Theo Word Among Us
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Jesus is with us in everything.
A philosopher once said, “The world is full of suffering, but it is also full of people overcoming it.” Suffering is an inescapable part of life. Whether it involves the minor bumps and bruises of daily living or deep traumas like terminal illness, sudden widowhood, or a nasty divorce, suffering touches all of our lives. We can see the impact that horrible diseases can have on people. We can see how drug and alcohol abuse, compulsive gambling, and other addictions can place crushing burdens on families. We can see how typhoons, floods, earthquakes, and other natural disasters can wipe out whole communities of people. Whenever we hear about calamities like these, we are filled with compassion and sadness for what people are going through. We see another kind of suffering that comes from broken relationships between husbands and wives, between parents and children, and between friends or people at work. These inner wounds can hurt as much as any physical illness. They can even wear on us enough that we begin to feel sick. Whether our suffering is the result of a physical illness, natural disasters, or inner struggles, one principle remains constant: Jesus sees our suffering. He is filled with compassion for us and is always ready to pour his grace over us. He longs to see us healed and restored. A Suffering God? While he lived on earth, Jesus was a “man of suffering and acquainted with infirmity” (Isaiah 53:3). But now that he is in heaven, does he still suffer? In a sense, yes. His sorrows no longer concern beatings, thorns, and nails. They are no longer about his inner battles against the devil or temptation. Now, Jesus suffers over us. He suffers over our problems and challenges. He hurts when he sees us hurting. He is always with us, holding us close and even weeping with us when we weep. He is forever offering us the comfort of his presence and strength. Brothers and sisters, Jesus really has taken up our infirmities and carried our diseases. He really was wounded for our transgressions, and by his bruises, we can be healed (Isaiah 53:3,4). During each day of Lent, the Holy Spirit wants to show us that no infirmity – from the smallest cough to the body completely ravaged by disease – and no iniquity – from the smallest fib to the gravest of sin – is outside of Jesus’ compassion and concern. No matter what we may face, Jesus Christ, the Suffering Servant, wants to come to our aid. What better time than Lent to ask Jesus to come and minister to our sufferings, our wounds, and our sorrows? Cry Out to the Lord! When Jesus walked the earth, he heard blind men call out, and he had compassion on them (Matthew 20:31). When lepers called out to him, Jesus healed them (Luke 17:1-14). When the father of a demon-possessed boy called out, Jesus had compassion and delivered him (Mark 9:24-27). All these people believed in the power of petition. They asked Jesus for healing because they believed that he had the power to make them whole. We too must follow this path. Parents need to pray that their children be protected from sin. Husbands and wives need to pray that the grace of the Sacrament of Marriage will protect them so that their love for each other will always supersede whatever family problems or personal challenges they may be facing. Parishioners need to pray that God will bring back those who have left the Church. Prayer like this works. We should all feel free to turn to the Lord and ask, seek, and knock – no matter what our need (Matthew 7:8). We should all believe that God our Father will not give us a stone when we ask for bread or a snake when we ask for fish (7:9). “All Things” Means All Things. Yet just as much as Scripture tells us to pray and intercede, it also encourages us to find joy and contentment whether we are healthy or ill, whether our lives are carefree or marked by struggles. For instance, St. Paul told the Thessalonians: “Rejoice always. Pray without ceasing. In all circumstances give thanks; for this is the will of God for you in Christ Jesus.” (1 Thessalonians 5:16-18). James told his readers, “Consider it all joy, my brothers, when you