Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo, 1979

0

Chư Huynh đáng kính và các con trong Chúa Kitô.

Trong ngày khai mạc sứ vụ tông đồ Chúa nhật 22 tháng 10 năm ngoái – một ngày vui trùng với Ngày Thế Giới Truyền Giáo trong Giáo Hội Công Giáo – tôi không thể bỏ qua những ý định đầu tiên làm khuấy động tâm tôi trong khung cảnh trang trọng đó liên quan đến vấn đề luôn thực tiễn và cấp bách là việc mở mang Nước Chúa giữa các dân tộc chưa là Kitô giáo. Thật vậy, điều đó làm cho tôi nghĩ tới mọi tín hữu rải rác khắp nơi trên thế giới, nhắc nhở tôi làm thế nào giúp Giáo Hội cầu nguyện, suy niệm và hành động để lời hằng sống của Chúa Kitô đến với tất cả mọi người, để họ đón nhận như sứ điệp của niềm hy vọng, của ơn cứu độ, của sự giải phóng hoàn toàn (Gioan Phaolô II, “Bài giảng khởi đầu sứ vụ giáo hoàng”, 12 tháng 10 năm 1978).

Suy tư đó luôn đổi mới trong tôi, trong khi tôi đã soạn thông điệp đầu tiên và nói về chủ đề về truyền giáo của Giáo Hội nhằm phục vụ con người; và bây giờ nó còn trở lại vang lên cách liên hồi tầm nhìn về Ngày Truyền Giáo trong mùa thu sắp tới. Về vấn đề này, tôi thấy dường như thích hợp để bắt đầu lại và  triển khai một lời khẳng định mà trong thông điệp tôi chỉ có thể trình bày khi tôi viết : “Truyền giáo không bao giờ là phá hủy, nhưng là đảm nhận những giá trị và xây dựng lại” (Thông điệp “Đấng Cứu Chuộc con người”, số 12). Thật vậy, sự diễn tả có thể đưa ra một chủ đề thích hợp cho suy nghĩ chung của chúng ta.

Truyền giáo không phải là sự phá đổ các giá trị

Có bao nhiêu và có những giá trị nào hiện hữu trong con người? Một cách nhanh chóng, tôi nhớ đó là những gì liên quan đến bản chất con người, đó là cuộc sống, tinh thần, tự do, tính xã hội, khả năng trao ban và tình yêu; những điều đó đến từ bối cảnh văn hóa mà con người được đặt vào, đó là ngôn ngữ, những hình thức diễn tả tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật; những gì phát xuất từ sự dấn thân và kinh nghiệm của họ trong lãnh vực cá nhân và những người trong gia đình, công việc và những mối liên hệ xã hội.          

Ngày nay, với thế giới của các giá trị này, có ít nhiều sự thật và bất bình đẳng mà nhà truyền giáo phải đối đầu trong công cuộc loan báo Tin Mừng của mình: để chạm trán với chúng, nhà truyền giáo phải đặt mình trong thái độ suy tư kỹ càng và kính trọng, phải luôn quan tâm chứ đừng bao giờ bóp nghẹt chúng, trái lại để cứu độ và phát triển toàn bộ di sản được tích lũy qua nhiều thế kỷ truyền thống. Cần nhận biết các cuộc nghiên cứu thường xuyên mà công cuộc truyền giáo gợi lên và phải lấy cảm hứng bằng cách tiếp nhận những giá trị này của thế giới mà nó thực hành: thái độ cơ bản của những người mang tin vui công bố Tin Mừng cho muôn dân là để giới thiệu chứ không áp đặt Chân lý Kitô giáo.

