Hãy dốc cạn đời bạn cho Chúa

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us

Be passionate about the passion.

For centuries, drama and good storytelling have had the power to grab our imaginations and move us in our innermost hearts.

Even today, a gripping novel or a powerful movie can stay with us for a long time after we have finished it – and the very best have had so strong an impact that they have changed the way we think and act.

Of all the great stories that have been written and of all the great dramas that have been acted out on stage or in a movie, none is more powerful than the story of Jesus Christ. His passion and death fill us with sadness as we see Jesus treated so harshly, and we experience excitement and hope as we see in his resurrection the defeat of sin and death and the promise of new life for us. How many times, after meditating on the passion of the Lord, have you felt a lump in your throat or even been moved to tears? How many times has a movie about Jesus affected you deeply and given you an overflowing sense of God’s love?

We react this way because the Holy Spirit loves to bring the gospel to life for us. We also react this way because deep down we recognize that the passion of Jesus is at the very core of our lives and our faith. Deep down, in that place where the Spirit moves the most intimately, we see that God chose to save us and bring us back to him by giving up his only Son for us. It’s plausible that God could have chosen some other way to redeem us, but he chose the cross, in part because of the way this gripping event dramatizes how deeply he loves us.

During this season of Lent, we want to encourage you to read the passion and ask the Holy Spirit to enlighten your mind as you meditate on the story. Ask the Spirit to give you divine insight and revelation that touches your heart as much as it teaches your mind. Tell him you want to experience a new depth of God’s love as you contemplate once more the story behind St. John’s well-known declaration: “God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him may not perish but may have eternal life” (John 3:16).

A Mystery of Hatred and Fear. This Lent, look at these stories from two dimensions. First, focus on the natural, psychological elements at play in the passion. And second, consider some of the more spiritual and theological aspects that are visible just beneath the surface of these gospel stories.

Jesus was put to death because his message was too radical for the religious and political leaders of Israel. It seemed that Jesus repeatedly alienated them with his words and his actions. He associated with Samaritans, he ate with tax collectors, and he reached out to prostitutes. While the leaders dismissed these people as undesirables and outcasts, Jesus saw them as beloved but wounded children of God – people who needed to be embraced, healed, and brought to new life.

Not only did Jesus scandalize these leaders by the company he kept, but he also openly confronted their hypocrisy. He accused them of appearing clean on the outside while allowing self-centeredness to reign on the inside (Matthew 23:25). He challenged them to stop building themselves up and to practice what they preached (23:3-7). He even asked them, “How can you escape being sentenced to hell?” (23:33). And as you might expect, the more boldly Jesus challenged them, the more intensely they hated him.

Jesus did even more than challenge the Jewish leaders on a personal level. He challenged the way they were interpreting and teaching the laws of Moses. He defended his disciples when they were accused of breaking the sabbath (Matthew 12:1-8). He even “broke” the sabbath himself by healing the sick at synagogue gatherings (12:9-14; Luke 13:10-17). He openly forgave the sins of an adulterous woman who, according to a strict interpretation of the law, should have been put to death (John 8:2-11). He even appeared to commit blasphemy when he told a paralyzed man that his sins had been forgiven (Mark 2:1-12).

Finally, when Jesus raised Lazarus from the dead, the Jewish rulers were pushed to their limit. They felt that had no choice but to eliminate this troublesome rabbi. “If we let him go on like this,” they reasoned, “everyone will believe in him and then the Romans will come and take away both our place and our nation” (John 11:48). And so Caiaphas, the high priest, decided – both prophetically and ironically – that it was better “to have one man die for the people than to have the whole nation destroyed” (11:50). The rest is history.

A Mystery of Salvation. And yet, while all this was going on between Jesus and Israel’s leaders, another conflict was raging – one that extended beyond the confines of one group or another and reached right up to the throne of God. Just about everyone who has read the passion can identify the injustice and the cruelty that Jesus experienced. We wonder why so many everyday Jews turned on him and why Pilate caved into the demands of the Sanhedrin. We wonder how anyone could justify killing a man who had dedicated his life to preaching peace, love, and mercy.

While nearly everyone can condemn such injustice, it takes another set of eyes to perceive the salvation that flowed out of it. Only through the eyes of faith can we see the cross as God’s perfect plan of salvation. As we ask the Spirit to open our hearts, we will see in the passion the battle between light and darkness – and the victory that Jesus won for each of us.

As we meditate on the passion, we will come to see how much Jesus gave for our sake – both spiritually and physically. On the surface, it appeared that a few men devised an evil plan to put Jesus to death. While this is correct, on a deeper level of faith, we can see how Satan entered Judas and convinced him to betray Jesus to the authorities. And if we look at other aspects of the passion, such as Peter’s denial and the intense hatred of his enemies, we will also be able to see the devil’s influence behind these human actions and decisions. In these strategies, Satan’s goal was to isolate Jesus and weaken him to the point where he would turn away from God’s plan and fall into sin himself. Satan knew that if he could get Jesus to deny his Father just once, our salvation would be jeopardized, and his hold over us would go unthreatened.

