Dạy con sự tử tế

0

Cha mẹ nào cũng muốn con hạnh phúc, thành nhân, thành công. Làm sao đạt được điều đó? Có cha mẹ lo cho con ăn uống đầy đủ, uống sữa ngoại để con thông minh; có cha mẹ cho con học thêm, vào trường chuyên lớp chọn để con được “luyện” cho giỏi… Liệu những cách đó có phái là phương pháp đúng? Einstein – một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới đã đề cao tính cách con người, cho rằng đó mới là yếu tố quyết định, ngay cả đối với thành tựu về trí tuệ.

Trong các tính cách đáng trân trọng của con người, có lẽ sự tử tế cần được đặt lên hàng đầu. Khi xã hội có những bất ổn thì sự tử tế cứu rỗi để chúng ta không cùng nhau đi xuống bùn đen.

Sự tử tế là điều được bàn đến nhiều gần đây sau khi dư luận xã hội dậy sóng với những hành vi không tử tế. Nhiều ví dụ đau lòng diễn ra hàng ngày. Có những câu chuyên giết người dã man ở ngay trong những mối quan hệ thân thuộc, cha con, anh em, chồng vợ… Hơn bao giờ, chúng ta cần cứu lấy sự tử tế trong mỗi người, nuôi dưỡng nó, lan tỏa nó. Và quan trọng nhất là dạy con chúng ta, thế hệ tương lai, thành người tử tế.

Làm sao để con chúng ta sống tửtế? Có lẽ đây là một câu hỏi không dễ trả lời, nhưng cũng xin đưa ra bàn với quý cha mẹ một vài ý tưởng:

1. Sự t tế cn dạy từ khi trẻ còn đang tượng hình trong bụng mẹ: người Việt Nam có câu Con vào d, m đi tu”. Tu ở đây là tu tâm, dưỡng tính. Người mẹ nghĩ và làm những việc tốt, việc thiện lành, đứa con trong bụng sẽ được nuôi dưõng bằng thức ăn tinh thân “tử tế” từ đó.

2. Sự tử tế được trao truyn từ chính những hành vi tử tể xung quanh trẻ: cha mẹ, ông bà, bạn bè, hàng xóm, thầy cô giáo… mọi người mà trẻ tiếp xúc sẽ ảnh hưởng lên trẻ. Nếu trẻ được đối xử tử tế, trẻ được thấy cách hành xử tử tế, sẽ học đưọc cách đối xửtử tế với mọi người. Môi trường sống; môi trường xã hội mà đứa trẻ được “tắm” trong đó rất quan trọng đối với sự hình thành những tính cách trong con người trẻ.

3. Giúp trẻ hiu ý nghĩa của việc sống t tể đi với tr và với mọi người xung quanh. Trẻ cần hiểu mỗi hành vi tử tế làm nở hoa trong tâm hồn mỗi người và giúpcuộc sống trở nên đáng sống hơn.Với những ví dụ thực tế như con ngã,bạn nâng con đứng dậy; con khó khăn bạn giúp đỡ; con buồn bạn lắng nghe… Khi đó, con hạnh phúc và người giúp con còn vui hơn vì thấy mình có ích. Người cho đi bao giờ cũng hạnh phúc hơn người nhận.

4. Con trẻ cn được người lớn gii thích đâu là hành vi t tế, đâu là hành vi xu. Trẻ biết giới hạn những hành vi được làm và không được làm, tốt và xấu… từ đó trẻ sẽ biết và làm những điều trẻ cho là đúng, là tốt, là đẹp.

5. Người lớn cn biết xin lỗi nếu mình trót có hành vi không tử tế trước mặt con. Điu này sẽ giúp trẻ tôn trọng người lớn, hiểu được rằng giữa nói và làm cần thống nhất nhưng không dễ dàng, vì ai cũng có thể phạm lỗi. Trẻ sẽ nhận ra: biết sửa lỗi và cố gắng sống tử tế hơn mỗi ngày là điều cần thiết.

Sống tử tế không hề là một việc dễ dàng nếu con ngưòi còn đề cao lợi ích cá nhân. Để “thành nhân” chính là biết sống vì người khác.

Thạc sĩ xã hội học PHẠM THỊ THÚY
(Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia)

Báo Phụ nữ Chủ nhật số 43, tr. 12

 

Comments are closed.

phone-icon