Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi – SN ngày 03.10.2024

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: 
www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Thursday, October 3, 2024

The Kingdom of God Has Come near to You

Scripture:  Luke 10:1-12

1 After this the Lord appointed seventy others, and sent them on ahead of him, two by two, into every town and place where he himself was about to come. 2 And he said to them, “The harvest is plentiful, but the laborers are few; pray therefore the Lord of the harvest to send out laborers into his harvest. 3 Go your way; behold, I send you out as lambs in the midst of wolves. 4 Carry no purse, no bag, no sandals; and salute no one on the road. 5 Whatever house you enter, first say, `Peace be to this house!’ 6 And if a son of peace is there, your peace shall rest upon him; but if not, it shall return to you. 7 And remain in the same house, eating and drinking what they provide, for the laborer deserves his wages; do not go from house to house. 8 Whenever you enter a town and they receive you, eat what is set before you; 9 heal the sick in it and say to them, `The kingdom of God has come near to you.’ 10 But whenever you enter a town and they do not receive you, go into its streets and say, 11 `Even the dust of your town that clings to our feet, we wipe off against you; nevertheless know this, that the kingdom of God has come near.’ 12 I tell you, it shall be more tolerable on that day for Sodom than for that town.

Thứ Năm, ngày 03.10.2024

Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi

Lc 10,1-12

1 Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.2 Người bảo các ông:3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này! “6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em.9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”10 Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói:11 “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”12 Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”

Meditation

What kind of harvest does the Lord want us to reap today for his kingdom? When Jesus commissioned seventy of his disciples to go on mission, he gave them a vision of a vast field that is ready to be harvested for the kingdom of God. Jesus frequently used the image of a harvest to convey the coming of God’s reign on earth. The harvest is the fruition of much labor and growth – beginning with the sowing of seeds, then growth to maturity, and finally the reaping of fruit for the harvest.

God’s word grows like a seed within us

In like manner, the word of God is sown in the hearts of receptive men and women who hear his word, accept it with trust and obedience, and then share the abundant fruit of God’s word in their life with others. The harvest Jesus had in mind was not only the gathering in of the people of Israel, but all the peoples (and nations) of the world. John the Evangelist tells us that “God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life” (John 3:16).

Be a sower of God’s word of peace and mercy

What does Jesus mean when he says his disciples must be “lambs in the midst of wolves”? The prophet Isaiah foretold a time when wolves and lambs will dwell in peace (Isaiah 11:6 and 65:25). This certainly refers to the second coming of the Lord Jesus when all will be united under the Lordship of Jesus after he has put down his enemies and established the reign of God over the heavens and the earth. In the meantime, the disciples must expect opposition and persecution from those who would oppose the Gospel. Jesus came to lay down his life for us, as our sacrificial lamb, to atone for our sins and the sins of the world. We, in turn, must be willing to offer our lives with gratitude and humble service for our Savior, the Lord Jesus Christ.

We are called to speak and witness in God’s name

What is the significance of Jesus appointing seventy disciples to the ministry of the word? Seventy was a significant number in biblical times. Moses chose seventy elders to help him in the task of leading the people through the wilderness. The Jewish Sanhedrin, the governing council for the nation of Israel, was composed of seventy members. In Jesus’ times seventy was held to be the number of nations throughout the world. Jesus commissioned the seventy to a two-fold task – to speak in his name and to act with his power.

Jesus gave his disciples instructions for how they were to carry out their ministry. They must go and serve as people without guile, full of charity (selfless giving in love) and peace, and simplicity. They must give their full attention to the proclamation of God’s kingdom and not be diverted by other lesser things. They must travel light – only take what was essential and leave behind whatever would distract them – in order to concentrate on the task of speaking the word of the God. They must do their work, not for what they can get out of it, but for what they can give freely to others, without expecting reward or payment. “Poverty of spirit” frees us from greed and preoccupation with possessions and makes ample room for God’s provision. The Lord Jesus wants his disciples to be dependent on him and not on themselves.

God gives us his life-giving word that we may have abundant life in him. He wills to work in and through each of us for his glory. God shares his word with us and he commissions us to speak it boldly and plainly to others. Do you witness the truth and joy of the Gospel by word and example to those around you?

Lord Jesus, may the joy and truth of the Gospel transform my life that I may witness it to those around me. Grant that I may spread your truth and merciful love wherever I go.

Suy niệm:

Ngày hôm nay, Chúa muốn chúng ta thu hoạch loại mùa gặt nào cho vương quốc của Người? Khi Đức Giêsu ủy quyền cho 70 môn đệ đi truyền giáo, Người cho họ thấy cảnh tượng của cánh đồng rộng lớn sẵn sàng cho một mùa gặt lớn cho nước Chúa. Đức Giêsu thường dùng hình ảnh mùa gặt để diễn tả việc vương quyền của Chúa sẽ đến trên thế gian. Mùa gặt là sự kết tinh của sự lao công và sự lớn lên – khởi đầu với việc gieo giống, rồi lớn lên, và cuối cùng đem lại hoa trái cho mùa gặt.

Lời Chúa lớn lên như hạt giống trong ta

Trong cách thức tương tự, lời Chúa được gieo vào lòng những người nam hay nữ lắng nghe lời Người, tiếp nhận nó với lòng tin tưởng và vâng phục rồi chia sẻ hoa trái sung mãn của lời Chúa trong cuộc đời mình và người khác. Mùa gặt mà Đức Giêsu đề cập tới không chỉ là việc quy tụ dân Israel, nhưng là tất cả mọi dân tộc (mọi quốc gia) trên thế giới. Thánh sử Gioan nói với chúng ta rằng “Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để những ai tin nhận Người sẽ không phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Hãy là người gieo lời bình an và thương xót của Thiên Chúa

Đức Giêsu có ý muốn nói gì khi Người nói các môn đệ phải như “chiên giữa bầy sói”? Ngôn sứ Isaia đã tiên báo một thời gian khi sói và chiên sống trong hòa bình (Is 11,6- 65,25). Điều này chắc chắn có ý nói đến việc Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai khi tất cả sẽ được hiệp nhất dưới uy quyền của Đức Giêsu, sau khi Người hạ bệ các kẻ thù của Người xuống và thiết lập vương quốc của Chúa cả trên trời dưới đất. Đồng thời, các môn đệ phải đón nhận sự chống đối và bách hại từ những kẻ chống lại Tin mừng. Đức Giêsu đến để hiến mạng sống mình vì chúng ta, như con chiên tế lễ để đền bù tội lỗi của chúng ta và của thế giới. Phần chúng ta cũng phải sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình trong sự phục vụ Đấng cứu độ chúng ta là Chúa Giêsu Kitô cách biết ơn và khiêm tốn.

Chúng ta được kêu gọi để nói và làm chứng nhân danh Thiên Chúa

Ý nghĩa của việc Đức Giêsu chỉ định 70 môn đệ lo việc mục vụ lời Chúa là gì? Bảy mươi là một con số ý nghĩa trong Kinh thánh. Môisen đã chọn 70 vị trưởng lão để giúp ông trong việc hướng dẫn dân chúng trong thời kỳ đi trong hoang địa. Tòa án tối cao của Dothái, hội đồng quốc gia Israel, gồm có 70 thành viên. Vào thời Đức Giêsu, con số 70 được gắn liền với con số các quốc gia trên thế giới. Đức Giêsu ủy quyền cho nhóm 70 hai công việc: Nói nhân danh Người và hành động với uy quyền của Người.

Đức Giêsu cho họ những chỉ dẫn để thực hiện sứ mệnh của mình. Họ phải đi và phục vụ với tư cách là những người không lừa dối, đầy bác ái, bình an, và giản dị. Họ phải chú trọng hoàn toàn đến việc rao giảng vương quốc của Chúa, không được lệch hướng sang những chuyện nhỏ nhặt khác. Họ phải ra đi nhẹ nhàng – chỉ đem những gì cần thiết và bỏ lại sau lưng bất cứ thứ gì có thể làm cho họ sao lãng – để tập trung vào việc rao giảng lời Chúa. Họ phải thực hiện sứ mạng của mình, không vì những gì họ có thể lãnh nhận, nhưng vì những gì họ có thể ban tặng cho người khác cách tự do, mà không mong đợi phần thưởng hay sự đáp trả nào. “Tinh thần nghèo khó” giải thoát chúng ta khỏi sự tham lam và tích trữ của cải vật chất, và mở rộng cõi lòng cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải tùy thuộc vào Người chứ không phải họ.

Đức Giêsu ban lời sự sống của Người cho chúng ta để chúng ta có được cuộc sống sung mãn trong Người. Người muốn hoạt động qua và trong mỗi người chúng ta cho vinh quang của Người. Thiên Chúa chia sẻ lời Người cho chúng ta và Người ủy thác cho chúng ta nói lời Người một cách mạnh mẽ nhưng đơn giản cho những người khác. Bạn có làm chứng về sự thật và niềm vui của Tin mừng bằng lời nói và gương mẫu của mình cho những người xung quanh mình không?

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì niềm vui và chân lý của Tin mừng biến đổi cuộc đời con, để con có thể làm chứng cho những người xung quanh. Chớ gì con gieo rắc chân lý và ánh sáng của Người bất cứ nơi nào con đến.

Comments are closed.

phone-icon