Anh chị em thân mến!
1. Thượng Hội Đồng về sứ vụ của người giáo dân
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền” (1 Pr 2,9).
Về dân được tuyển chọn này, được diễn tả bởi tông đồ trưởng, là các thành phần đầy đủ của những người giáo dân, những người mà hội nghị tổng quát của Thượng Hội Đồng Giám mục quan tâm trong tháng 10 sắp tới, đặc biệt là tháng mà Giáo hội đang tích cực cầu nguyện, suy tư và trợ giúp cho các xứ truyền giáo trên thế giới.
Theo quan điểm trùng hợp ngẫu nhiên này, tôi muốn chia sẻ sứ điệp hiện tại đến một phần rộng lớn và được tuyển chọn của Dân Thiên Chúa, những giáo dân trung thành – nam cũng như nữ của thời đại hôm nay và mọi hoàn cảnh – nhằm mục đích khơi lên cho họ sự nhận thức rằng mình là thành viên của một dân tộc có bản chất là truyền giáo. Thật vậy, Giáo Hội “tồn tại là để loan báo Tin Mừng, nói khác đi, để rao giảng và dậy dỗ, là suối nguồn của ân sủng, hòa giải tội nhân với Thiên Chúa…” như đức giáo hoàng Phaolô VI đề cập và trích dẫn những lời này của ngài (Phaolô VI, Loan báo Tin Mừng số 14; x. Huấn từ của Gioan Phaolô II, chương V, số 3, 1982). Vì vậy, loan báo Tin Mừng và truyền giáo không phải là điều tùy chọn, bổ sung hay thứ yếu: Giáo Hội được sinh ra để truyền giáo, và rao giảng Tin Mừng là luật sống đối với Giáo Hội. (x. AG 2-5).
2. Ơn gọi rửa tội như ơn gọi truyền giáo
Khởi đi từ lời mở đầu không thể thiếu này, nảy sinh một câu hỏi: thực tế ai là người có trách nhiệm đảm nhận sứ vụ này? Công đồng Vaticanô II trả lời như sau: “Tất cả các tín hữu, vì là chi thể của Chúa Kitô hằng sống … có bổn phận phải cộng tác vào việc phát triển và bành trướng thân thể Người, để thân thể này được sung mãn càng sớm càng hay. Vì thế, tất cả các con cái Giáo Hội phải tích cực ý thức trách nhiệm của mình đối với thế giới” (AG 36). Việc loan báo Tin Mừng không chỉ dành riêng cho cơ cấu phẩm trật mà thôi, nhưng “mỗi môn đệ của Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin” (LG 17). Và nguồn gốc của bổn phận này là một trong các bí tích đầu tiên của đức tin. Như thế, tất cả các tín hữu giáo dân, đặc biệt nhờ bí tích rửa tội, họ được Thiên Chúa mời gọi vào một hoạt động tông đồ hiệu quả: “ơn gọi kitô hữu, tự bản chất, là một ơn gọi tông đồ” (Sắc lệnh Tông đồ giáo dân, số 2). Chính ơn gọi đặt nền tảng trên cùng một ân sủng của bí tích rửa tội : được kết hợp với Chúa Kitô nhờ bí tích rửa tội, các kitô hữu trở thành những người được tham dự vào chức tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Kitô. Việc xức dầu thánh củng cố cho họ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, trong khi bí tích Thánh Thể thông truyền và nuôi dưỡng họ tình yêu của Chúa và tha nhân, đó là linh hồn của mọi hoạt động tông đồ (x. Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 33; Sắc lệnh Tông đồ giáo dân, số 3).
Từ đó phát sinh lời mời gọi mà tôi nhắc cho tất cả anh chị em giáo dân, để tái khám phá ra phẩm giá ban đầu của các môn đệ Chúa, đào sâu ý nghĩa về trách nhiệm tông đồ và đóng góp một cách quảng đại cho công cuộc rao giảng Tin Mừng.