Điều được đòi hỏi, trước hết, từ phẩm giá con người, mà Giáo hội, theo gương Đức Kitô, luôn bảo vệ chống lại mỗi một hình thức lệch lạc về sự ép buộc. Thực vậy, tự do là tiền đề cơ bản và không thể thiếu của phẩm giá này (x. Gioan Phaolô II, “Phẩm giá con người”, số 2). Điều này cũng là yêu cầu từ chính bản chất đức tin, nên chỉ có thể nảy sinh từ sự tự do chấp nhận (x. Gioan Phaolô II, “Phẩm giá con người”, số 2).

Sự tôn trọng đối với con người và quí mến “đối với những gì chính họ vẫn ấp ủ tự đáy lòng về những vấn đề sâu xa và quan trọng nhất” (“Phẩm giá con người”, số 12), là những nguyên tắc cơ bản cho từng hoạt động truyền giáo đúng đắn, hiểu như là thận trọng, đúng lúc, nhiệt tình gieo Tin Mừng, chứ không như là nhổ đi những gì mà nó là đích thực của con người, những gì có giá trị nội tại và tích cực.

Truyền giáo là phục hồi các giá trị

Đọc sắc lệnh về Truyền Giáo”: “Các Giáo Hội mới phải rút ra từ những tập quán và truyền thống, từ lẽ khôn ngoan và nền đạo lý, từ những nghệ thuật và khoa học của dân tộc mình, tất cả những gì có thể góp phần vào việc tuyên xưng vinh quang của Tạo Hóa, làm rạng ngời ân sủng của Ðấng Cứu Chuộc và vào việc tổ chức tốt đẹp đời sống Kitô hữu” (AG, số 22). Vì thế, hoạt động loan báo Tin Mừng nhằm làm nổi bật và phát triển những gì có giá trị lành mạnh hiện diện ở trong con người được truyền giáo, cũng như trong bối cảnh xã hội – văn hóa mà nó phụ thuộc. Với phương pháp tỉ mỉ và kín đáo về giáo dục (theo nghĩa từ nguyên của “trar fuori”), hoạt động này sẽ làm nổi bật và trưởng thành, sau khi đã thanh tẩy khỏi những lớp cặn bã được tích lũy theo thời gian, những giá trị đích thực về tinh thần, tôn giáo, đức ái mà “hạt giống Lời Chúa” và “những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa”, mở ra cho việc tiếp nhận Tin Mừng.

Thực hành đúng “sự phong phú của các dân tộc đã được trao cho Đức Kitô làm gia nghiệp” (AG, số 2), và được soi sáng nhờ lời của Thầy chí thánh, đúc kết các tập tục, các truyền thống và những quan niệm mà chúng tạo nên di sản tinh thần của các dân tộc, như thế là Giáo Hội góp phần vào việc xây dựng nền văn minh mới và phổ quát, mà không thay đổi diện mạo và những khía cạnh đặc thù của các chủng tộc-xã hội khác nhau, Giáo Hội sẽ đạt được sự cải thiện của mình trong việc tiếp nhận những nội dung Tin Mừng cao nhất. Đây chẳng phải là chứng từ đến từ nhiều quốc gia truyền giáo (ví dụ, tôi nghĩ đến các Giáo Hội Châu Phi), nơi mà sức mạnh của Tin Mừng được chấp nhận cách tự do và hiểu biết, những xu hướng và những khía cạnh tốt đẹp về văn hóa địa phương đã được củng cố cũng như được ủng hộ hơn nữa cho sự phát triển của họ?

Công Đồng còn nhắc lại một trang rất đẹp của Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay rằng: “Phúc Âm của Chúa Kitô không ngừng đổi mới cuộc sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống đối và khử trừ các sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn đe dọa. Phúc Âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời như được Phúc Âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô nhờ những ân huệ bởi trời. Như thế, trong khi chu toàn bổn phận riêng, Giáo Hội đồng thời cũng thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình” (GS số 58)

