Chùm truyện rất ngắn – 2

0

CN THIT 

T.T

Ngày cô theo gia đình định cư ở nước ngoài, Thầy buồn nhiều vì cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhiều năm trôi qua, Thầy vẫn ngày hai buổi ăn cơm tiệm, một mình một bóng đi về. Đã bao lần cô gợi ý đón Thầy sang, nhưng Thầy nhất quyết từ chối. Cuộc đời thầy gắn bó với trường lớp đã bao năm, làm sao nỡ dứt bỏ.

Một lần gọi điện thoại về thăm, cô dè dặt hỏi : “Anh có cần gì cứ nói, em sẽ gởi về liền”. Cười buồn, Thầy ôn tồn đáp : “Anh chỉ cần em”.

****

 B

Bố là người ít nói, nghiêm khắc hơn mẹ nhưng từ khi chúng ta sinh ra đôi vai Bố cũng càng thêm gánh vác, đôi tay Bố càng thêm chai sạn, trán Bố ngày một nhiều nếp nhăn và giờ tóc Bố cũng thật nhiều sợi bạc.

Ngày Bố vui nhất có lẽ là ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời, ngày Bố mừng nhất có lẽ là ngày chúng ta có giấy báo đỗ ĐH/CĐ. Bố không nói nhưng cả đêm đó bố sẽ không dễ dàng ngủ được, Bố vui và Bố cũng lo cho những ngày tháng tới sao cho chúng ta có ăn có mặc nơi chốn thị thành sánh bước cùng chúng bạn lớn khôn nên người…

Bố ơi “CON YÊU BỐ” bạn đã nói với bố điều đó chưa?

****

 M

Ngày ở nhà, con chê mẹ nấu mặn, nấu đắng, nấu chua. Con tức mình chan nước lã vô cơm, không thèm ăn canh.

Xuống Sài Gòn, ăn cơm bụi, mỗi lần trệu trạo nuốt không vô, nhớ mẹ dặn không được bỏ mứa, con nuốt miếng cơm, nuốt luôn hột nước mắt.”

T TÌNH

Di động rung, có một tin nhắn: “Anh quyết định đi tỏ tình!”

Hắn cùng cô vẫn là bạn tốt, nhưng cô yêu hắn, “Ồ…Vậy anh cố lên.”

“Anh đứng ngoài cửa nhà cô ấy đã lâu, không dám gõ cửa.” “Đánh bạo gõ cửa đi! Nói anh yêu em!”

“Em nói cô ấy có đồng ý không?” “Em không biết.” Cô buông di động, nước mắt rơi xuống không ngừng.

Di động lại rung, là điện thoại. Cô nghe …

“Em mở cửa đi, anh vẫn không dám gõ cửa.”

****

VÀNG

Trần Hoàng Trúc

Đêm. Chị lao công vừa cặm cụi quét đường vừa canh cánh nỗi niềm tết khó. Bất chợt chị trông thấy một vật bằng vàng dưới chân bèn nhặt lên, tay run run, ánh mắt khấp khởi.

Một lúc sau có đôi nam nữ đến gần chị dáo dác tìm quanh:

Nãy giờ cô có nhìn thấy sợi dây chuyền nào không ạ? – cô gái cất tiếng hỏi nhưng chị lắc đầu, nén chặt sự áy náy.

Cô gái thẫn người rồi bưng mặt khóc vì đó là kỷ vật của mẹ cô.

Có phải cái này không? – chị lao công vờ cúi nhặt dưới vệ đường.

Đón sợi dây, cô gái cảm ơn rối rít. Nhìn họ vui vẻ rời đi, chị thanh thản nhủ thầm: “Ăn tết bằng nỗi buồn của người khác cũng không vui”.

****

NGH L

Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.

Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.

Nó hứa.

Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.

Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”

****

VÔ TÂM 

Ngày còn nhỏ, tôi thường được dì – dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật dẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn mà lúc ấy cả hai người đều thích…

Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì – dượng. Người bạn gái đi cùng bỗng hỏi: “Ba mẹ anh thích gì? Sao anh không mua tặng họ?”.