3. Một thân thể thống nhất và trật tự
Nhưng, nếu mọi người trong Giáo Hội đều có trách nhiệm đối với sứ mạng, nếu mọi người cũng là “đối tượng” và là “người nhận” thì điều này không xảy ra cùng một chủ đề và cùng một cách, nhưng tuỳ theo nét đặc thù của tình trạng và chức năng trong Giáo Hội, cũng như của thừa tác vụ và đặc sủng được lãnh nhận. Những khác biệt đó là các ân sủng của Thiên Chúa, luôn luôn phong phú, không dành riêng nhưng phải bổ túc, tất cả nhằm vào sự hiệp thông và sứ mạng. Còn chúng ta, được mời gọi để biện phân và đánh giá các đặc ân đó với sự khôn ngoan của tin mừng theo những nhu cầu khách quan và những tình huống khẩn cấp có thể nảy sinh trong thời đại của chúng ta. Trong phiên họp Hội Đồng Giám Mục sắp tới, tôi khuyến khích anh chị em giáo dân, nhất là các bạn trẻ, nhận biết thực tại của những hồng ân thiêng liêng này và đảm nhận trách nhiệm cá nhân về việc loan báo Tin Mừng, bằng lời nói, chứng tá, gieo rắc sự khôn ngoan và niềm hy vọng mà con người khao khát, thường là vô thức.
Các ơn gọi giáo dân, được mời gọi đóng góp cụ thể cho cộng đoàn Giáo Hội, mà ngày nay vẫn còn tạo nên một cách diễn tả mạnh mẽ và có ý nghĩa giữa Dân Chúa trong việc hiến dâng truyền giáo. Ngày nay, nhiều hơn trong quá khứ, gia tăng nhu cầu về con người mà họ tự nguyện dâng hiến hoàn cho hoạt động truyền giáo: “Vì thế, những người có năng khiếu bẩm sinh thích ứng, đủ khả năng tinh thần và trí tuệ, sẵn sàng lãnh nhận công cuộc truyền giáo, đều được kể là có ơn gọi đặc biệt dù họ là người địa phương hay ngoại quốc, là linh mục, tu sĩ hay giáo dân” (AG 23 và x. 6). Vâng, ngày nay Giáo Hội đang cần những giáo dân trưởng thành làm môn đệ và là chứng nhân của Chúa Kitô, những người xây dựng cộng đoàn kitô giáo, những người biến đổi thế giới theo các giá trị của Tin Mừng.
Đối với tất cả các giáo dân đã gia nhập vào hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, tôi gửi lời cám ơn và khích lệ, thừa nhận mỗi người chu toàn công việc riêng của mình.
4. Các giáo lý viên
Về vấn đề này, tôi muốn, trước hết, phải nhớ đến những Giáo lý viên dạy dỗ rất xứng đáng – cả nam lẫn nữ – là những người đã đóng góp không thể thay thế cho việc truyền bá đức tin, và được kêu gọi thực hiện một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong trong thời đại (x. AG 17; Gioan Phaolô II, Catechesi Tradendae, 66). Làm thế nào phủ nhận được điều đó, nếu không có các thợ lành nghề trong các vùng đất truyền giáo, nhiều nhà thờ hiện nay đang phát triển, sẽ không được xây dựng? Họ đã và đang là những chứng nhân trực tiếp của đức tin, đôi khi là những người đầu tiên, theo nghĩa thời gian, trong việc loan báo, như thế họ trở thành những cộng tác viên đắc lực trong việc truyền giáo để thiết lập, để phát triển và để nâng cao đời sống kitô hữu. Sự phục vụ của họ được gắn kết với cơ cấu quan trọng của việc loan báo Tin Mừng, mà Giáo Hội không bao giờ có thể thực hiện mà không có họ. Một lần nữa, tôi hy vọng số lượng và chất lượng của họ ngày càng gia tăng cho công việc khẩn cấp này, tôi tin rằng những người có nhu cầu luôn tìm thấy nơi họ tấm lòng nhân ái và sự trợ giúp. Dĩ nhiên, họ cũng cần được nuôi dưỡng đầy đủ, và nếu họ không thể duy trì được do cộng đồng quá nghèo, thì phải cung cấp cho họ trách nhiệm liên đới của các kitô hữu khác.