Praying the Passion. As we delve into the mystery of the passion this Lent, let’s imagine ourselves with Jesus during the final hours of his life. The closer we can get to the reality of these events, the more we will appreciate what Jesus did for us.

How can you get the most out of pondering the passion? By asking the Holy Spirit to help you see the spiritual battle that was raging even as the political and personality struggles were taking place. Ask him to show you how the lies of Satan, the power of sin, and the darkness in the human heart all played a part in Jesus’ suffering and death. Even more importantly, ask him to show you the perfection of God’s plan to save us and redeem us from these influences. Ask the Spirit to show you how you can apply the message of the passion to your life.

Scripture tells us about a woman who – a short time before Jesus’ final Passover – anointed him with precious and costly perfume (Mark 14:1-9). Let’s take her act of love and devotion as a model for the way we can respond to Jesus this Lent. As responsible stewards, we can always ask how we can best use the “costly ointment” of our lives for good: to serve the poor, to help educate others, or to take care of our families. This woman loved Jesus so much that she poured out – even “wasted” – the most valuable thing she owned on him.

During the rest of this Lenten season, ask the Holy Spirit to draw you deeper into the heart of Christ – every time you receive the Eucharist, every time you pray, and every time you read the passion. Let the mystery of Jesus’ death sink into your heart. As the beauty and power of this great drama pierces you, give Jesus the best gift you can give: Pour out your life on him in love, adoration, and obedience.

Hãy say mê về cuộc khổ nạn.

Trong nhiều thế kỷ, kịch và nghệ thuật kể chuyện hay có sức thu hút trí tưởng tượng của chúng ta và tác động vào tận nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn chúng ta.

Ngay cả ngày nay, một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn hoặc một bộ phim hay có thể lưu lại với chúng ta một thời gian dài sau khi chúng ta đã đọc, đã xem nó – những tác phẩm hay nhất có tác động rất lớn đến nỗi chúng làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành động.

Trong tất cả những câu chuyện hay đã được viết và trong tất cả những vở kịch hấp dẫn đã được biểu diễn trên sân khấu hoặc trong phim, không có câu chuyện nào tuyệt vời, mạnh mẽ hơn câu chuyện về Chúa Giêsu Kitô. Cuộc khổ nạn và cái chết của Người làm chúng ta tràn ngập nỗi buồn khi chúng ta chứng kiến Chúa Giêsu bị đối xử quá hà khắc, đồng thời, chúng ta cảm nghiệm được sự phấn khích và niềm hy vọng khi chúng ta nhìn thấy trong sự phục sinh của Người sự chiến thắng tội lỗi và cái chết và lời hứa về cuộc sống mới dành cho chúng ta. Sau khi suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, có bao nhiêu lần bạn cảm thấy nghẹn ngào hoặc thậm chí rơi nước mắt? Bao nhiêu lần một bộ phim về Chúa Giêsu đã tác động bạn cách sâu sắc và mang lại cho bạn một cảm nhận tràn ngập tình yêu của Chúa?

Chúng ta phản ứng cách này bởi vì Chúa Thánh Thần yêu thích mang tin mừng sự sống cho chúng ta. Chúng ta cũng phản ứng cách này vì trong tận sâu thẳm chúng ta nhận ra rằng cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu chính là trung tâm, cốt lõi của cuộc sống và đức tin của chúng ta. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, nơi mà Thánh Thần tác động cách thân mật nhất, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa đã lựa chọn cứu chúng ta và đưa chúng ta trở lại với Người bằng cách ban Con Một của Người cho chúng ta. Thật đúng là Thiên Chúa có thể đã lựa chọn cách khác để cứu chuộc chúng ta, nhưng Người đã chọn thập giá, một phần vì biến cố hấp dẫn này nhấn mạnh Người yêu chúng ta cách sâu sắc dường nào.

Trong mùa Chay này, chúng tôi muốn khuyến khích bạn đọc bài thương khó và cầu xin Chúa Thánh Thần chiếu sáng tâm trí bạn khi bạn suy gẫm về câu chuyện này. Hãy cầu xin Thánh Thần ban cho bạn cái nhìn sâu sắc và mặc khải thánh thiêng chạm đến tâm hồn bạn cũng như dạy dỗ tâm trí bạn. Hãy thưa với Người rằng bạn muốn cảm nghiệm chiều sâu mới về tình yêu của Thiên Chúa khi bạn chiêm ngắm một lần nữa câu chuyện phía sau lời tuyên bố nổi tiếng của Thánh Gioan: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Mầu Nhiệm của Lòng Hận Thù và Nỗi Sợ Hãi. Trong Mùa Chay này, hãy nhìn vào những câu chuyện này từ hai chiều kích. Trước hết, hãy tập trung vào các yếu tố tâm lý, tự nhiên diễn ra trong cuộc khổ nạn. Và thứ hai, hãy xem xét một số những khía cạnh tâm linh và thần học ẩn sâu dưới những câu chuyện tin mừng này.