Truyền giáo là một cuộc tạo thành mới

Hoạt động truyền giáo nhằm biến đổi “từ bên trong” mỗi con người thụ tạo, giới thiệu nhận thức con người một người đổi mới năng động, có khả năng “đạt tới gần như sửng sốt nhờ sức mạnh của Tin Mừng về các tiêu chuẩn phán đoán của con người, những giá trị ấn định, những quyền lợi, những dòng tư tưởng, những nguồn cảm hứng và những mẫu thức sống, nghĩa là tất cả những gì tương phản với Lời của Thiên Chúa và dự án cứu độ” (Phaolô VI, “Loan báo Tin Mừng”, số 19). Được khơi lên nhờ thúc đẩy bên trong, con người ý thức hơn về thực tại “kitô hữu” của mình, nghĩa là về phẩm giá hiểu theo nghĩa đặc thù là một hữu thể người, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, được nên cao cả trong chính bản chất của mình từ biến cố Nhập thể của Lời, được dành riêng cho khuôn mẫu của một đời sống trổi vượt.

Chúng ta tìm thấy ở đây những cơ sở của “chủ nghĩa nhân bản kitô giáo” trong đó, các giá trị tự nhiên bao gồm những điều của Mạc Khải: ân sủng của người con thừa tự của Thiên Chúa, của tình huynh đệ với Chúa Kitô, của hành động thánh thiện của Chúa Thánh Thần.

Tiếp đến, việc sinh ra của “con người mới” có thể trở nên giàu có cùng lúc với các giá trị nhân bản và thiêng liêng : đây là “con người mới”, được nâng lên một chiều kích siêu việt, mà từ đó thúc đẩy một sự tương trợ không thể thiếu để kiềm chế các đam mê và để thực hành các nhân đức khó khăn hơn, như tha thứ và yêu thương tha nhân, trở thành anh em.

Được lớn lên trong trường học của Tin Mừng, “con người mới” cảm thấy dấn thân trở thành người bênh vực công lý, bác ái và hòa bình trong bối cảnh chính trị – xã hội mà nó phụ thuộc và trở nên người thực hiện hay ít ra là cộng tác viên của “thành đô mới” có bản “hiến chương” của Người trong bài giảng trên núi. Do đó, có vẻ rõ ràng, việc đổi mới thúc đẩy bởi hoạt động loan báo Tin Mừng thế nào, mặc dù bản chất tâm linh, trực tiếp tới trung tâm của vấn đề trầm trọng và day dứt về những bất công và sự mất cân bằng về kinh tế xã hội, gây đau khổ nhiều nơi trong nhân loại, có thể góp phần cho sự giải quyết của nó. Rao giảng Tin Mừng và phát triển con người, tóm lại, cũng để lại một sự riêng biệt rõ ràng (x. Phaolô VI, Tông huấn “Loan báo Tin Mừng”, số 35), được nối liền với nhau trong một sự liên hệ không thể tách rời, mà nó tìm thấy một sự hàn gắn có ý nghĩa trong đạo đức kitô giáo: đó chính là đức ái. “Nơi nào Tin Mừng được đem đến, nơi đó có đức ái!”, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI khẳng định trong sứ điệp gửi cho ngày thế giới truyền giáo 1970. Và trong thực tế, các nhà truyền giáo đã không bao giờ thất bại trong sự cam kết cơ bản này, luôn phấn đấu để hòa nhập sự phục vụ đặc biệt của mình “vì lợi ích cứu độ” với hành động quả quyết và xây dựng để phát triển. Sự phát triển còn là sự biểu lộ tuyệt vời trong các quốc gia truyền giáo, các trường học,  bệnh viện, các viện nghiên cứu, trong đó kèm theo một chuỗi những sáng kiến trong lãnh vực kỹ thuật, phúc lợi xã hội, văn hóa, là kết quả của biết bao hy sinh cá nhân của chính các nhà truyền giáo cũng như những từ bỏ âm thầm của nhiều anh em của họ đang sống ở những nơi khác.