encounter various trials” (1:2). Does it really mean all situations? Even if I have cancer? Yes, all situations. What about if a hurricane demolishes our home? Yes, all situations. Even if my husband or wife decides to leave me? Yes, all situations. What about when a grievous sin is involved? Yes, all situations. As demanding – and even illogical – as this may sound, this is God’s vision and his desire for his people. Why? Because he wants us all to be convinced, just as the Suffering Servant was, that God has a perfect plan. He wants us to be convinced that all things, even sickness and sin, work together for good for those who love him. So during this time of Lent, let’s try to learn how God wants us to live with this paradox of praying for the Lord’s healing power and at the same time rejoicing in all things. Let’s ask the Spirit to teach us how to expect God to heal us, even as we know that suffering and healing, strength and weakness, are all mysteries that only God fully understands. For some, the demands of this paradox are simply too great. The physical suffering or the emotional pain is just too burdensome. If that’s the way it is for you, just do the best you can. Jesus knows better than any of us that the ideal is not always possible. He knows your heart. He knows that deep inside, you want to be able to live out the ideal, but you just can’t do it right now. He knows that in many cases you are doing the best you can simply by trying to let the ideal be a guiding light for you, even if you feel far from obtaining it. In the final analysis, we don’t always know why some people are healed and others are not. We don’t always know why some families stay together while others divide. We don’t always know why some are repeatedly inflicted with illness and others seem to coast through their lives. We simply don’t have all the answers. What we do know is this: In all things God will work for good (Romans 8:28). He is powerful enough to bring the greatest of goods out of the most painful of evils. A Silver Lining. In the Suffering Servant (Isaiah 52:13-14), we see a servant of God who endured intense suffering. We also looked at Jesus and saw the same thing: a marred body, an innocent victim, and a grave injustice. But these verses don’t have to apply only to the Suffering Servant and to Jesus. They can describe many people who are suffering today. How many times have you or someone you love gone through a time of difficulty and had thoughts like, “Why me?” or “I shouldn’t have to endure this” or “It hurts so much”? But there is a silver lining for those who follow Jesus. If you are trying your best to cope with your situation by praying for healing and at the same time trying to rejoice in the Lord, know that you will be exalted and raised up to glory. This approach to suffering always leads to humility; and humility always leads to holiness and intimacy with Jesus. Just as Jesus’ passion gave way to the glory of Easter, your suffering will lead to exaltation as well, both in this life and in the life to come. Come and Drink. Jesus invites those who are suffering, and all of us, to “‘Come.’ Let the one who thirsts come forward, and the one who wants it receive the gift of life-giving water.” (Revelation 22:17). “Come to me,” Jesus cries out, “all you who labor and are burdened, and I will give you rest” (Matthew 11:28). Jesus can say these things because he was the perfect Suffering Servant. Having passed through the fires of his own suffering, he has redeemed suffering forever. Having triumphed over sin and having borne the burden of our infirmities, he now reigns in heaven, eager to shower his victory upon any who will follow him. Yes, we may be called to suffer for our faith. Yes, we may suffer greatly from the pains of life in this world. And yes, we may even suffer because of our own sinfulness. But in each of these situations, we can follow the words of the prophet. We can set our faces like flint, knowing that God is with us and that our cause is in his hands (Isaiah 49:4; 50:7). Every Lent ends with Easter, every death ends in a resurrection, and every challenge has its own triumph. May God bless you this Lent. |
Chúa Giêsu ở cùng chúng ta trong mọi sự.
Một triết gia đã từng nói: “Thế giới đầy đau khổ, nhưng thế giới cũng đầy người vượt qua đau khổ”. Đau khổ là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Cho dù đó chỉ là những va chạm nhỏ và những vết thương trong cuộc sống hằng ngày hay những chấn thương sâu sắc như căn bệnh nan y, tình trạng goá bụa đột xuất, hay một cuộc ly hôn tồi tệ, nói chung đau khổ luôn ảnh hưởng đến tất cả cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng mà những căn bệnh kinh khủng có thể tác động trên con người. Chúng ta có thể thấy sự lạm dụng ma tuý và rượu, đam mê cờ bạc và những chứng nghiện khác có thể gây ra những gánh nặng khủng khiếp cho các gia đình. Chúng ta có thể thấy những cơn bão, lũ lụt, động đất và các thảm hoạ thiên nhiên khác có thể quét sạch toàn bộ cộng đồng con người. Bất cứ khi nào chúng ta nghe về những thảm họa như thế này, chúng ta đều đầy lòng thương cảm và nỗi buồn về những gì mà mọi người đang phải trải qua. Chúng ta thấy một loại đau khổ khác đến từ các mối tương quan đổ vỡ giữa những người chồng và những người vợ, giữa cha mẹ và con cái, cũng như giữa bạn bè hoặc những người cùng làm việc. Những vết thương nội tâm này có thể làm tổn thương nhiều như bất cứ căn bệnh thể lý nào. Thậm chí chúng có thể kéo dài nơi chúng ta khiến chúng ta bắt đầu cảm thấy bị bệnh. Cho dù đau khổ của chúng ta là do bệnh tật về thể lý, các thảm họa thiên nhiên hay những cuộc chiến nội tâm, một nguyên tắc thường hằng là: Chúa Giêsu nhìn thấy nỗi đau khổ của chúng ta. Người tràn đầy lòng thương cảm với chúng ta và luôn sẵn sàng ban ân sủng của Người trên chúng ta. Người ước ao nhìn thấy chúng ta được chữa lành và phục hồi. Một Thiên Chúa Đang Đau Khổ? Khi còn sống trên trần gian, Chúa Giêsu là một “người phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật” (Is 53,3). Nhưng giờ đây Người đang ở trên thiên đàng, Người vẫn đau khổ sao? Trong một nghĩa nào đó, đúng như vậy. Những nỗi buồn khổ của Người không còn liên quan đến những sự đánh đập, những gai nhọn và những chiếc đinh. Những đau khổ ấy không còn là những cuộc chiến nội tâm chống lại ma quỷ hay cám dỗ. Giờ đây, Chúa Giêsu đang đau khổ về chúng ta. Người đau khổ về những vấn đề và thách đố của chúng ta. Người đau đớn, tổn thương khi nhìn thấy chúng ta bị tổn thương. Người luôn ở cùng chúng ta, giữ chúng ta ở gần và thậm chí khóc với chúng ta khi chúng ta khóc. Người luôn an ủi chúng ta bằng việc hiện diện với chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh của Người. Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu thực sự đã mang lấy và gánh chịu những bệnh tật của chúng ta. Người thực sự bị thương tích vì những lỗi phạm của chúng ta và nhờ những vết thương của Người, chúng ta được chữa lành (x. Is 53,3.4). Trong mỗi ngày của Mùa Chay, Chúa Thánh Thần muốn tỏ cho chúng ta thấy rằng không bệnh nào – từ cơn ho nhẹ nhất đến căn bệnh nghiêm trọng tàn phá toàn bộ cơ thể – không tội lỗi nào – từ lời nói dối nhẹ nhàng nhất đến tội trọng nặng nhất – mà ở ngoài sự quan tâm và lòng thương xót của Chúa Giêsu. Cho dù chúng ta có thể đối diện với điều gì, Chúa Giêsu Kitô, Người Tôi Tớ Đau Khổ, đều muốn đến cứu giúp chúng ta. Còn thời gian nào tốt hơn Mùa Chay để xin Chúa Giêsu đến và chữa lành những đau khổ, những vết thương và những nỗi buồn phiền của chúng ta? Hãy Kêu Lên cùng Chúa! Khi Chúa Giêsu còn sống trên trần gian, Người đã nghe tiếng những người mù lòa kêu cứu và Người đã xót thương họ (x. Mt 20,31). Khi những người bệnh phong kêu lên Người, Chúa Giêsu đã chữa lành họ (x. Lc 17,1-4). Khi người cha của cậu bé bị quỷ ám kêu cầu, Chúa Giêsu đã xót thương và giải thoát cậu bé (x. Mc 9,24-27). Tất cả những người này đều đã tin vào sức mạnh của lời cầu xin. Họ đã xin Chúa Giêsu chữa lành vì họ tin rằng Người có quyền năng làm mọi sự. Chúng ta cũng phải đi theo con đường này. Các bậc cha mẹ cần cầu nguyện cho con cái họ được bảo vệ khỏi tội lỗi. Những người chồng và những người vợ cần cầu nguyện xin ân sủng của Bí tích Hôn Nhân bảo vệ họ để tình yêu của họ dành cho nhau sẽ luôn vượt qua mọi vấn đề gia đình hay những thách đố cá nhân mà họ có thể phải đối diện. Các tín hữu giáo dân cần cầu nguyện xin Chúa đưa những người đã rời bỏ Giáo Hội được ơn trở về. Lời cầu nguyện như thế sẽ có hiệu quả. Tất cả chúng ta nên cảm thấy tự do hướng về Chúa và cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa – bất kể chúng ta cần gì (x. Mt 7,8). Tất cả chúng ta nên tin rằng Thiên Chúa Cha của chúng ta sẽ không ban cho chúng ta hòn đá khi chúng ta xin bánh hay cho chúng ta con rắn khi chúng ta xin cá (x. Mt 7,9). “Tất Cả Mọi Thứ” Nghĩa Là Tất Cả Mọi Thứ. Tuy nhiên cũng như Kinh Thánh nói chúng ta cầu nguyện và chuyển cầu, Kinh Thánh cũng khuyến khích chúng ta tìm thấy niềm vui và sự hài lòng cho dù chúng ta mạnh khỏe hay ốm đau, cho dù cuộc sống của chúng ta vô tư thoải mái hay đầy những gian nan chiến đấu. Chẳng hạn, Thánh Phaolô nói với các tín hữu Thêxalônica: “Anh em hãy vui mừng luôn mãi. Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu.” (1 Tx 5,16-18). Thánh Giacôbê thì nói với các độc giả của mình: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều” (Gc 1,2). Tất cả những tình huống này thực sự có ý nghĩa gì? Ngay cả nếu tôi bị bệnh ung thư ư? Vâng, tất cả mọi tình huống. Còn nếu một cơn bão phá hủy, quét sạch căn nhà chúng ta thì sao? Vâng, tất cả mọi tình huống. Ngay cả nếu chồng hoặc vợ tôi quyết định rời bỏ tôi thì sao? Vâng, tất cả mọi tình huống. Còn khi phạm một trọng tội nghiêm trọng thì sao? Vâng, tất cả mọi tình huống. Cho dẫu điều này nghe có thể khó chấp nhận – và thậm chí phi lý – nhưng đây là tầm nhìn và ước muốn của Thiên Chúa dành cho dân Người. Tại sao? Bởi vì Người muốn tất cả chúng ta giống như Người Tối Tớ Đau Khổ, đều xác tín rằng Thiên Chúa có một kế hoạch tuyệt vời. Người muốn chúng ta xác tín rằng tất cả mọi sự, ngay cả ốm đau bệnh tật và tội lỗi, đều sinh ích lợi cho những ai yêu mến Người. Vì thế trong thời gian Mùa Chay này, chúng ta hãy cố gắng học biết cách Thiên Chúa muốn chúng ta sống nghịch lý này là cầu nguyện xin quyền năng chữa lành của Chúa và đồng thời vui mừng trong mọi sự. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Thần dạy chúng ta cách mong đợi Thiên Chúa chữa lành chúng ta, ngay cả khi chúng ta biết rằng sự đau khổ và sự chữa lành, sức mạnh và sự yếu đuối, đều là những mầu nhiệm mà chỉ duy mình Thiên Chúa mới hiểu thấu đáo ngọn nguồn. Đối với một số người, những đòi hỏi của nghịch lý này quả là quá lớn. Sự đau đớn về thể lý hay nỗi đau đớn về tình cảm thì quá nặng nề. Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh đó, bạn chỉ cần cố gắng hết sức có thể. Chúa Giêsu biết rõ hơn bất cứ ai trong chúng ta rằng lý tưởng không phải lúc nào cũng khả thi. Người biết rõ lòng bạn. Người biết rằng trong tận sâu thẳm lòng bạn, bạn muốn có thể sống lý tưởng đó, nhưng ngay bây giờ bạn chưa thể làm được. Người biết rằng trong nhiều trường hợp bạn đang cố gắng hết sức chỉ đơn giản bằng cách để cho lý tưởng trở thành ánh sáng hướng dẫn bạn, ngay cả nếu bạn cảm thấy còn xa mới đạt được. Cuối cùng, không phải lúc nào chúng ta cũng biết tại sao một số người được chữa lành và những người khác thì không. Không phải lúc nào chúng ta cũng biết tại sao một số gia đình vẫn sống với nhau trong khi các gia đình khác lại chia ly. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết tại sao một số người mắc bệnh liên tục, còn những người khác dường như sống thư thái. Chúng ta đơn giản không có tất cả mọi câu trả lời. Những gì chúng ta biết là điều này: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28). Người có đủ quyền năng mang lại những điều tốt đẹp nhất từ những điều xấu xa đau đớn nhất. Một Tia Sáng Hy Vọng. Nơi Người Tôi Tớ Đau Khổ (x. Is 52,13-14), chúng ta thấy người tôi tớ của Thiên Chúa đã chịu đựng cơn đau đớn tột cùng. Chúng ta cũng nhìn vào Chúa Giêsu và thấy điều tương tự: một thân thể bị trọng thương, một nạn nhân vô tội và một sự bất công trầm trọng. Nhưng những câu này không chỉ áp dụng cho Người Tôi Tớ Đau Khổ và cho Chúa Giêsu. Chúng có thể miêu tả nhiều người ngày nay đang đau khổ. Đã bao nhiêu lần bạn hoặc ai đó mà bạn yêu thương phải trải qua một thời kỳ khó khăn và đã có những suy nghĩ thế này: “Tại sao tôi?” hay “Tôi lẽ ra không nên phải chịu điều này” hoặc “Điều đó làm tổn thương quá nhiều?” Nhưng có một tia hy vọng cho những ai đi theo Chúa Giêsu. Nếu bạn đang cố gắng hết để đương đầu với tình huống của bạn bằng việc cầu nguyện xin ơn chữa lành và đồng thời cố gắng để vui mừng trong Chúa, hãy biết rằng bạn sẽ được tán dương và nâng lên tới vinh quang. Cách tiếp cận đau khổ này sẽ luôn dẫn đến sự khiêm nhường; sự khiêm nhường luôn dẫn tới sự thánh thiện và sự thân thiết với Chúa Giêsu. Giống như cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mở ra con đường đưa tới vinh quang của Lễ Phục Sinh, đau khổ của bạn cũng sẽ dẫn tới sự tôn vinh, cả ở cuộc sống đời này lẫn cuộc sống mai sau. Hãy Đến mà Uống. Chúa Giêsu mời những ai đang đau khổ, và tất cả chúng ta, “‘Hãy đến’. Ai khát, hãy đến; ai muốn, hãy đến lãnh nước trường sinh mà không phải trả tiền” (Kh 22,17). Chúa Giêsu kêu lên: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Chúa Giêsu có thể nói những lời này bởi vì Người là Người Tôi Tớ Đau Khổ hoàn hảo. Người đã vượt qua những ngọn lửa đau khổ của chính mình, Người đã cứu chuộc sự đau khổ mãi mãi. Người đã chiến thắng trên tội lỗi và đã gánh chịu bệnh tật của chúng ta, giờ đây Người đang ngự trị trên thiên đàng, ao ước ban chiến thắng cho bất cứ ai đi theo Người. Vâng, chúng ta có thể được mời gọi chịu đau khổ vì đức tin của mình. Vâng, chúng ta có thể chịu đau khổ lớn lao từ những sự đau đớn của cuộc sống trong thế giới này. Và vâng, chúng ta thậm chí có thể chịu đau khổ vì chính tội lỗi của mình. Nhưng trong mỗi một tình huống này, chúng ta có thể nghe theo lời của ngôn sứ. Chúng ta có thể khẳng khái biết rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta và rằng hoàn cảnh của chúng ta ở trong tay Người (x. Is 49,4; 50,7). Mỗi Mùa Chay kết thúc với Lễ Phục Sinh, mỗi sự chết kết thúc bằng sự sống lại và mỗi thách đố đều có chiến thắng của chính nó. Nguyện xin Chúa chúc lành cho bạn trong Mùa Chay này. |