Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ
Theo the Word Among us
Nguồn: WAU
Meditation: Luke 10:25-37
The one who treated him with mercy. (Luke 10:37) Jesus’ listeners must have been surprised by this parable. Jews looked down on Samaritans, but in this story, it is the Samaritan, not the priest or the Levite, who treats the injured man with mercy. The Samaritan is the one who loves his neighbor and takes care of him. Jesus’ message is clear: “Go and do likewise” (Luke 10:37). But the Church Fathers saw this parable as more than an example of how we should love our neighbor. They saw Jesus as the good Samaritan, the One who has come to care for each of us who have been battered by sin and the powers of evil. He is the One who finds us lying “half-dead” by the side of the road (Luke 10:30). And he is the One who bandages our wounds and carries us to the “inn,” the Church. This allegorical reading can deepen our understanding of this very familiar parable. Through Jesus’ death and resurrection, he has healed us of the wounds of our sin. Now recovered and sustained by the Church’s sacraments, we can be the good Samaritans who join the Lord in caring for those people who are still on the side of the road and in need of rescue. And because we are fellow travelers who know what it’s like to be wounded by sin and rescued by the Lord, we can show them the same mercy that we have received. Jesus’ parable is a call to extend ourselves to the many people in the world today who are hurting and in need of help. No doubt it’s challenging. But remembering what the Lord has done for us can move us to become more generous and compassionate, just like the good Samaritan in the parable. Today at Mass, thank the Lord for having treated you with so much mercy. Then ask him to show you how to be a good Samaritan to someone who needs your love, compassion, and care. “Lord, help me to be merciful as you are merciful.” |
Suy niệm: Lc 10,25-37
“Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy” (Lc 10,37). Các độc giả của Chúa Giêsu hẳn đã phải ngạc nhiên bởi dụ ngôn này. Những người Do Thái khinh miệt những người Samaria, nhưng trong câu chuyện này, chính người Samaria, chứ không phải vị Tư Tế hay thầy Lêvi, là người đối xử với người bị trọng thương bằng lòng thương xót. Người Samaria chính là người yêu thương người lân cận và chăm sóc người ấy. Sứ điệp của Chúa Giêsu thì rõ ràng: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10,37). Nhưng các Giáo Phụ đã thấy dụ ngôn này còn hơn cả một gương mẫu về cách chúng ta nên yêu thương người lân cận của chúng ta. Họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu như Người Samaria nhân hậu, Người đã đến chăm sóc mỗi người chúng ta bị bầm dập bởi tội lỗi và những quyền lực của ma quỷ. Người là Đấng tìm thấy chúng ta đang nằm “nửa sống nửa chết” (Lc 10,30) bên vệ đường. Và Người là Đấng băng bó những vết thương của chúng ta và đưa chúng ta đến “quán trọ”, là Giáo Hội. Bài đọc ngụ ngôn này có thể đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về dụ ngôn rất quen thuộc này. Qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, Người đã chữa lành cho chúng ta khỏi những vết thương tội lỗi của chúng ta. Giờ đây, được phục hồi và nâng đỡ nhờ các bí tích của Giáo Hội, chúng ta có thể là những người Samaria nhân hậu tham gia cùng với Chúa trong việc chăm sóc cho những người vẫn đang ở bên vệ đường và cần được cứu chữa. Và bởi vì chúng ta là những người lữ khách biết việc bị thương tổn vì tội lỗi và được Thiên Chúa cứu rỗi là như thế nào, chúng ta có thể cho họ thấy cùng lòng thương xót mà chúng ta đã lãnh nhận. Dụ ngôn của Chúa Giêsu là một lời mời gọi để chúng ta mở lòng ra với nhiều người trong thế giới ngày nay những người đang bị tổn thương và cần giúp đỡ. Chắc chắn đó là thử thách. Nhưng việc nhớ lại những gì Chúa đã làm cho chúng ta có thể thúc đẩy chúng ta trở nên quảng đại và nhân ái hơn, giống như người Samaria nhân hậu trong dụ ngôn. Hôm nay trong Thánh Lễ, bạn hãy tạ ơn Chúa vì đã đối xử với bạn với lòng thương xót quá đỗi. Sau đó hãy xin Người chỉ cho bạn cách trở thành một người Samaria nhân hậu đối với ai đó cần tình yêu, lòng thương xót và sự chăm sóc của bạn. “Lạy Chúa, xin hãy giúp con biết thương xót như Chúa là Đấng xót thương”. |