Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phaolô VI Cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo, 1977

0

Chư Huynh đáng kính và các con thân mến trong Giáo hội Công giáo!

Ý thức bổn phận cổ võ việc loan báo Tin Mừng, bài nói chuyện thông thường mà chúng tôi nói với anh chị em trong Ngày Truyền Giáo sắp tới mở ra trong năm nay để kính nhớ một người nữ được tuyển chọn, từ đó Giáo Hội đã nhận được và vẫn nhận được một sự thúc đẩy truyền giáo mạnh mẽ : đó là thánh nữ Têrêsa thành Lisieux, người được tuyên bố cách đây 50 năm cùng với thánh Phanxicô Saviê làm Đấng bảo trợ đặc biệt cho các nhà truyền giáo Công giáo (x. Quyết định của Bộ Truyền bá Đức Tin, ngày 14 tháng 12 năm 1927). Trong giai đoạn này, vô số ơn gọi truyền giáo được tăng cường cũng như có được sự cộng tác, được hộ tống và được trân trọng từ hy sinh của rất nhiều tín hữu cho công cuộc bậc nhất của việc truyền bá Tin Mừng. Thật vậy, trong mọi thời đại, các thừa sai có thể nhận biết sự hiện diện của vị thánh nào đó như điểm xuất phát cho nghị lực tông đồ mới, và đây chính là ý tưởng tốt lành cùng với lời chúc liên quan đến điều chúng tôi thực hiện cho vị thánh ưu tú của dòng nữ Cát Minh.

Có lẽ chúng ta đang đối đầu với thời đại mới chăng? Sẽ tạo ra một giai đoạn mới trong công việc loan báo Tin Mừng chăng? Trong tông huấn “Loan Báo Tin Mừng”, được xuất bản trước khi kết thúc Năm Thánh, chúng tôi đã nói : “năm mà hơn bao giờ hết, Ta thấy được những nhu cầu và những tiếng kêu của vô số anh em…đang mong đợi Lời cứu độ nơi Giáo Hội”; và vì vậy, chúng tôi mời gọi để khai triển “một chương trình hoạt động mục vụ … vì những năm này đánh dấu một cuộc canh thức của thế kỷ mới”, mà không bày tỏ chương trình “Loan báo Tin Mừng là một khía cạnh nền tảng” (x. Phaolô VI, Loan Báo Tin Mừng, số 81). Vâng, vào đêm canh thức của ngàn năm thứ ba của Kitô giáo, một giai đoạn mới cho phép chú tâm vào việc công bố Tin Mừng, một thời kỳ được đánh dấu bởi những đòi hỏi xác thực, sự hiệp nhất, sự thật, lòng trung thành và đức ái tông đồ: “Thế giới mặc dầu đã tỏ ra muôn ngàn dấu hiệu khước từ Thiên Chúa, nhưng thực ra lại đang đi tìm Người bằng những đường lối bất ngờ và đang thiết tha cảm thấy cần có Ngươi. Thế giới kêu nài những người rao giảng Tin Mừng hãy nói về một Thiên Chúa mà họ đã biết và tiếp xúc như thể thấy Đấng Vô hình” (Phaolô VI, Loan báo Tin Mừng, số 76). Do đó, “Cần phải Phúc Âm hóa – không phải bằng cách trang trí theo kiểu sơn dầu dáng vẻ bề ngoài, nhưng là trong hình thức sống động, sâu xa đến tận gốc rễ – văn hóa và những nền văn hóa của con người hiểu theo nghĩa phong phú và rộng rãi như trong Gaudium et Spes” (EN 20). Như chúng tôi đã nói:vấn đề không phải chỉ là rao giảng Tin Mừng nơi những vùng địa dư càng ngày càng mở rộng …, nhưng phải ảnh hưởng tới, và nếu cần dùng sức mạnh của Tin Mừng mà đảo lộn những tiêu chuẩn phán đoán, những giá trị nhân đạo, những bận tâm chính yếu, những trào lưu tư tưởng, những nguồn cảm hứng, những mẫu mực sống của nhân loại, khi những điều ấy ngược lại với Lời Chúa và chương trình cứu độ” (EN 19).

SỰ KHẨN CẤP CỦA VIỆC ĐÀO TẠO TRUYỀN GIÁO

Nếu phải có một mức độ rao giảng Tin Mừng ngày nay, thì cũng có một sự kết hợp trong bối cảnh văn hóa hiện đại, mong muốn của chúng tôi dành cho Ngày Truyền Giáo năm nay là thông báo về sự cần thiết của việc huấn luyện truyền giáo. “Cần phải có một sự chuẩn bị nghiêm chỉnh cho tất cả mọi nhân viên hoạt động cho việc truyền bá phúc âm hóa” (EN 73) và điều này liên quan tới mọi thành phần Dân Chúa, bởi vì “toàn thể Giáo hội là truyền giáo, và công việc truyền giảng Tin Mừng là bổn phận cơ bản của Dân Thiên Chúa” (x. AG 35). Chỉ từ sự đào luyện này, thì công việc hợp tác hiệu quả sẽ kéo theo sau, cho dù có những hình thức khác nhau như : cầu nguyện, hy sinh, hỗ trợ tài chánh, hoạt động cá nhân, các loại tham gia theo thời gian và mức độ khác nhau, sự tận hiến hoàn toàn và vĩnh viễn.

Đôi khi nó cho thấy cách dùng từ “sứ mạng” không nhất quán cho tới lúc nó được áp dụng một cách phổ biến cho bất kỳ một hành động tốt và tích cực nào, đặc biệt nếu đó là nội dung xã hội. Giờ đây, nếu mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Đức Kitô, dĩ nhiên là không được quên hay đánh giá thấp khía cạnh thiết yếu của sứ mạng này là được sai “đến với muôn dân” (Mt 28, 19; Mc 16, 15; Lc 24, 47). Về vấn đề này, nó luôn có giá trị về điều mà Công Đồng Vaticano II đã lặp lại phù hợp với truyền thống: “Mục đích đặc biệt của hoạt động truyền giáo là loan báo Tin Mừng và thiết lập Giáo hội trong các dân tộc hoặc những nhóm người mà Giáo hội còn chưa bén rễ” (AG 6). Vì vậy, hoạt động truyền giáo không thể đồng hóa hoặc tương đương với bất cứ một hoạt động nào mà nó diễn ra trong cái gọi là “thế giới thứ ba”: nếu như vậy, nó sẽ mất đi căn tính đặc biệt của nó và nó cũng sẽ chỉ có tính cách lịch sử tạm thời, bởi vì nhiều quốc gia, nơi Giáo hội vẫn chưa được vun trồng, chưa thuộc về hoặc không còn thuộc về trong thời gian ngắn, vào “thế giới thứ ba”.

Vì vậy, cần có các tông đồ được huấn luyện cách đặc biệt cho sứ vụ “đến với muôn dân” theo các tiêu chí đã được khai triển trong sắc lệnh trùng tên của Công Đồng. Nếu họ được đào tạo trong sứ vụ đặc biệt này, với ý nghĩa phổ quát rõ rệt, thành quả của sự thâm nhập của con người và Giáo Hội, thì chúng ta sẽ có những tông đồ mới, những người có nhiều khả năng truyền giáo từ chính những khó khăn tương tự. Chỉ có việc đào tạo chuyên sâu mới chuẩn bị cho sự dâng hiến cách quảng đại, mới có thể tạo ra những điều kiện cho giai đoạn mới và phong phú cho các xứ truyền giáo. Và đây chính là mục tiêu không thể không được chuẩn bị trước bằng một tiến trình cầu nguyện, nghiên cứu, suy tư, đối thoại, dấn thân. Và đó cũng chính là mục tiêu mà tất cả chúng tôi muốn chỉ ra: không chỉ cho các nhà truyền giáo nam hay nữ trong tương lai, mà còn cho các linh mục, các tu sĩ, các chủng sinh và cả giáo dân nữa.

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC HUẤN LUYỆN TRUYỀN GIÁO NGÀY NAY

Mong muốn đề xuất một vài gợi ý trong  lãnh vực rất quan trọng như vậy, trước hết chúng tôi xin mời đọc các tài liệu gần đây nhất về các sứ vụ truyền giáo, đặc biệt là sắc lệnh về “Truyền giáo” đã được chỉ ra, và Tông huấn “Loan báo Tin Mừng” của chúng tôi. Thật vậy, đây là những tài liệu phong phú để hiểu rõ hơn – được ấn định như nền tảng về bản chất truyền giáo của Giáo Hội, trọng tâm khái niệm chính xác về việc rao giảng Tin Mừng – ngày nay các tài liệu phải có một phương pháp và một phong cách, phẩm chất và mục tiêu của việc huấn luyện truyền giáo. Giả sử các bản văn này của Huấn quyền, rồi chúng tôi thêm : chính sự hình thành Kitô giáo, từ giáo lý của bí tích đầu tiên cho tới việc nghiên cứu thần học, phải được đặt trong bối cảnh theo quan điểm truyền giáo phổ quát, vì đây không phải là đồ trang trí đơn thuần, không phải là một yếu tố bên lề hay một dữ liệu thứ yếu, nhưng là chiều kích cấu thành của đức tin công giáo. Chúng tôi cũng không có ý định chỉ đào tạo lý thuyết : điều này là cần thiết, đúng hơn, là để định hướng tiến trình chuẩn bị cách nào đó để đạt được, cụ thể là sự cống hiến của nhiều người, nhiều cộng đoàn kitô hữu vì lí do loan báo tin mừng. Hơn nữa, ngoài việc đào tạo phải được truyền đạt qua trung gian các hội nghị, các trường học, sách vở, các khóa học, nó còn được quan tâm nhờ các cuộc tĩnh tâm, linh thao, gặp gỡ trong cầu nguyện, đặc biệt trong việc tiếp xúc sống động với những người đã thi hành sứ vụ và hiểu biết sứ vụ, các nhu cầu, và các vấn đề nhờ kinh nghiệm trực tiếp.

Từ việc đào tạo này sẽ nhận được một số lượng lớn các ơn gọi truyền giáo, không chỉ tuyển chọn tốt hơn mà còn là một sự kiên trì an ủi hơn. Do đó, việc đào tạo không được thiếu trong các trung tâm huấn luyện, các chủng viện, các Dòng tu, các tập viện, các giáo xứ, và cũng sẽ có nhiều định hướng rộng lớn hơn cho việc phục vụ Tin Mừng và mở ra với phổ quát tính kitô giáo.

Mục tiêu đặc biệt, nhưng quan trọng không kém để đạt tới, đó là nguồn cảm hứng và – như chúng tôi đã nói – nó gây ấn tượng truyền giáo trong các ơn gọi linh mục và trong các hình thức khác nhau của đời sống thánh hiến. Về điều này, Liên Hiệp Giáo Hoàng Truyền Giáo có hướng đi chính xác như đã nói trong thư mục vụ “Graves et Increscentes” ra ngày 5 tháng 9 năm 1966 – là “linh hồn của Bộ Truyền Giáo”. Nếu thiếu thành phần này trong việc chuẩn bị cho những người có trách nhiệm hơn như là các linh mục và những ai tuyên khấn trọn đời, thì rất khó để đạt tới việc huấn luyện truyền giáo cho Dân Thiên Chúa.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng những nỗ lực sẽ được thực hiện để có được sự huấn luyện này nhờ vào việc nghiên cứu lịch sử và chuyên môn về truyền giáo. Thật vậy, các khoa học này có thể rất hữu ích để nhận biết nhiều mẫu gương truyền giáo và để đào sâu các nguyên tắc cơ bản mà chúng là nguồn gốc của lòng nhiệt thành tông đồ. Sau cùng, chúng tôi hy vọng sẽ có những sáng kiến có giá trị để thiết lập hoặc củng cố các trung tâm nghiên cứu linh hoạt truyền giáo, để phổ biến rộng rãi các ấn phẩm và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội hiện đại.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, nó báo trước nhu cầu của những người tông đồ can đảm không sao lãng trong các cuộc tranh luận vô ích hoặc trong các vấn đề nghèo nàn, nhưng họ dành toàn bộ đời sống của mình cho sứ vụ phổ quát, gieo trồng “không phải những nghi ngờ và không chắc chắn… nhưng một vài sự bảo đảm vững vàng, bởi vì họ bám chặt Lời Chúa”  (Phaolô VI, Loan báo Tin Mừng số 79).

Đây chính là hình thức mà chúng tôi mong đợi với sự tin tưởng nơi những người đang chuẩn bị cho việc tông đồ hoặc đã có sự cộng tác: với họ, sự mong mỏi các thừa sai, cũng như việc gửi các thừa sai vào trong các lãnh vực làm việc và nhờ mọi con cái của Giáo hội hỗ trợ các thừa sai bằng lời cầu nguyện và hy sinh nhân dịp “Ngày Truyền Giáo” hàng năm, chúng tôi ưu ái ban Phép Lành Toà Thánh.

Từ Vatican, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 29 tháng 5 năm 1977, năm thứ mười bốn triều đại Giáo Hoàng của chúng tôi.

GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI 

Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP

Comments are closed.

phone-icon