Tôi chợt giật mình. Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được ba mẹ tôi thích điều gì nhất!

****

ĂN MÀY

Phố chiều, những dòng người đủ chủng loại xe cộ chen nhau mắc cửi. Vỉa hè, một lão ăn mày ngồi co ro, bộ quần áo lỗ chỗ những mảng thông gió. Khách bộ hành ngang qua đều lách đi qua lão, chun mũi vẻ khinh miệt và ghê tởm …

Chú bé loắt choắt, cái xắc thì to. Bé vừa đi học về, năm nay bé vào lớp 1. Bé đi về phía ông già, dợm bước dường như sợ hãi. Rồi bé rón rén lại gần, vòng tay nhìn cụ già “Cháu chào ông ạ”. Lão ăn mày ngẩng đầu cười, nụ cười tươi như những chồi non nhú trên thân bàng, dẫu mùa đã sắp sang Đông …

****

OSIN

Chị thuê nó sau khi sinh thằng cu thứ 2. Con bé ngày mới vào gầy gò hom hem nhưng đảm việc. Lau nhà cửa, trông em, nấu nướng … chẳng chê nó được việc gì.

Năm nay thằng cu lên ba, vài hôm nữa là đi trẻ …

Nuôi thêm một miệng ăn bây giờ không có khó khăn gì, nhưng nuôi để làm gì ? Chị đắn đo về việc cho con bé nghỉ việc. Hai hôm nay lần lữa định nói mà không biết lựa lời sao cho phải. Dù sao nó cũng như một thành viên gia đình này rồi. Cứ nghĩ đến thằng cu và nó quấn quýt là chị lại ngần ngại. Con bé hình như đoán được suy nghĩ của chị, chiều tối nó bỏ cơm, ngồi ôm thằng cu, nước mắt ngân ngấn.

Trưa, chị đi làm về, trên bàn có miếng giấy, nét chữ nguệch ngoạc: “Cháu về quê cô ạ, cháu xin lỗi đã không chào cô. Cháu nhờ cô dùng tiền lương tháng này của cháu mua cho em một món quà. Cô đừng lo cho cháu, cháu đã có tính toán rồi, cháu chào cô ! … “

Chiều thằng bé đi học về, dáo dác quanh nhà tìm … Chị khóc, vội bế con ra bến xe mua vé về một miền quê nghèo …

****

HA

Trần Hoàng Trúc

Trong khuôn viên trường mù có hai thằng bé đang chơi bài. Những quân bài được làm dấu phân biệt một cách khéo léo. Vừa chơi chúng vừa chuyện gẫu:

Người ta nói má tao đẹp lắm mày ơi!

Ừ, biết rồi, nói hoài.

Đẹp như hoa hậu luôn!

Đẹp thì sao, đẹp mà có bao giờ muốn rước mày về không?

Thằng bé kia quăng bài xuống đất, nước mắt chan hòa:

Má tao hứa sang năm đón tao về mà!

Nói xong nó òa khóc vì nhớ ra má nó đã hứa vậy từ rất lâu rồi.

****

NGÀY CƯỚI CA CHA

Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quày quả các thứ lo đám cưới cho anh.

Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo…

Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt…

****

HOA M

Trần Hoàng Trúc

Sinh nhật cô gái, chàng trai tặng cô một đóa hồng tuyệt đẹp. Tiếc thay, không phải hoa thật.

Cô gái tỏ vẻ thất vọng:

Đến hoa tặng em anh cũng chọn hoa giả, thì tình yêu của anh liệu có thật chăng?

Hoa thật sẽ úa tàn, còn tình yêu anh dành cho em vĩnh viễn thắm tươi như bông hoa này, em ạ!

Họ kết hôn, rồi sau đó chia tay vì chàng trai phản bội.

Bông hoa vẫn thắm tươi.

Lẽ tự nhiên, sự dối trá bao giờ cũng có vẻ ngoài đẹp đẽ.

****

CÂU HI

Nguyn Hoài Thanh

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang, không nhà cửa.

Cuối buổi học.

– Cô ơi! Dạy hát cho tụi con đi cô.

– Hát đi cô.

Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài Đi học về.

Hát theo cô nè: “Đi hc v là đi hc v. Con vào nhà con chào ba m. Ba em khen…”

Phía cuối lớp có tiếng xì xào:

– Tao không có ba mẹ thì chào ai?

… … !

Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

****

ANH YÊU EM VÌ ANH GHÉT EM

Công Thành

Hồi ấy chúng tôi cùng học chung một giảng đường đại học, tôi bị hút hồn ngay từ ánh mắt đầu tiên của em, em có mái tóc óng mượt chấm bờ vai, nụ cười xinh xinh. Thế là tôi xin một chỗ để được ngồi gần em, tôi hạnh phúc vì điều đó.

Thật là không hiểu sao, em lại thích thằng bạn ngồi kế bên tôi, lúc nào em cũng quay xuống với nụ cười thật tươi nhưng lại không phải cho tôi. Những lúc như thế tôi muốn hét lên cho em biết là “TÔI ĐANG GHEN ĐÓ, EM CÓ BIẾT KHÔNG”!!!

Cuối học kì em cho tôi mượn sách để làm đề tài, tôi bỏ đó không xem, chỉ mở ra trang đầu ở bìa sách và ghi bằng bút đỏ “TÔI YÊU EM VÌ TÔI GHÉT EM”. Tôi thật ngây ngô đâu có biết rằng phía sau cuốn sách em viết “Anh là người em thích đó, đ ngc!

Bây giờ đi dự đám cưới em tôi mới nhận ra điều đó, có phải tôi quá ngốc đúng không?!

 ****

BUI SÁNG RA VƯỜN

Nhánh Rong

Sáng sớm ra vườn, thấy một con ốc hưởng ánh nắng mặt trời ở tuốt ngọn cây hoa hồng đầy gai, chị phục nó quá không nỡ giết. Lại thấy con sâu róm đen thui to bằng ngón tay đang vội vã bò đi, nghĩ đến một ngày đẹp trời nó lột xác thành con bướm tuyệt sắc, chị để nó yên.

Buổi chiều, bà chị dẫn về mấy đứa con nít giỡn như quỷ. Chị định la, bỗng nhớ chúng sẽ trở thành người lớn nay mai. Chị mang bánh mời chúng. Ánh mắt chúng đầy vẻ vui mừng biết ơn.

****

BT NG CUI CÙNG

Trần Hoàng Trúc

Lần thứ ba thấy anh cười, nàng không thể kiên nhẫn hơn:

– Anh làm gì tủm tỉm suốt thế?

– À… chả là… hôm trước anh nói dối bố mẹ không về được em ạ. Anh muốn dành cho các cụ một bất ngờ.

– Anh ác thế, khéo các cụ buồn.

– Vậy mới bất ngờ chứ! Mà sao tàu chậm thế nhỉ, sắp giao thừa rồi…

Điện thoại anh bỗng reo, phía bên kia giọng mẹ anh sốt ruột:

– Con đi đâu khóa cửa cả ngày, bố mẹ định làm con bất ngờ cũng không được!

****

MẠNH 

Ba: “Con có thấy ba mạnh không?”

Con: “Dạ có.”

Ba: “Con thấy võ thuật Thiếu Lâm có lợi hại không?”

Con: “Dạ có, rất lợi hại.”

Ba: “Vậy ba sẽ cạo đầu và đi luyện võ thuật Thiếu Lâm há?”

Con vỗ tay: “Vậy thì hay quá!”

Hai ngày sau, con nhìn thấy cái đầu trọc của Ba liền vui mừng reo lên: “Ba ơi!! Cố lên!!! Ba nhất định sẽ luyện thành một cao thủ!!”

Hôm đó chính là ngày trước một ngày Ba đi làm hóa trị liệu. Ba đã dùng một cách rất đặc biệt để dạy cho Con sự lạc quan và lòng dũng cảm…

****

TIỀN DƯ

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: “Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp: “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…”

****

ĂN XIN

Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng mình. Cô gái kéo tay bạn trai nói :

– “Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó !”

… Bà lão vẫn theo sát nút hai người.