5. Những giáo dân thiện nguyện
Rồi tôi nhớ một hình thức dấn thân giáo dân truyền giáo khác, mà ngày nay Giáo Hội rất phụ thuộc vào họ rất nhiều: các giáo dân tự nguyện. Đó là một hình thức có giá trị góp phần đáng kể vào sứ mạng của Giáo Hội, tạo điều kiện cho con đường Phúc Âm hóa : việc phục vụ của các tín hữu giáo dân mà họ dấn thân dâng hiến một số năm trong cuộc đời của mình để cộng tác trực tiếp trong việc làm gia tăng các quốc gia đang trên đà phát triển.
Như thế, bên cạnh việc phát triển con người mà họ tiến hành cùng với các sức mạnh xã hội khác, giống như các kitô hữu, họ tìm cách không làm cho các anh em khác thiếu sự viên mãn về việc phát triển tôn giáo và luân lý, chỉ khi người ta rộng mở hoàn toàn cho ân sủng của Thiên Chúa. Do bởi đức tin và đức ái của Tin Mừng thúc đẩy, họ trở thành những chứng nhân tình yêu và phục vụ con người toàn bộ cả thể xác lẫn tinh thần.
Cũng trong khí cạnh này, tôi hy vọng trong dịp Thượng Hội Đồng Giám mục, nhiều Giáo hội địa phương tái khám phá hình thức cộng tác truyền giáo này, và cảm thấy dấn thân để phân biệt và trợ giúp các ơn gọi giáo dân mà nhiều người sẽ vui mừng đón nhận, sẵn sàng tham gia cách tích cực trong những cộng đoàn anh em khác.
Về cơ bản của những ơn gọi này phải luôn có một sự dấn thân quân bình và hài hòa, không bao giờ làm gián đoạn sự phát triển xã hội – văn hóa từ việc tuyên xưng đức tin tôn giáo. Đối với việc phục vụ khó khăn và đòi hỏi, cần phải lựa chọn thận trọng, chuẩn bị đầy đủ, năng lực chuyên môn và trước hết là sự trưởng thành nhân cách.
6. Mở rộng các hình thức khác của việc phục vụ
Chúa Thánh Thần, đấng hướng dẫn Giáo hội đến toàn bộ sự thật (x. Ga 16,13), thống nhất trong sự hiệp thông và trong sứ vụ, đấng làm phong phú Giáo hội bằng các ân sủng của Người, “Người còn ban phát các ân sủng đặc biệt cho mọi cấp bậc các tín hữu phân chia các ân huệ cho mỗi người tuỳ theo ý ngài, khiến người lãnh nhận các ân sủng ấy có đủ khả năng và sẵn lòng đảm nhận các công việc và nhiệm vụ khác nhau” (LG 12).
Giờ đây, tất cả chúng ta được mời gọi để nhận biết và để đón nhận những ân sủng đặc biệt này, ân sủng cũng được phân phát giữa người giáo dân theo quan điểm của họ về sự hiện diện trong lãnh vực truyền giáo. Đặc biệt các Giáo Hội trẻ được mời gọi để mở ra và làm nổi bật sự phong phú tinh thần với sự tin tưởng đối với bổn phận và công việc mà chúng cho thấy “hữu ích cho việc canh tân, xây dựng và phát triển xã hội” (LG 12).
Do đó, chúng ta cần phải xem xét và hỗ trợ nhiều hình thức tham gia của các giáo dân vào đời sống phụng vụ của các cộng đoàn kitô hữu, các chương trình của họ và hội đồng mục vụ, thực hành đức ái và sự hiện diện kitô giáo trong thế giới văn hóa, xã hội, kinh tế.