Chúa Giêsu đã bị kết án tử vì sứ điệp của Người quá quyết liệt đối với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Ítraen. Dường như Chúa Giêsu nhiều lần xa lánh họ bằng lời nói và hành động của mình. Người tương tác với những người Samaritanô, Người ăn uống với những người thu thuế và tiếp xúc với các cô gái điếm. Trong khi những người lãnh đạo đã loại trừ những người này như những kẻ không ai ưa và bị ruồng bỏ, Chúa Giêsu lại coi họ là những người con yêu dấu nhưng bị tổn thương của Thiên Chúa – những người cần được đón nhận, được chữa lành và được đưa tới cuộc sống mới.      

Chúa Giêsu không chỉ khiến cho những nhà lãnh đạo này phẫn nộ vì những người mà Người tiếp xúc, nhưng Người cũng công khai phản đối sự giả hình của họ. Người cáo buộc họ khi bên ngoài tỏ ra trong sạch nhưng bên trong lại để cho tính ích kỷ ngự trị (x. Mt 23,25). Người thách thức họ hãy dừng việc xây dựng bản thân mình và hãy lo thực hành những điều họ đã giảng dạy (x. Mt 23,3-7). Thậm chí, Người hỏi họ: “Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hỏa ngục?” (Mt 23,33). Và như bạn có thể nghĩ, Chúa Giêsu càng thách thức họ cách thẳng thừng, họ càng ghét Người cách dữ dội.

 Chúa Giêsu thậm chí còn thách thức những người lãnh đạo Do Thái nhiều hơn ở mức độ cá nhân. Người thách thức cách họ giải thích và giảng dạy luật Môsê. Người bảo vệ các môn đệ của mình khi các ông bị cáo buộc vi phạm ngày sabát (x. Mt 12,1-8). Chính Người thậm chí “vi phạm” ngày sabát khi chữa lành người bệnh tại các cuộc hội họp ở hội đường (x. Mt 12,9-14; Lc 13,10-17). Người công khai tha thứ tội lỗi cho người phụ nữ ngoại tình, mà theo sự giải thích nghiêm khắc của lề luật, chị phải bị xử tử (x. Ga 8,2-11). Người thậm chí còn mắc tội phạm thượng khi Người nói với người bị bại liệt rằng tội lỗi anh ta đã được tha (x. Mc 2,1-12).

Cuối cùng, khi Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại từ cõi chết, các nhà lãnh đạo Do Thái đã bị đẩy tới giới hạn của họ. Họ cảm thấy rằng không có lựa chọn nào ngoài việc loại trừ ông thầy Do Thái gây rắc rối này. Họ lý luận rằng: “Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá hủy cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta” (Ga 11,48). Và vì thế, Caipha, vị thượng tế tối cao đã đưa ra quyết định – vừa mang tính tiên tri vừa có vẻ trớ trêu – rằng tốt hơn “thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11,50).           

Mầu Nhiệm Ơn Cứu Độ. Tuy nhiên, trong khi tất cả những điều này đang diễn ra giữa Chúa Giêsu và những nhà lãnh đạo của Ítraen, thì một cuộc xung đột khác cũng đang xảy ra – cuộc xung đột vượt khỏi phạm vi của nhóm này hay nhóm kia và chạm tới ngai Thiên Chúa. Hầu như bất cứ ai đã đọc về cuộc khổ nạn đều có thể xác định được sự bất công và tàn ác mà Chúa Giêsu đã phải trải qua. Chúng ta tự hỏi tại sao có quá nhiều người Do Thái bình thường lại tấn công Chúa Giêsu và tại sao Philatô lại nhượng bộ những yêu cầu của hội đồng tối cao của Người Do Thái. Chúng ta tự hỏi làm sao mọi người có thể giết một người đã dành cả cuộc đời mình để giảng dạy sự bình an, tình yêu và lòng thương xót.

Trong khi hầu như mọi người có thể kết án sự bất công như thế, cần có ánh nhìn khác để hiểu, đón nhận ơn cứu độ đã tuôn trào từ đó. Chỉ bằng đôi mắt đức tin, chúng ta mới có thể nhìn thấy thập giá là kế hoạch cứu độ hoàn hảo của Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần mở rộng tâm hồn chúng ta, chúng ta sẽ nhìn thấy trong cuộc khổ nạn cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối – và chiến thắng mà Chúa Giêsu đã dành cho mỗi người chúng ta.

Khi suy gẫm về cuộc khổ nạn, chúng ta sẽ nhận ra Chúa Giêsu hy sinh cả thể lý lẫn tinh thần vì chúng ta nhiều đến mức nào. Bề mặt, dường như một vài người đã đặt ra một kế hoạch độc ác để kết án tử Chúa Giêsu. Điều này tuy đúng, nhưng ở mức độ đức tin sâu sắc hơn, chúng ta có thể thấy Satan đã nhập vào Giuđa và thuyết phục ông phản bội trao nộp Chúa Giêsu cho các nhà cầm quyền. Và nếu chúng ta nhìn vào các khía cạnh khác của cuộc khổ nạn, chẳng hạn như sự chối bỏ của Phêrô và sự thù hận dữ dội của các kẻ thù của Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của ma quỷ đằng sau những hành động và quyết định của con người. Trong những thảm kịch này, mục đích của Satan là cô lập Chúa Giêsu và làm cho Người suy yếu đến độ quay lưng lại với kế hoạch của Thiên Chúa và tự mình sa ngã vào tội lỗi. Satan biết rằng nếu Chúa Giêsu chối bỏ Chúa Cha dù chỉ một lần, thì ơn cứu độ của chúng ta sẽ bị đe dọa và quyền kiểm soát của hắn trên chúng ta sẽ chiếm ưu thế. 

Cầu Nguyện với Cuộc Khổ Nạn. Khi chúng ta đào sâu vào mầu nhiệm của cuộc khổ nạn trong Mùa Chay này, chúng ta hãy tưởng tượng chính mình với Chúa Giêsu trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời Người. Chúng ta càng đến gần hơn với thực tại của những sự kiện này, chúng ta sẽ càng trân quý những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta.

Làm cách nào bạn có thể suy gẫm tốt nhất về cuộc khổ nạn? Bằng cách cầu xin Chúa Thánh Thần giúp bạn nhìn thấy cuộc chiến tâm linh đang diễn ra ngay cả khi những cuộc đấu tranh chính trị và cá nhân đang diễn ra. Hãy cầu xin Người chỉ cho bạn thấy những lời dối trá của Satan, quyền lực của tội lỗi và bóng tối trong tâm hồn con người, tất cả đều đóng một phần vào sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu. Thậm chí quan trọng hơn, hãy xin Người chỉ cho bạn sự hoàn hảo của kế hoạch Thiên Chúa để cứu độ và cứu chuộc chúng ta khỏi những ảnh hưởng này. Hãy xin Thánh Thần chỉ cho bạn làm cách nào bạn có thể áp dụng sứ điệp của cuộc khổ nạn vào cuộc sống của bạn.  

Kinh Thánh kể cho chúng ta nghe về một người phụ nữ – trong thời gian ngắn trước Cuộc Vượt Qua cuối cùng của Chúa Giêsu – đã xức dầu thơm quý giá và đắt tiền cho Người (Mc 14,1-9). Chúng ta hãy lấy hành động yêu thương và tận tâm của chị như là một gương mẫu cho cách chúng ta đáp lại Chúa Giêsu trong Mùa Chay này. Như những người quản gia có trách nhiệm, chúng ta có thể luôn tự hỏi cách nào chúng ta có thể sử dụng cách tốt nhất “dầu quý giá” của cuộc sống chúng ta cho mục đích tốt lành: để phục vụ người nghèo, để giúp giáo dục những người khác, hay để chăm sóc gia đình chúng ta. Người phụ nữ này đã yêu Chúa Giêsu rất nhiều đến độ chị đã đổ ra – thậm chí “đã lãng phí” – thứ quý giá nhất mà chị có cho Người.

Trong thời gian còn lại của mùa Chay này, bạn hãy cầu xin Chúa Thánh Thần kéo bạn sâu hơn vào trong trái tim của Chúa Kitô – mỗi lần bạn lãnh nhận Thánh Thể, mỗi lần bạn cầu nguyện và mỗi lần bạn đọc về cuộc khổ nạn. Hãy để cho mầu nhiệm cái chết của Chúa Giêsu thấm sâu vào tâm hồn bạn. Khi vẻ đẹp và sức mạnh của thảm kịch vĩ đại này xuyên thấu bạn, hãy dâng Chúa Giêsu món quà quý giá nhất mà bạn có thể dâng: Hãy tuôn đổ, dốc cạn sự sống, cuộc đời của bạn cho Người trong tình yêu, sự tôn thờ và lòng vâng phục.

 

Comments are closed.

phone-icon