Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ
Nguồn: The Word Among Us – April 2022
Tuesday April 12th 2022 I will make you a light to the nations. (Isaiah 49:6) Throughout Holy Week, our Old Testament readings come from the four “Songs of the Suffering Servant” in the Book of Isaiah. Today’s passage describes how the Servant of the Lord will draw people from every nation to the God of Israel. With the blessing of hindsight, we can see how Jesus fulfilled this role and commissioned his disciples to carry on this mission. Jesus seemed to go out of his way to reach people from different backgrounds. He spoke with a Samaritan woman (John 4:4-42). He healed the servant of a Roman centurion (Matthew 8:5-13). He restored the daughter of a Syrophoenician woman (Mark 7:24-30). Beyond demonstrating God’s power and love, these encounters revealed Jesus’ desire to cross cultural and ethnic boundaries. But he didn’t stop there. After his resurrection, he commissioned his disciples to continue reaching out beyond their own people. He told them to “make disciples of all nations” (Matthew 28:19). Then, before ascending, he instructed them to witness “in Jerusalem, throughout Judea and Samaria, and to the ends of the earth” (Acts 1:8). And the apostles did just that. They traveled all over the world, carrying Jesus’ light with them. Just before entering into his passion, Jesus promised, “When I am lifted up . . . , I will draw everyone to myself” (John 12:32). In the next few days, we will see these words fulfilled. As we celebrate the mysteries of Jesus’ death and resurrection, we will join millions of people around the world in lifting Jesus up. And as we do, we will be taking our place as part of the very people Jesus promised to draw to himself. As you attend the liturgies of Holy Week, look around and see that fulfillment in the faces of your fellow parishioners. Think about the Church in other countries as well, and rejoice that God has brought so many diverse peoples into one family. Rejoice that the apostles proclaimed the gospel to people so different from themselves. And rejoice that you are part of this work! Extend your hand in friendship to someone new this week, and shine your light to the nations. “Lord, help me to reach out so that people will know you.” |
Thứ Ba Tuần Thánh ngày 12.4.2022 Ta sẽ làm cho ngươi trở thành ánh sáng cho các dân tộc (Is 49,6) Trong suốt Tuần Thánh, các bài đọc Cựu Ước của chúng ta đến từ bốn bài “Bài ca của người tôi tớ đau khổ” trong Sách tiên tri Isaia. Phân đoạn Kinh Thánh hôm nay mô tả cách Tôi Tớ Chúa sẽ lôi kéo mọi người từ mọi quốc gia đến với Thiên Chúa của Israel. Với ơn soi sáng, chúng ta có thể thấy Chúa Giêsu đã hoàn thành vai trò này và ủy thác cho các môn đệ của Ngài thực hiện sứ mệnh này như thế nào. Chúa Giêsu dường như đã nỗ lực để tiếp cận những người thuộc các hoàn cảnh khác nhau. Ngài đã nói chuyện với một phụ nữ Samaria (Ga 4,4-42). Ngài đã chữa lành cho người hầu của một viên sĩ quan La Mã (Mt 8,5-13). Ngài đã chữa lành con gái của một phụ nữ người Phênixi (Mc 7,24-30). Ngoài việc thể hiện quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, những cuộc gặp gỡ này cho thấy Chúa Giêsu muốn vượt qua ranh giới văn hóa và dân tộc. Nhưng Ngài không dừng lại ở đó. Sau khi phục sinh, Ngài ủy thác cho các môn đệ tiếp tục vươn xa hơn dân tộc của họ. Ngài bảo họ “hãy làm muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19). Sau đó, trước khi thăng thiên, Ngài hướng dẫn họ làm chứng “tại Giêrusalem, khắp miền Giuđêa và xứ Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Và các tông đồ đã làm điều đó. Họ đi khắp nơi trên thế giới, mang theo ánh sáng của Chúa Giêsu. Ngay trước khi bước vào cuộc khổ nạn của mình, Chúa Giêsu đã hứa, “Khi tôi được cất lên …, tôi sẽ kéo mọi người đến với tôi (Ga 12,32). Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ thấy những lời này được ứng nghiệm. Khi chúng ta cử hành những mầu nhiệm về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cùng với hàng triệu người trên thế giới giương cao Chúa Giêsu lên. Và khi chúng ta làm vậy, chúng ta sẽ thế chỗ của chúng ta như là một phần của chính những người mà Chúa Giêsu đã hứa sẽ thu hút về mình. Khi bạn tham dự các nghi thức của Tuần Thánh, hãy nhìn xung quanh và thấy sự hoàn thành đó trên khuôn mặt của các giáo dân của bạn. Cũng hãy nghĩ về Giáo hội ở các quốc gia khác và vui mừng vì Thiên Chúa đã đưa rất nhiều dân tộc đa dạng vào một gia đình. Vui mừng vì các Tông đồ đã rao giảng Tin mừng cho những người khác biệt với mình. Và vui mừng vì bạn là một phần của công trình này! Mở rộng vòng tay của bạn trong tình bằng hữu với một người mới trong tuần này, và chiếu ánh sáng của bạn cho các dân tộc. Lạy Chúa, xin giúp con tiếp cận để mọi người biết đến Chúa. |
Ga 13, 21-33. 36-38
Một người trong anh em sẽ phản bội Thầy
Nếu bạn đã từng bị phản bội, bạn biết nó đau đớn như thế nào. Bạn đã đặt tình yêu và sự tin tưởng của mình vào một người rất thân thiết với mình. Bây giờ người đó đã làm hỏng mối tương quan của bạn không thể sửa chữa được. Làm thế nào họ có thể đã làm một điều như vậy?
Chúa Giêsu cũng đã trải qua nỗi đau bị phản bội. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng khi nghĩ về những gì Giuđa sắp làm, Chúa Giêsu trở nên “vô cùng xao xuyến” (Ga 13,21). Giuđa đã gắn bó với Ngài quá lâu, trải qua nhiều biến cố, và bây giờ, cuối cùng, anh ta quay lưng lại với Chúa Giêsu. Không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giêsu khó chịu!
Nhưng Chúa Giêsu cũng gặp rắc rối vì Ngài biết rằng cuối cùng thì Giuđa sẽ vô cùng hối hận về quyết định của mình – đến mức tự kết liễu đời mình vì cảm giác tội lỗi quá dữ dội.
Thật không cần phải kết thúc theo cách đó. Phêrô cũng phản bội Chúa Giêsu bằng cách chối bỏ Ngài, và tất cả các môn đệ chạy trốn khi Chúa Giêsu bị bắt. Nhưng sự phản bội của họ không phá hủy mối tương quan của họ với Chúa Giêsu bởi vì họ chấp nhận lòng thương xót của Ngài.
Sự phản bội rất tai hại vì bản năng chúng ta muốn bảo vệ mình để không bị tổn thương lần thứ hai. Nhưng Chúa Giêsu cho chúng ta thấy sự tha thứ có thể mạnh mẽ như thế nào. Nó có thể khôi phục ngay cả những mối tương quan bị tổn thương nhất.
Nếu bạn đang bị tổn thương vì bị phản bội, bạn có thể không muốn tha thứ cho người đó. Dù sao hãy cầu xin Chúa ơn sủng này. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng không thể tha thứ hoặc mối tương quan có thể được khôi phục, hãy nhớ rằng: không có gì là không thể với Thiên Chúa (Lc 1,37).
Có thể người đã phản bội bạn là người trong quá khứ của bạn mà bạn sẽ không bao giờ gặp lại. Có thể đó là người chưa bao giờ cầu xin bạn tha thứ. Đôi khi vì hoàn cảnh, không phải là khôn ngoan khi làm mới lại mối tương quan. Ngay cả khi trường hợp đó xảy ra, Thiên Chúa không muốn bạn bị đè nặng bởi sự tổn thương và oán giận. Ngài muốn bạn tha thứ cho người đó từ tận đáy lòng để Ngài có thể giải thoát cho bạn.
Việc mọi người chống lại nhau là điều quá bình thường khi Giuđa và Phêrô chống lại Chúa Giêsu – và vì nhiều lý do nữa. Nhưng chúng ta không phải sống dưới cái bóng của sự phản bội. Chúa Giêsu đã chết vì sự tha thứ của chúng ta để Ngài có thể chữa lành ngay cả những tổn thương sâu sắc nhất của chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ân sủng để tha thứ cho những ai đã làm tổn thương con.