Gửi Chư Huynh và các con trong Chúa Kitô!
Trong các mối lo về sứ vụ tông đồ của chúng tôi, đặc biệt về sự hiện diện tinh thần của chúng tôi, quan tâm ủng hộ các xứ truyền giáo và đào sâu những vấn đề theo sau, vừa quan trọng vì nguyên nhân truyền giáo là một thực tại sống động của Giáo Hội, vừa mang tính nhạy cảm và rộng rãi chỉ ra từ toàn thể dân Chúa liên quan đến sự gia tăng lòng nhiệt thành.
Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng lặp lại đề tài vô tận này trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo, bởi vì chúng tôi chắc chắn rằng những cân nhắc mà chúng ta sẽ làm, giống như những gợi ý mà chúng tôi đề xuất, sẽ là mục tiêu suy tư thường xuyên từ phía các linh mục, các tu sĩ và tất cả các cộng tác viên của các xứ Truyền Giáo Công Giáo.
Đề tài mà chúng tôi muốn kêu gọi sự quan tâm, đó chính là sự cộng tác, được hiểu như là sự giúp đỡ đặc biệt và trực tiếp cống hiến cho công cuộc loan báo Tin Mừng trong các điểm truyền giáo. Vì vậy chúng tôi hy vọng rằng những lí do và những tiêu chuẩn trên khá rõ ràng và khẩn cấp cho sự dấn thân của Giáo Hội.
1. TRỢ GIÚP CHO VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
Nói về việc cộng tác truyền giáo, trước hết cần trình bày mục đích chính về hoạt động của Giáo Hội: là công bố và truyền bá Tin Mừng của Đấng sáng lập tinh thần của Giáo Hội. Sự trợ giúp cho công cuộc loan báo Tin Mừng vì thế không thể bị giảm thiểu vào công trình khai phá của con người, hoặc như chúng tôi quan sát trong sứ điệp của năm trước về sự thăng tiến “thế giới thứ ba”. Sự trợ giúp của các tín hữu phải hướng tới bằng sự ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng thực sự đặc biệt, được gọi là loan báo Tin Mừng đầu tiên, để đảm bảo rằng mỗi cộng đoàn nhân loại được đặt và có những dấu hiệu hữu hình thường xuyên về sự hiện diện cứu độ của Đức Giêsu Kitô qua Giáo Hội, nhờ đó Giáo Hội nên “bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (AG 1).
Thật vậy, Công Đồng Vaticanô II cho biết “mục đích đặc biệt của hoạt động truyền giáo là loan báo Tin Mừng và nền tảng của Giáo Hội trong các dân tộc, và những nhóm người mà Giáo Hội chưa bén rễ” (AG 6).
Chính vì thế, trong cái nhìn này mà nó đặt ra nhu cầu trợ giúp, và đòi hỏi nơi mọi tín hữu.
Tuy nhiên, điều thường xảy ra là, hoạt động truyền giáo phải đi kèm với sáng kiến về nhu cầu cấp bách, nhằm vào sự phát triển vật chất và văn hóa của người dân và các dân tộc đang trên đà phát triển. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, cần phải bảo tồn tính cách ưu việt trong việc loan báo Tin Mừng và sự thiết lập các Giáo Hội địa phương, để sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh tế xuất hiện như một kết quả hợp lý của việc rao giảng luật yêu thương được học tại trường của Đức Kitô. Vậy việc trợ giúp do các thừa sai đem đến diễn tả cách dâng hiến huynh đệ hết sức tinh tế, ngay cả khi nơi nào Đức Giêsu Kitô chưa được biểu lộ trong sự trọn vẹn siêu việt của Người, thì hạt giống đã được gieo trồng, và cánh cửa đã được mở ra cho lời rao giảng Tin Mừng tiếp theo.
Giờ đây, để thực hiện công việc này cách hiệu quả, cần phải có trách nhiệm của toàn thể Dân Chúa, và đây chính là công việc khẩn cấp thuộc số đông những người có trách nhiệm của tất cả các cộng đoàn liên hệ tới Giáo Hội. Những người được mời gọi đầu tiên để cộng tác là các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân, là những người cần phải sống mối dây liên kết ơn gọi rửa tội của họ. Không có chiều kích truyền giáo này, sự trợ giúp từ các Giáo Hội truyền thống tới cá nhân và các dân tộc có nhu cầu, có thể đánh mất giá trị của lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về món quà vô giá của đức tin và tình yêu đích thực đối với anh em, mà chính những người dâng cúng có ý định.