Cô gái nghĩ : “Trời ạ ! Sao mà dai như đỉa thế !” Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một giọng lạnh lùng :

– “Không có tiền !”

Bà lão cười : “Bà biết con không có tiền, cái ví của con đang nằm ở chỗ bà đây !”

****

KHÔNG CÓ ! 

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới, cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng. Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?” Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô xẵng giọng: “Không có!”. Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”. Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm”.

****

NGHĨA

Người đàn ông đó lại đến, đặt một vòng hoa trên mộ cô gái trẻ có đôi mắt u buồn. Năm nào cũng vậy, anh đến nơi này và gửi tặng cô một vòng hoa lys trắng, loài hoa mà lúc còn sống cô thích nhất.

Lúc ra về, anh ghé vào chỗ bác bảo vệ nghĩa trang, gửi cho bác ít quà và nói:

– Cảm ơn bác vẫn chăm sóc cho cô ấy.

Bác bảo vệ cười hỏi:

– Mà anh là gì của cô ấy mà năm nào cũng đến viếng thế?

– Cháu … không là gì cả. Cô ấy đã hiến tim cho cháu.

****

HỌC TRÒ

Cô giáo loạng choạng tay lái, chiếc xe đổ kềnh ra đường. Lũ học trò ầm ĩ vô tư chạy qua.

Một em nhỏ đạp xe tới. Nó nhảy xuống xe đỡ cô lên: – Cô không sao chứ ạ?

Cô nhíu mày vì không nhận ra là học sinh lớp nào, hỏi: – Cảm ơn em cô không sao? Em học lớp nào nhỉ?

Em nhỏ ngượng nghịu: – Em … em là cháu ông …

Cô sực nhớ ra, em là cháu của ông bảo vệ trong trường, mỗi ngày vẫn đứng cạnh cửa sổ nghe cô giảng bài.

****

BÀ LẠC

Bà lão cắp một rổ lạc luộc, chậm chạp len giữa những dãy ghế, vừa đi vừa mời: “các cô, chú mua ít lạc ăn, lạc bùi thơm lắm…”

Chợt bà thấy một bóng dáng quen thuộc, ai như thằng Út con bà. Nhưng… nó đang học cơ mà, sao giờ này lại ra đây chứ. Bà tiến lại gần hơn nhìn cho rõ. Đúng nó rồi. Chẳng ai để ý đến bà, những ly bia vẫn cụng vào nhau côm cốp, tiếng nói cười rổn rảng.

Thôi chết, nó mà thấy bà ở đây thì nó mắng chết. Bà vội vàng kéo cái nón che mặt rồi đi ra ngoài. Có tiếng người gọi í ới sau lưng: “Bà lạc ơi…”

Bà lại thất thểu bước đi dưới cái nắng như đổ lửa.

****

LÁ RÁCH ĐÙM LÁ … NÁT

Hai đứa bé đứng lấp ló ngoài quán cơm 2 ngàn. Con bé có vẻ ngại ngùng hơn, nó quay người định đi thì thằng bé kéo lại: “Sao thế?”

-Tao còn. Thằng bé lục túi và bàn tay lem luốc chìa ra tờ 2000 nhàu nhĩ. Nó hơi ngần ngừ, 2000 được 1 suất cơm thôi. Chợt mắt nó sáng lên.Tao, tao không có tiền.

Trong góc quán, nó đang sớt 1 nửa phần cơm cho con bé, nháy mắt: “chút nữa mình xin cơm thêm”.

Chợt một phần cơm chìa ngay trước mặt hai đứa: “Đây, anh trả tiền rồi”. Đôi mắt anh bán cơm cười sau lớp khẩu trang.

****

BỐ

Bố lau chùi chiếc xe đạp cũ cho bóng loáng, tra dầu mỡ, sửa sên xích lại thật ngon lành. Tôi thắc mắc: “Bố đi đâu mà chuẩn bị kỹ thế”. Bố nháy mắt: “Bí mật”.

Ngày tôi nhập học, bố trao cho tôi chiếc xe bảo: “Con mang lên đó mà dùng, trên thành phố đường xa, đi bộ thì mệt làm sao mà có sức học”.

Tôi ngỡ ngàng:

– Vậy còn bố, bố cũng phải đi làm mà.

– Bố đi bộ được, giờ có tuổi đi bộ cho khỏe chân, thể dục luôn. Con lo học cho giỏi là bố mừng.

Tôi chợt nghĩ đến bố tôi, đội chiếc mũ cối màu xanh và cái áo đã sờn vai, đi bộ dưới con đường làng đầy nắng.

 ****

ĐÊM GIAO THỪA

Gần đến giao thừa, mọi người tất bật đổ đi xem bắn pháo bông. Những đứa trẻ xúng xính trong áo lông, mũ len, mặt hồng ửng lên và cười rạng rỡ. Còn nó đứng ở đây, co ro trong tấm áo mỏng manh giữa cái rét 18 độ, trong tay là chùm bóng bay đủ màu sặc sỡ. Nó chỉ mong có thể bán hết chỗ bóng bay này để về nhà với ngoại.

Tiếng mọi người hô vang 3… 2… 1… Chúc mừng năm mới. Nó cũng say sưa ngắm những chùm pháo hoa rực sáng bay trên bầu trời.

Chợt… phụt… một giây lơ đễnh khiến chùm bóng bay tuột khỏi tay nó bay lên. Cả mấy chục trái bóng tỏa ra bay khắp trời. Tiếng ai đó reo lên: Đẹp quá !

Còn nó đứng đó, ngơ ngác, mắt nhòa lệ. Nó kiếm đâu ra tiền để mua bánh chưng cho ngoại như đã hứa đây.

****

HIẾU

Người quản lý gọi to: Mọi người, ghi sổ này.

Mọi người chạy ùa lại ghi nhật ký ngày công.

Chỉ người thợ nhỏ bé vẫn giả như không nghe thấy, chăm chú làm việc.

Người quản lý mang cuốn sổ lại:

– Ghi đi, không là khỏi tính công đấy.

– Cháu… cháu…

– Cô là ai?

– Cháu là con của bà A. Hôm nay… mẹ mệt nên cháu… đi làm thay ạ.

****

TIN NHẮN

Anh bực bội tắt điện thoại. Sao vợ anh giỏi nhắn tin thế nhỉ, một ngày nhắn cho anh không dưới mười tin, toàn những chuyện ăn uống ngủ nghỉ chẳng đâu vào đâu, anh mà không nhắn trả lời thế nào cũng bị nhằn. Tắt điện thoại, anh thư thái làm việc mà không lo ai quấy rầy.

Buổi chiều, mở điện thoại ra là cả chục cuộc gọi nhỡ và 5,6 tin nhắn. Tin nhắn cuối cùng là: “người phụ nữ này bị tai nạn trên đường đi vì vượt đèn đỏ. Vui lòng đến bệnh viện…”

****

THUA

Hai bên bờ sông đều có người ở mà không có một cây cầu bắc qua, ngày ngày phải đi đò sang. Trưởng thôn của 2 bờ quyết định tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về vệc xây cầu. Mọi người thông qua rất nhanh vì cả hai bên đều mong muốn có một cây cầu để đi lại dễ dàng. Chi phí chia đôi, nhân lực chia đôi.

Mọi người đang vui mừng với viễn cảnh một cây cầu mới thì chợt một người hỏi: “Vậy cây cầu sẽ là của ai?”

Ừ nhỉ, của ai? Thế là họ ngồi bàn cãi xem ai mới là chủ nhân của cây cầu. Cuối cùng chẳng ai chịu ai và mọi người đi về nhà nấy. Chẳng có cây cầu nào được xây.

 ****

LẦM

Con bé chìa xấp vé số trước mặt người khách. Người khách nhìn nó ốm tong teo, thương tình mua một chiếc vé, vừa mua vừa nói: Nói với họ đừng có ác thế, bắt mấy đứa nhỏ đi bán vé số, còn mình thì sung sướng lấy tiền.

Con bé nhận tiền ngơ ngác đi về chỗ một người phụ nữ đang ngồi hỏi: “Mẹ ơi sao ông đó nói mẹ bắt con đi bán vé số?”