Bằng sự xây dựng nhân loại mới, thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo diễn tả, trong cùng thời điểm, như là công cụ thích hợp và hiệu quả để giải quyết nhiều tệ nạn trong thế giới hôm nay: sự bất công, áp bức, tha hóa, khai thác, sự cô độc. Đó là một công việc – như mọi người thấy – bao la và rộng lớn, về điều đó, mỗi người Kitô hữu được mời gọi để cộng tác.

Sự cộng tác và Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo

Trong thực tế, việc truyền bá lời công bố ơn cứu độ, từ lâu được mở rộng từ các nhà truyền giáo, là bổn phận nặng nề thuộc về trách nhiệm của toàn thể Dân Chúa, như Công đồng nhắc nhở: “Tất cả các tín hữu, chi thể của Đức Kitô hằng sống, có nghĩa vụ nghiêm ngặt về sự cộng tác mở rộng… chi thể của Người” (x. AG, số 36). Vì vậy, về bổn phận này, tôi không thể không dừng lại một kết luận với những lời này.

Những người đã đón nhận món quà đức tin, được hưởng lời giảng dạy của Chúa Kitô và tham dự vào các bí tích của Giáo hội Người, chính nhờ sức mạnh của giới răn yêu thương và có thể nói, nhờ sự liên kết với đức ái, họ không thể không bận tâm về hàng triệu anh chị em, trong đó vẫn còn những nơi chưa được đem Tin Mừng. Trước hết, họ phải tham dự vào hoạt động truyền giáo bằng lời cầu nguyện và dâng những đau khổ riêng của họ: đây chính là hình thức cộng tác khá hiệu quả từ lúc mà, đặc biệt qua trung gian đau khổ và thập giá, Chúa Kitô đã có thể thực hiện công trình cứu độ của Người. Sau đó, phải hỗ trợ hoạt động này bằng một sự trợ giúp cụ thể, bởi vì trong các miền đất truyền giáo bao la hằng hà sa số này, có những nhu cầu về chương trình vật chất. Sự hỗ trợ như vậy, được thu thập qua các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo – cơ quan trung ương chính thức của Tòa Thánh để làm cho sinh động và cho việc cộng tác truyền giáo – sẽ được phân bổ sau này, theo sự công bằng và kịp thời, giữa các Giáo Hội trẻ. Công đồng cho biết “những Hội này phải chiếm chỗ nhất vì chúng là những phương tiện vừa để người công giáo, ngay từ tuổi thơ được thấm nhiễm cảm thức thực sự phổ quát và truyền giáo… (AG, số 38). Họ là những người bảo đảm một sự phân phối trong tầm nhìn toàn cầu của sự mong đợi và của các nhu cầu; khởi đi từ nơi họ, mở rộng các chi nhánh, mạng lưới dẫn đến đức ái truyền giáo. Nhưng lý do về sự tồn tại của họ không chỉ giới hạn trong hoạt động tổ chức; thực vậy, các Hội này không được gọi để thực hành một vai trò trung gian hoạt động và truyền thông liên Giáo Hội, giúp đỡ một sự liên lạc thường xuyên và huynh đệ giữa các Giáo Hội địa phương khác nhau, giữa các Giáo Hội truyền thống kitô giáo cổ và các Giáo Hội mới được thiết lập. Và đây là chức vụ cao cả hơn, bởi vì nó trực tiếp phản ánh và cổ võ sự phổ biến về đức ái.

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sa đến những người tiếp nhận với tâm hồn cởi mở sứ điệp được trình bày, tôi nguyện xin ơn ban bởi trời xuống tràn đầy trên Chư Huynh đáng kính, trên cộng đoàn các giáo phận cũng như trên mỗi nhà truyền giáo nam cũng như nữ, trên các Học Viện, trong tâm tình dành cho mọi người phép lành toà thánh.

Ngày 14 tháng 6 năm 1979

Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP

Comments are closed.

phone-icon