Tôi cũng khuyến khích sự tham gia rộng rãi và tích cực hơn nữa của các phụ nữ trong việc đảm nhận những sự phục vụ này, một lãnh vực bao la của sứ vụ đang chờ đợi từ lòng quảng đại và sự đóng góp đặc biệt của họ. Đó là mong muốn mà người giáo dân dâng hiến, vừa chu toàn những công việc truyền thống (bệnh viện, trường học, chăm sóc trẻ), vừa loan báo Tin Mừng trực tiếp như huấn luyện hạt nhân gia đình, đối thoại với những người chưa tin hoặc chưa thực hành, phát triển về văn hóa công giáo, cũng như một sự hiện diện thường xuyên trong lãnh vực cầu nguyện và phụng vụ.
7. Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo
Trong ngày lễ Hiện Xuống, trước sự cấp bách về truyền giáo, Giáo Hội cảm thấy bị thôi thúc mở ra với sức mạnh đổi mới nhờ hơi thở quyền năng và tình yêu sống động của Chúa Thánh Thần, đấng thánh hóa Dân Chúa, hướng dẫn và điểm tô các nhân đức nơi họ, để làm phát sinh các đặc sủng của căn tính kitô giáo.
Tôi dự định uỷ thác nhiệm vụ đặc biệt cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, theo nền tảng, hiếp pháp và mục đích, mô tả như là những công cụ đặc biệt của sứ vụ phổ quát, để với hành động linh hoạt của họ làm thức tỉnh trong Dân Chúa, nhất là người giáo dân, nhận thức truyền giáo, đồng thời làm nổi bật ơn gọi đặc biệt của những người được tiếp nhận sứ mạng này.
Họ có nhiệm vụ khơi dậy sự quan tâm và tham gia của tất cả các tín hữu cả về vật chất lẫn tinh thần ủng hộ cho các xứ truyền giáo, cũng như khuyến khích các ơn gọi truyền giáo nơi những người trẻ. Trong một thế giới bị hủy hoại bởi những quan điểm trống rỗng và nhiều điều không chắc chắn, người ta không ngừng khơi dậy và đẩy mạnh các ý tưởng cao quý của sứ mạng giữa người giáo dân, để nhiều người đáp lại lời mời gọi của Chúa: “Này con đây, xin hãy sai con!” (Is 6,8).
8. Mẹ là người đi trước chúng ta trong đức tin và trong sứ mạng
Tôi còn nhớ – đó là một sự trùng hợp may mắn ngẫu nhiên khác – dịp mừng kỷ niệm Năm Thánh Mẫu. Thật là tự nhiên, dễ dàng và an ủi để tất cả con cái của Giáo hội nhìn vào gương Mẹ trong sứ mạng của Giáo Hội đã hiện diện ngay từ đầu (x. Gioan Phaolô II, Mẹ Đấng cứu chuộc, 28). Nếu cuộc hành trình của Giáo Hội này, hiện giờ vào cuối thiên niên kỷ Kitô giáo thứ hai, liên hệ đến sự canh tân, dấn thân quảng đại trong sứ mạng của mình, thì nó sẽ vẫn còn và luôn luôn cần thiết để tiếp tục cùng với Đức Maria.
Theo Đức Kitô, Giáo Hội tìm kiếm sự trung thành không thay đổi để hoàn tất sứ mạng của mình trong lịch sử loài người và của các dân tộc: trong khuôn khổ cộng tác này với công trình của Chúa Con Đấng cứu chuộc, Giáo Hội gắn bó mật thiết với Đức Maria, trong khi chờ đợi Lễ Hiện Xuống mới (x. Cv 1,14). Do đó, cùng với Đức Maria, người đi trước trong đức tin, Giáo Hội, gồm mọi Kitô hữu phải cố gắng để hiểu và thực hành ý nghĩa về sứ mạng riêng của mình: cộng tác vào công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện cho đến khi kết thúc dứt khoát trong nước Trời.
Với phép lành tòa thánh của tôi.
Từ Vatican, ngày 7 tháng 6 năm 1987, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, triều đại thứ 9 của tôi.
Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP