Sr. Maria Bùi Thị Bích Mai, OP
Lời Chúa: “Tôi xin gởi Ônêximô về cho anh, xin anh hãy đón nhận nó như đứa con ruột thịt của tôi.” (Plm 12 )
Ý chính:
1/ Cần biết ý nghĩa và luôn sử dụng từ “cám ơn”
2/ Cần biết ý nghĩa và luôn sử dụng từ “xin lỗi”
3/ Cần biết ý nghĩa và luôn sử dụng từ “làm ơn, xin phép, xin vui lòng”
Tâm tình: Tạ ơn Chúa và cố gắng nói đúng hơn, hay hơn, lịch sự hơn mỗi ngày.
I. ỔN ĐỊNH
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập
Có một bạn thiếu nhi kia được mọi người khen là ngoan ngoãn, lễ phép. Mỗi ngày đi học, bạn ấy thường đi ngang qua một ngôi nhà thường đóng kín cổng. Sau cái cổng ấy là những cây mận sum suê cành lá. Vào mùa hè những chùm mận chín đỏ mọng đung đưa trong thật hấp dẫn. Người bạn nhỏ ấy thường ước mong một ngày nào đó có được một vài chùm mận mang về biếu ông bà, ba mẹ. Thế rồi, có một ngày, khi bạn đi ngang ngôi nhà ấy, có một bà cụ vui vẻ mời người bạn nhỏ vào nhà, cho phép hái nhiều quả mận mang về. Mừng quá, bạn hái đầy cả mũ rồi chạy thật nhanh về nhà. Nhưng kỳ lạ chưa, về đến nhà thì thấy các quả mận tự nhiên biến mất. Quá ngạc nhiên, người bạn của chúng ta sững sờ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bỗng một giọng nói hiền từ vang lên:
– Cháu nghĩ xem, vì cháu quên một điều nên quả mận mới biến mất, cháu có biết đó là điều gì không?
Vốn là một bé ngoan, người bạn của chúng ta nhớ ra ngay và bẽn lẽn thưa:
– Thưa bà, cháu xin lỗi bà vì cháu đã quên cám ơn bà ạ!
Sau lời nói của bạn, những quả mận lại xuất hiện đầy mũ như lúc trước.
Từ câu chuyện này chúng ta thấy có những lời nói thật là cần thiết, và khi chúng ta nói ra chúng mang đến cho người khác niềm vui và mang lại lợi ích cho chính chúng ta. Thánh Phaolô cũng đã nói những lời đầy thánh thiện yêu thương như thế với Philêmôn, một một môn đệ của người, trong lá thư sau đây của Thánh Phaolo Tông đồ.
B. Công bố Lời Chúa: Plm 10 -12
C. Diễn giải
Lời Chúa | Diễn giải | Bài học |
Plm 10-12 | Philêmôn là một nhân vật quan trọng ở Côlôxê. Nhờ thánh Phaolô, ông trở thành người Kitô hữu và là một giúp việc cho thánh Phaolô. Ônêximô là người nô lệ làm đầy tớ trong nhà Philêmôn. Ônêximô có lỗi ăn cắp, sợ chủ phạt nên anh ta bỏ trốn. May mắn là anh gặp được thánh Phaolô, biết anh hối lỗi, thánh Phaolô gởi thư cho Philêmôn xin nhận lại người nô lệ cũ. Lời thư của thánh Phaolô hay đến mức Philêmôn đã xoá bỏ lỗi lầm cũ và nhận người nô lệ này làm anh em.
Một lời nói hay và lịch sự có giá trị hơn cả vàng. Những lời nói hay mà ta nên sử dụng hằng ngày đó là: cám ơn, xin lỗi, xin phép, xin vui lòng … |
1/ Có những lời nói nào ta có thể dùng hằng ngày để được khen là người lịch sự?
– Tuỳ từng việc ta có thể nói: cám ơn, xin lỗi, xin làm ơn, xin phép, xin vui lòng … |
– Khi nào ta có thể nói cám ơn? Khi nói cám ơn đúng lúc ta được lợi ích gì? (các em nêu ý kiến, GLV bổ sung và đúc kết) | 2/ Khi nói “cám ơn” đúng lúc, ta được lợi ích gì?
– Ta đã làm cho người ơn vui lòng và họ sẽ còn giúp ta nhiều hơn nữa. |
|
Khi nào ta có thể nói xin lỗi? Khi nói xin lỗi đúng lúc ta được lợi ích gì? (các em nêu ý kiến, GLV bổ sung và đúc kết) | 3/ Khi nói “xin lỗi” đúng lúc, ta được lợi ích gì?
– Ta đã làm giảm đi sự nóng nảy, sự buồn phiền mà ta gây ra cho người khác. |
|
Ngoài hai từ “cám ơn, xin lỗi “trong lúc nói chuyện lúc nào ta có thể dùng các từ: xin làm ơn, xin phép, xin vui lòng? Khi nào ta có thể nói cám ơn? Khi nói cám ơn đúng lúc ta được lợi ích gì? (các em nêu ý kiến, GLV bổ sung và đúc kết) | 4/ Khi nào ta có thể nói: xin làm ơn, xin phép hoặc xin vui lòng?
– Khi ta cần mở đầu một việc cần người khác giúp đỡ hoặc cho phép. Nhờ các lời nói này, người ta cần sẻ sẵn sàng giúp đỡ ta. |
D. Cầu nguyện
III. EM NHỚ LỜI CHÚA
Chép Lời Chúa, câu 1,2, 3,4 và phần thực hành
“Khi được giúp đỡ
Em nhớ cám ơn
Sơ ý làm phiền
Cần xin lỗi ngay”
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
Bài hát: “Hãy quên đi cái tôi” (Bài hát sinh hoạt)
V. KẾT THÚC
– Dặn dò những điều cần thiết
– Đọc kinh kết thúc