Người phụ nữ cười ngây ngô.

Con bé lại dắt tay mẹ bước đi dưới nền trời đang chuyển mưa.

 ****

LẠNH

Anh gọi điện cho người bạn cũ như một chuyện đương nhiên: “Hôm nay ngày giỗ thằng A, mày ghé đón tao rồi xuống mộ nó nhé”. Bạn cũ hơi bối rối: “Hôm nay tao bận rồi, phải họp. Để tao chuyển tiền cho mày, mày mua hoa xuống mộ nó giùm tao”. Bạn cũ thao tác rất nhanh, chỉ 15p’ là tiền đã chuyển vào tài khoản của anh.

Anh hơi cay mắt. Năm đó, nếu không vì cứu bạn cũ thì A đâu đến nỗi phải hy sinh.

Anh xuống mộ, nhìn chàng trai trẻ đang nghiêm nghị nhìn mình qua làn khói bảng lảng, chợt cảm thấy mùa đông năm nay thật lạnh.

 ****

LÀM MẸ

Tắm rửa xong rồi mà vẫn thấy con em đứng ngoài cửa, nó biết con em đang chờ mẹ về.

Tối nào mẹ cũng về trễ, có khi mẹ về thì tụi nó đã ngủ say, đến sáng thức dậy thì mẹ đã đi làm, chỉ có nồi cơm nghi ngút khói đợi chúng. Mẹ bảo dạo này gần Tết nên mẹ muốn tăng ca để kiếm tiền mua áo mới cho tụi nó.

Con em nghe mẹ nói thế thì cũng không nhõng nhẽo đòi mẹ ru hàng đêm nữa nhưng nó biết đêm nào con em cũng trằn trọc khó ngủ. Em nó nhớ tiếng mẹ ru.

Nó gọi con em vào bảo: Đêm nay anh ru em ngủ nhé.

Con em nhìn nó: Anh có biết ru không?

Nó vỗ ngực: Chuyện nhỏ.

Con em nằm xuống chờ nghe nó hát. Nó nhớ lại những bài hát mẹ vẫn hát ru nó hồi nhỏ và bắt đầu hát.

Nó cứ hát bằng thứ giọng non nớt, đều đều chậm rãi cho đến khi con em ngủ say và chính nó cũng gục xuống ngủ lúc nào không biết.

 ****

HÚ HỒN

Buổi tối, có một cô gái khi về nhà phải qua 1 nghĩa địa, trên đường về nhà cô nàng gặp một chàng trai lạ đang lững thững chậm chạp đi trên đường, cũng về hướng nghĩa địa. Cô gái hỏi

– Anh có thể đưa giúp em qua nghĩa trang được không ?

– Em đi theo anh, anh cũng đi về hướng đó.

– May mà có anh, không em đi một mình thì sợ chết mất. Cảm ơn anh nha.

– Không có gì ! Lúc còn sống anh cũng sợ ma như em !

****

HÈN CHI

Người khách ngồi ghế sau của xe taxi vỗ vai anh tài xế định hỏi vài câu. Hành động này làm anh tài xế giật mình, suýt đâm xe lên vỉa hè. Hoàn hồn, anh tài nói với khách:

– Ông làm tôi sợ đứng tim.

– Xin lỗi, tôi không ngờ đã làm anh hoảng sợ đến như vậy.

– Thực ra cũng không phải lỗi của ông đâu, chỉ vì hôm nay là ngày đầu tiên tôi chuyển sang chạy taxi, 25 năm qua tôi chuyên lái xe chở … quan tài.

****

LẠY CHÚA TÔI!

Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua 1 nghĩa trang.

Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ trong nghĩa trang vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào, anh ta mới thấy một ông già đang đục khoét cái gì đó trên một bia mộ. Anh bảo :

– Lạy Chúa, ông làm tôi tưởng là ma chứ ! Ông đang làm gì ở đây vậy ?

Ông già trả lời: – Lạ thật, đứa nào đó khắc… tên tao… sai bét !…

Nguyễn Phúc Cương tổng hợp

Comments are closed.

phone-icon