Cuộc Họp Báo
trình bày biến cố lớn lao trong Năm Đức Tin: “NGÀY CỦA ĐỨC MARIA”:
Ngày 12-13 tháng 10 năm 2013
(Ngày 11-10-2013)
***
I. Bài trình bày của ĐTGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Rao Giảng Mới của Tin Mừng, Chủ Tịch Ủy Ban Năm Đức Tin
Trong Tông Thư Cánh Cửa Đức Tin, qua đó Năm Đức Tin đã được thiết lập, người ta đọc như sau: “Điều mang tính quyết định trong Năm Đức Tin này là chúng ta trở lại với lịch sử của Đức Tin của chúng ta”. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đã đặt vào chỗ thứ nhất chân dung của Đức Maria như là bức ảnh không thể tách rời khỏi Đức Tin vào Chúa Giêsu Kitô. Đức Trinh Nữ Maria trình bày cho các tín hữu lời đáp trả thứ nhất của Đức Tin, một lời đáp trả trọn vẹn và tràn đầy, qua đó Mẹ trao phó hoàn toàn cho Thiên Chúa.
Trong hành động này, Mẹ Maria được Thánh Thần biến đổi để trở nên “Mẹ của Thiên Chúa“. Tính độc nhất của con người của Mẹ trong lịch sử cứu rỗi đặt Mẹ từ đời này tới đời khác nên như mẫu mực của Đức Tin, của sự thánh thiện và của đời sống Kitô Hữu chân chính.
Với lý do này, người ta thấy không thể nào thiếu vắng trong Năm Đức Tin một biến cố dành cho lòng đạo đức và lòng tôn sùng Mẹ Maria. Điều này làm thành nét thật đặc biệt diễn tiến của những ngày này về sự hiện diện của Bức Tượng nguyên thủy của Đức Mẹ Fatima. Tượng này sẽ tới Roma ngày mai, trưa thứ bảy ngày 12-10-2013 và sẽ được đưa về lại Fatima chiều ngày Chúa Nhật, ngày 13-10-2013. Tôi có bổn phận phải cám ơn ngay từ bây giờ Đức Giám mục Giáo phận Fatima, Đức cha António dos Santos Marto và vị Giám đốc Đền Thánh Fatima – Cha Carlos Cabecinhas về sự sẵn sàng này. Quả thế tượng Đức Mẹ Fatima, không bao giờ bỏ Đền Thánh đó. Và chỉ trong các biến cố hết sức khác thường và ngoại lệ mà thôi. Lần cuối cùng đã xảy ra là trong Đại Năm Thánh 2000, khi Chân Phước Gioan Phaolô II đã cử hành vào ngày 13 tháng 5 năm đó, cử chỉ trao phó cho Đức Mẹ Maria. Như người ta biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có lòng tôn sùng lớn lao với việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và muốn rằng viên đạn đã làm cho Ngài bị thương ngày 13 tháng 5 năm 1981 tại Quảng Trường Thánh Phêrô được gắn vào xâu chuỗi vòng qua đầu của Tượng Đức Trinh Nữ. Ngài nhìn ra trong sự che chở của Đức Mẹ Fatima, một sự can thiệp đặc biệt trong sự sống của Ngài và vì thế phải được nhận ra dấu chỉ này một cách rõ ràng. Việc chọn các “ngày Đức Mẹ Maria”, đã được thực hiện một cách chú ý, nhằm vào ngày 13 tháng 10. Như người ta biết, ngày đó nhắc tới lần hiện ra sau cùng của Đức Trinh Nữ cho các mục đồng Giacinta, Phanxicô và Lucia trong năm 1917. Trong dịp đó Đức Mẹ đã nói: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, các trẻ luôn luôn lần hạt Mân Côi hằng ngày . . . Người ta phải thay đổi, phải xin ơn tha thứ các tội của họ. Họ đừng xúc phạm tới Thiên Chúa, Chúa chúng ta nữa, Đấng đã bị xúc phạm biết chừng nào rồi”. Các lời trên của sứ điệp này, như thể thời gian không hề bao giờ trôi qua, mà còn tồn tại mãi như là một lời mời gọi liên lỉ gửi tới hằng triệu triệu người tín hữu, nhất là những người có nét đặc trưng do linh đạo Đức Maria thật sâu xa, họ cảm thấy chương trình của đời sống đặc biệt hướng về họ để họ làm sống động lại Đức Tin của họ và chứng tá của họ. Một sứ điệp một lần nữa gửi tới trong Năm Đức Tin này, để các Kitô hữu trở lại với việc cầu nguyện bằng tràng hạt Mân Côi, như là một việc đạo đức làm hằng ngày.
Hai ngày diễn ra như là điều đã có trong truyền thống khi cử hành các biến cố này. Sáng ngày thứ bảy 12 tháng 10, cuộc hành hương tới mộ thánh Phêrô và ban chiều có bài giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào sau trưa ngày thứ bảy quảng trường thánh Phêrô sẽ mở ra từ lúc 14 giờ 30. Việc đón tiếp các tín hữu hành hương sẽ khởi sự lúc 15 giờ với một lúc linh hoạt hóa và suy tư dưới sự hướng dẫn của bà Phanxica Fialdini. Vào lúc 16 giờ bắt đầu cuộc rước kiệu tượng Đức Mẹ Fatima, qua các vùng của quảng trường thánh Phêrô. Như một thông lệ với tượng Đức Mẹ Fatima, chúng tôi xin các tín hữu hành hương tỏ dấu chào Đức Mẹ, với khăn trắng khi tượng rước qua; tượng này sẽ được khiêng qua các chặng khác nhau với các người thiện nguyện thuộc các Hiệp hội Đức Mẹ. Để cho thấy sự trọng thể của biến cố, cuộc rước kiệu sẽ được tháp tùng bởi các lính Thụy Sĩ của Vatican và các vệ binh Vatican người Ý. Ngoài ra trong lúc tột đỉnh của cuộc rước kiệu, vào lúc 17 giờ, khi Đức Thánh Cha sẽ đón nhận tượng Đức Trinh Nữ, trên sảnh quảng trường Thánh Phêrô, chính các Người khiêng kiệu sẽ mang bức tượng lên. Sau giây phút cầu nguyện tại quảng trường Thánh Phêrô, bức tượng sẽ được đem tới đền thánh Tình Yêu của Thiên Chúa (gần Rôma), tại đó sẽ có việc lần chuỗi Mân Côi với sự tiếp vận với một vài đền thánh trên thế giới, tiếp theo là buổi canh thức cầu nguyện kéo dài suốt cả đêm, cho tới lúc các tín hữu hành hương tới đền thánh Tình Yêu của Thiên Chúa, dự liệu tới lúc rạng đông. Việc linh hoạt hóa được trao cho Giáo phận Roma là nơi đã có cuộc họp báo để đưa các tin tức liên hệ về diễn tiến của buổi canh thức và buổi canh thức này sẹ được tiếp vận truyền hình sau đó do đài RAI truyền hình quốc gia Italia. Vào sáng Chúa Nhật ngày 13 tháng 10, bức tượng sẽ trở về Vatican và sẽ được rước lần nữa ở quảng trường Thánh Phêrô bắt đầu từ lúc 9 giờ 30 sáng với Thánh lễ cử hành tiếp theo do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự. Vào cuối Thánh lễ sẽ có việc phó thác cho Đức Mẹ, rồi kết thúc với việc đọc Kinh Truyền Tin – Angelus.
Yếu tố cuối cùng cần được nhấn mạnh là: khi tới Vatican từ phi trường quốc tế Fiumicino (Roma), vào trưa thứ bảy, sẽ có một cuộc rước kiệu trong khuôn viên bên trong. Buổi kiệu này sẽ ngừng lại ở nhà nguyện của nơi ở của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI, để cầu nguyện riêng trong giây lát, trước khi đi về nhà ở Casa Santa Marta ở đó tượng Đức Mẹ Fatima sẽ được đón tiếp bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hai ngày này sẽ được theo dõi bởi rất đông tín hữu trên thế giới từ các phong trào Đức Mẹ Maria. Chúng tôi nghĩ rằng việc cử hành vào ngày Chúa nhật có thể lên tới hơn 150.000 người tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô, phần lớn từ Nước Italia, nhưng có sự đại diện quốc tế của các nước đã đăng ký như Argentina, Australia, Austria, Bỉ, Bielorussia, Boliviaa, Bosnia và Erzegovina, Canada, Colombia, Congo, Korea, Costra Rica, Croazia, Đan Mạch, Estonia, Philuậtân, Phần Lan, Pháp, Galles, Đức, Nhật Bản, Guatemala, Ấn Độ, Anh Quốc, Ireland, Italia, Luxembourg, Mlata, Mexico, Nigeria, Norvegia, Nea Zealand, Perù, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòc Cech, Romania, Scotland, Slovachia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đài Loan, Tunisia, Hung Gia Lợi, Hoa Kỳ và Venezuela, với sự tham dự của nhiều hiệp hội và đền thánh Đức Mẹ rải rác trên khắp thế giới. Sẽ là một giây phút của ơn sủng được cống hiến cho Giáo hội trong Năm Đức Tin để sống thật sâu đậm những tháng cuối cùng của công việc mà chúng ta tin chắc sẽ đem lại hiệu quả vào thời điểm của mình.
II. Bài Trình bày của Đức Cha José Octavio Ruiz Arenas
Khi đón tiếp tại Quảng Trường Thánh Phêrô Bức Tượng nguyên thủy của Đức Mẹ Fatima, chúng ta được mời gọi để biểu lộ lòng yêu mến của chúng ta với Đức Trinh Nữ Maria và để tạ ơn Thiên Chúa vì đã muốn Mẹ là Mẹ của chúng ta. Vì lý do này, ngay từ đầu, Giáo Hội đã có một lòng yêu kính lớn lao với Đức Maria và đã lo liệu cách cẩn thận cho lòng sùng một Đức Mẹ từ phía dân tín hữu. Tuy nhiên để nhìn ra rằng nét chính yếu của lòng sùng mộ của chúng ta và tâm tình của chúng ta với Mẹ Maria được thể hiện để qua Mẹ luôn luôn là con đường đem chúng ta tới Đức Kitô. Mỗi cuộc gặp gỡ với Mẹ chỉ có thể đóng lại, kết thúc trong cuộc gặp gỡ với chính Đức Kitô. Bắt chước Đức Trinh Nữ Maria phải là cái nét chính của lòng sùng kính Mẹ Maria, là điều, thay vì đem chúng ta xa việc đi theo Đức Kitô, thì trái lại, làm cho việc đi theo này đáng yêu hơn và dễ dàng hơn, bởi vì “Mẹ luôn làm ý của Thiên Chúa, xứng đáng là người thứ nhất, lời ca ngợi mà Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Ai làm ý của Cha Tôi, Đấng ở trên trời, thì là anh chị em tôi, và là mẹ của tôi” (Mt 12, 50)” (Phaolô VI, Signum Magnum, II, 3).
Nếu chúng ta chiêm ngắm cuộc đời của Mẹ Maria, chúng ta không tìm thấy gì ngoài một việc làm thật đẹp và hấp dẫn của tình yêu, của việc phục vụ và của đức ái. Cách hữu hiệu, Mẹ của Đấng Cứu chuộc luôn lo lắng cho những người thiếu thốn nhất. Chính vì thế, Mẹ tỏ ra cho chúng ta trong các câu truyện mà chúng ta đọc được trong các Phúc Âm, đặc biệt trong cuộc đi thăm viếng Bà Chị họ Elisabeth, tại tiệc cưới ở Cana và đặc biệt khi, với sự can đảm lớn lao, Mẹ theo Con của Mẹ dưới chân Thánh Giá. Sự hiện diện của Mẹ luôn là sự nâng dỡ lớn lao và niềm an ủi cho những ai đang gặp khó khăn. Với sự hiện diện của Mẹ, Mẹ tỏ ra cho chúng ta tâm tình của Mẹ và sự dịu hiền của Mẹ và trở nên nguồn mạch ưu tiên của phúc lành và ơn sủng của Chúa. Đức Trinh Nữ rất thánh luôn hiện diện trong Giáo hội để đưa chúng ta tới Con của Mẹ. Yêu mến Mẹ là một bổn phận của con cái, là điều, thay vì, giới hạn tình yêu của chúng ta và lòng hăng say của chúng ta cho Chúa, lại ca ngợi, vì chính trong Mẹ chúng ta tìm ra hình ảnh lý tưởng mà chúng ta phải bắt chước để qua đó chúng ta cho ý nghĩa cho mối tương quan mẫu tử của Mẹ với chúng ta, bởi vì Đức Maria làm cho dễ dàng cuộc gặp gỡ các vị với Đức Kitô. Chúng ta đừng quên rằng, như Công Đồng Vatican II nói (LG 54), rằng Đức Maria “chiếm một chỗ cao nhất sau Đức Kitô trong Giáo Hội thánh và Mẹ gần gũi chúng ta nhất”, bởi vì Mẹ cũng thuộc về cùng một dòng giống như chúng ta và cùng lịch sử của chúng ta, và như người mẹ ngày này qua ngày khác tìm cách làm cho chúng ta nên giống Con của Mẹ hơn.
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 11-10-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 11-10-2103).