- TRỢ GIÚP CHO CÁC GIÁO HỘI TRẺ
Việc rao giảng Tin Mừng không thể giới hạn vào hình thức loan báo bằng Lời Chúa, nhưng cũng cần phải hướng tới việc thiết lập Cộng đoàn Kitô hữu, đặt ra việc thiết lập trong điều kiện “tự mình cung cấp cho mình những gì cần thiết, được phần nào hay phần nấy” (AG 15), chủ yếu là tiếp tục gia tăng trực tiếp các ơn gọi linh mục và tu sĩ, khởi đầu bằng sự phát triển những sáng kiến phù hợp với phạm vi tôn giáo, văn hóa, phúc lợi, v.v… Sự trợ giúp truyền giáo của các tín hữu vì vậy phải được chỉ dẫn hướng tới các Giáo Hội địa phương vừa được thiết lập gần đây hơn, đang chờ nguồn gốc như vậy, họ cần sự ấm áp của tình hiệp thông hữu hiệu và sự trợ giúp cụ thể của các Giáo Hội chị em.
Sự quí mến của địa chỉ bác ái này, xa xôi làm quên lãng các tổ chức truyền giáo khác hiện đang tồn tại ở trên thế giới, là sự đảm bảo cho lòng quảng đại mà trong đó nó biểu lộ sự che chở của Chúa quan phòng.
Qua những hình thức hỗ trợ các Giáo Hội trẻ là để nhắc nhớ việc hỗ trợ khá phổ biến đối với ngày hôm nay được gọi là “ngày kết nghĩa”: một sự kiện. Điều này nhằm cho thấy thế nào là xác thực và tích cực, khi với sự kiện đó, người ta không quên mục đích căn bản của sự cộng tác, hướng đến nhu cầu cần thiết của toàn thể Giáo Hội truyền giáo. Nhưng thực tế là có một số Giáo Hội, mặc dù cần sự trợ giúp, họ có sự do dự nào đó đối với “ngày kết nghĩa”, dường như họ sợ nhận sự giúp đỡ từ một Giáo Hội địa phương, trong khi họ lại muốn điều đó, tôn trọng và ẩn danh, xuất phát từ Giáo Hội hoàn vũ. Từ thái độ tương tự như thế, có thể tiếp tục một số Giáo Hội trẻ rốt cuộc bị lãng quên.
Vì thế, chúng tôi muốn khẳng định lại nguyên tắc mà mỗi Giáo Hội địa phương, dù là Giáo Hội truyền thống hay mới thiết lập, phải cảm thấy sự cấp bách trở thành người loan báo Tin Mừng, nghĩa là hoạt động chăm chỉ để khơi dậy và linh hoạt những sáng kiến tông đồ khác nhau. Trong bối cảnh này, Giáo Hội trẻ, trong khi phải diễn tả lòng biết ơn của mình đối với Cộng đoàn Giáo Hội mà họ nhận sự trợ giúp, từ xa, có thể nói, Giáo hội trẻ dù bị suy yếu trong xu hướng tăng của mình, họ cũng cảm thấy sự cần thiết phải hợp tác quảng đại cho sự phát triển của Giáo hội trên toàn thế giới.
Về vấn đề này, cũng cần lưu ý rằng, sự phát triển kinh tế trong một số vùng, trong đó, Kitô giáo đã được thiết lập một thời gian, cho phép một sự nảy sinh và phát triển của các cộng đoàn đủ điều kiện để được hỗ trợ và từ thiện. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm các cơ chế như vậy không phải lúc nào cũng có thể phát hiện, giữa những người nhận sự trợ giúp, những người đang có nhu cầu hơn; đôi khi, sự can thiệp việc từ thiện, vì thiếu hiểu biết giữa tổ chức cứu trợ và các cộng đồng được giúp đỡ, nên không đạt được kết quả như lòng mong ước: đó là để phát triển ý thức trách nhiệm cảnh giác trong việc tạo ra các cấu trúc riêng.
Đúng vậy, để khắc phục những rủi ro của một khoản viện trợ mà nó có thể chứng minh tính đặc thù và vô tổ chức, cơ hội hiển nhiên rõ ràng là, có một sự phối hợp tốt hơn giữa các hình thức khác nhau về các khoản viện trợ và giúp đỡ.
- VIỆC TRỢ GIÚP TRUYỀN GIÁO QUA CÁC HIỆP HỘI GIÁO HOÀNG TRUYỀN GIÁO
Tinh thần trợ giúp mà chúng tôi muốn giới thiệu và thúc đẩy thực sự là của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, mà chúng tôi đã nhiều lần nói đến tầm quan trọng nổi bật của các Hội. Thật vậy, các Hội này được sinh ra trong chính Cộng đoàn Kitô giáo, nhằm mục đích cổ võ sự nhận thức truyền giáo của toàn thể Dân Chúa, và được như vậy là nhờ bản chất phổ quát của các Hội, theo nghĩa đen, tính công giáo mà các vị tiền nhiệm của chúng tôi đã có công đặt các Hội này danh hiệu Giáo Hoàng. Với tên gọi này, không chỉ đơn giản là danh dự hay trang trí, các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo diễn tả và làm chứng toàn bộ tình trạng sẵn có của mình cho việc trợ giúp trung thành với Đấng “độ trì tình yêu phổ quát”. Với đặc tính giáo hoàng của họ, các Hội tương tự khác cũng mang tính giám mục, nghĩa là cho sự phục vụ của giám mục đoàn và của mỗi cá nhân giám mục, với tư cách này là nguyên tắc hợp nhất trong Giáo Hội địa phương riêng và chịu trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng phổ quát. Vì vậy, các Hội này ở trong một lãnh vực cộng tác truyền giáo, nhờ đặc quyền để tùy nghi sử dụng cho toàn thể Dân Thiên Chúa.
Nếu trong hoạt động truyền giáo trực tiếp, quyền ưu tiên đến với các tổ chức dưới sự điều hành của các Giám mục thuộc các Giáo Hội địa phương; nếu trong sự cộng tác truyền giáo, quyền ưu tiên từ phía Cộng đoàn Kitô giáo, thuộc các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo. Vì lý do trên mà Công đồng Vatican II đã xác định: “Các Hội này phải chiếm chỗ nhất vì các Hội là những phương tiện vừa để người công giáo, ngay từ tuổi thơ được thấm nhiễm cảm thức thực sự phổ quát và truyền giáo, vừa để khuyến khích một cuộc quyên góp hữu hiệu những khoản trợ cấp cho tất cả các xứ truyền giáo tùy theo nhu cầu từng nơi” (AG 38).
Lời công bố và việc truyền bá Tin Mừng hơn bao giờ hết đòi hỏi một chương trình cho phạm vi rộng lớn, toàn diện và nhìn xa trông rộng, qua đó quy tụ tất cả các lực lượng công giáo, trong khi công việc tổng hợp cần thiết – như một sự phục vụ của tính ưu việt phổ quát của Đức Giáo Hoàng và của Giám mục đoàn – được trao cho Thánh Bộ Truyền Giáo, mà thực tế “điều khiển và phối hợp chính công cuộc truyền giáo cũng như sự hợp tác truyền giáo trên toàn thế giới” (AG 29).
Bởi vậy, đó là điều nên làm trong chương trình đổi mới mục vụ đang được thực hiện ở các quốc gia và các giáo phận khác nhau được các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo thừa nhận, đứng đầu là Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho Các Dân Tộc, vị trí thực tiễn ưu tiên mà Công Đồng Vaticano II và chúng tôi đã khẳng định. Bằng cách này, sự trợ giúp về phẩm và lượng vì lý do Tin Mừng sẽ không ghi lại bất kỳ sự gián đoạn nào, một đàng là do sự chăm sóc kỹ thuật và tổ chức nhiều hơn của các nhà tổ chức, đàng khác do ý nghĩa mở rộng trách nhiệm một phần từ các tín hữu.
Với những ý tưởng này, Chư Huynh và các con thân mến trong Đức Giêsu Kitô, chúng tôi mời gọi các con và sự dấn thân truyền giáo của các con, những trợ giúp liên tục của công tác cứu trợ tinh thần, trong khi chúng tôi ưu ái ban Phép lành Tòa thánh.
Làm tại Rôma, cạnh đền Thánh Phêrô, Đại Lễ Ngũ Tuần, ngày 14 tháng 5 năm 1978, năm thứ mười lăm triều đại Giáo Hoàng của chúng tôi.
GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI
Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP