm chú nhìn vào Chúa Kitô. Một cách rất thực tế để tiếp tục bước đi trên hành trình theo Chúa là cứ nhiệt tìnhtrung thành trong lời nguyện cầu. Cầu nguyện là cách thức ta sống sự hiện diện của Chúa.

Mỗi lần bạn cầu nguyện, bạn đều nghe Chúa Giêsu nói như Ngài nói với thánh Phêrô, “hãy vững lòng, Thầy đây, đừng sợ.” “Hãy đến đây, hãy đi trên mặt nước mà đến với Thầy”.  Đi theo Chúa Kitô ở đời này, không có gì khác hơn là đi trên mặt nước mà đến với Chúa. Chúng ta không thể làm việc đó với sức riêng mình. Chúng ta sẽ chìm mất nếu chúng ta không dán chặt đôi mắt vào Chúa Giêsu…

Chúng ta có yêu mến Chúa Giêsu không? (Ga 21,15-17)

Thiên Chúa muốn chúng ta yêu mến Ngài.

Cốt yếu của Kitô giáo – cốt yếu của đời sống chúng ta với Chúa – là mối tương quan yêu thương với Chúa và trong đoạn Tin Mừng Ga 21 Chúa Giêsu đã 3 lần hỏi Phêrô rằng, “Anh có yêu mến Thầy không?

Như đã nói, tất cả chúng ta đều muốn yêu mến Chúa. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn tự hỏi: Làm cách nào để tôi có thể yêu mến Chúa sâu hơn? Nhiệt thành hơn; làm thế nào để có thể đáp trả được như phê rô cách nhiệt tình là “Thưa thầy có, Thầy biết con yêu mến thầy”?

Làm thế nào để yêu mến Chúa hơn?

Theo đức cha Thimoty . M. Dolan là chúng ta sẽ đào sâu mối tương quan yêu thương với Chúa – cốt yêu của đời sống tâm linh – theo cách một người nam và một người nữ yêu nhau hay đào sâu mối tương quan của họ với nhau. Chúng ta có thể áp dụng một vài mối tương quan này  vào mối tương quan với Chúa.

Đức TGM M. Dolan đưa ra 9 cách đơn giản loại suy phóng chiếu theo tình yêu của một đôi trai gái để nói lên tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu.

1. Dành thời gian cho nhau: (thời gian cần thiết mà đôi bạn trẻ dành cho nhau…). Chúng ta phải dành thời giờ cho Chúa. Và cách duy nhất để dành thời giờ cho Chúa là cầu nguyện. tình yêu con người không bền vững nếu không được tiếp xúc hàng ngày. Tình yêu với Thiên Chúa có nghĩa là tiếp xúc hàng ngày trong kinh nguyện.

Đứng bận tâm gọi nó là chuyện gì. Có thể gọi đó là suy niệm, cầu nguyện, là lúc thinh lặng với Chúa. Cũng đừng bận tâm là bạn làm thế nào: cử hành thánh lễ hàng ngày, chầu MTC, Kinh Mân Côi, đọc TM… nhưng thời giờ hàng ngày với Chúa là điều thiết yêu nếu chúng ta muốn tăng trưởng trong tình yêu với Chúa Giêsu.

2. Tìm cách để biết Chúa: Việc thứ 2 để nâng cao mối quan hệ yêu thương là biết người yêu rõ hơn với một loạt câu hỏi, họ là ai? Làm gì? Gia thế ra sao? Họ thích gì? Học hành ra sao?…

Với Chúa cũng vậy, muốn yêu mến Chúa nhiều hơn, ta phải tìm biết rõ Người. tìm biết Chúa nghĩa là gì? Đọc thánh kinh, học giáo lý, đọc sách thiêng liêng…

3. Chia sẻ bữa ăn với Chúa: Cách thứ 3 giúp ta lớn lên trong tương quan với Chúa là ngồi dùng bữa với Người. Kinh Thánh T. Ư nói nhiều đến bữa ăn là dịp thuận tiện để kết nối tình thân

Đối với chúng ta, cử hành Thánh lễ là lúc chúng ta ngồi xuống chia sẻ bữa ăn với Người.

Đức tổng GM Fulton Sheen thường nói với các cha xứ: ‘Phong vũ biểu cho thấy sức sống thiêng liêng của chúng ta là việc chúng ta nghiêm chỉnh của hành thánh lễ như thế nào.” Chúng ta có thời giờ chuẩn bị cho thánh lễ không? Chúng ta có cử hành  với lòng tôn kính và niềm vui không? Thánh lễ có phải là nguồn mạch nuôi dưỡng linh hồn chúng ta không? Thánh lễ có phải là phần nổi bật trong ngày sống của chúng ta không?

4. “Đây là mẹ của anh”: Đôi nam nữ nghiêm túdc trong tương quan với nhau thì họ sẽ quyết định thời điểm gặp gỡ gia đình của người kia. Mối tương quan tình yêu giữa chúng ta với Chúa cũng vậy. Nếu chúng ta muốn gia tăng lòng yêu mến Chúa là hãy yêu mến thân mẫu của Người.

Linh đạo công giáo có câu : Per Mariam ad Jesum “Qua Mẹ Maria mà đến với Chúa Giêsu. Mẹ Maria luôn luôn đưa chúng ta đến gần Chúa Giêsu hơn. Vậy thì hãy biết gia đình của Chúa, hãy biết thân mẫu Người. Hãy biết các thánh, gia đình siêu nhiên của Chúa.

5. Xin lỗi Chúa

6. Loại bỏ những gì làm tổn thương Chúa.

7. Chia sẻ với Chúa những mối quan tâm: Có hai mối quan tâm mà Chúa đặc biệt lưu ý : các linh hồn và những người nghèo khổ bật hạnh bệnh tật…

8. Nói với Chúa về tương lai.

9. Trung thành cho đến cùng

Comments are closed.

phone-icon