Trong thế gian này, anh em sẽ gặp gian nan khốn khổ

0

Nguồn: WAU
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ 

In This World You Will Have Trouble
Finding Meaning in Our Hardships

Why am I suffering? Or worse yet, why is my loved one having to go through such suffering? Each one of us has probably asked these questions at one time or another. Unfortunately, we have no simple answer as to why God -who we know is faithful and good, who created us out of love – would also allow us to struggle, suffer, and grieve. All we can honestly say is that we don’t really know.

But that’s not the end of the story. Because Jesus himself suffered a harsh death so that we could be saved, we know that suffering can have meaning; it can be used by God in some way for good. And when we are going through hard times, we can look at Jesus on the cross and know that we are not suffering alone or in vain, even when we don’t understand the reason for it.

In this issue, we want to explore how, with the strength of the Lord, we can cope with our trials. We also want to suggest some strategies to help us persevere when we are enduring hard times. No human life is free from trials – whether that’s difficulties at work, struggles with family members, health or financial problems, the loss of loved ones, or natural disasters and accidents. But because Jesus is close to us, we can stand firm through hard times in a way that glorifies God and gives witness to his life in us.

Discipleship and Suffering
There’s a natural tendency to want to avoid or minimize suffering in our lives and in the lives of our loved ones. Unfortunately, the desire to have a trouble-free, happy life can allow a kind of “contract mentality” to creep into our hearts and minds that goes something like this: “As long as I’m a good Christian, as long I honestly seek to obey God’s commandments, he will bless my family or at least protect us from bad circumstances.” Yet we only have to turn to the Scriptures to know that this is not a biblical view – and it’s not what happened to most of those who chose to follow the Lord!

Just look at prophets like Moses, Ezekiel, Hosea, or Jeremiah. All suffered while they sought with all of their hearts to do God’s will. And Jesus’ resurrection didn’t prevent the early Christians from suffering. In fact, the apostles suffered greatly. Eventually, many were martyred.

Even without persecution or martyrdom, every disciple of Jesus will go through some type of suffering as we follow the Lord. Jesus himself warned us, “If anyone wishes to come after me, he must deny himself and take up his cross daily and follow me” (Luke 9:23, emphasis added). Discipleship involves putting others ahead of ourselves. It involves obedience to the Lord’s will, day in and day out. In short, discipleship involves dying to self. No doubt that’s a struggle at times, but it’s what helps us to grow in holiness.

The Story of Job
But what about the suffering that seems to have no purpose or meaning? How do I deal with the death of a family member whom I love? Or why did I get fired when I worked hard and did nothing wrong? In these times, we can feel a lot like Job in the Old Testament.

For many years, Job had a blessed and happy life: he was healthy and prosperous, and he had a large, loving family. He sought to live for the Lord and was known to be “blameless and upright” (Job 1:8). But Satan thought Job’s righteousness was simply a response to God’s many blessings, so the Lord allowed Satan to test Job. If God’s blessings were taken away, would he still be faithful to God (1:12)?

And so Job lost his health, his family, and the respect of his friends (2:7). He couldn’t understand why he was suffering; he knew he was innocent. His friends tried to offer answers -sometimes simplistic answers – to his suffering. But the reason for his trials still wasn’t clear.

This is the case in our own lives as well. Sometimes we may think that when calamities happen, we must have sinned or displeased the Lord. Of course, at times we may suffer from the result of poor choices. But often our trials seem to have no rhyme or reason. And it is in these times that we need to seek the Lord’s presence.

This can be difficult; not even Job was able to do this at first. But when Job did cry out in his anguish, the Lord revealed himself to this suffering man. He showed himself to be the almighty, all-powerful God who had created the universe and who had created Job himself. As a result, Job finally began to discover hope.

The Lord is our Creator as well. Every blessing in your entire life has come from him. He not only created you, but he has walked with you through blessed days, and he continues to walk with you through the storms of your life. You might not be able to understand why you are suffering. But you can hold fast to the fact that our God is good and faithful and that he loves you every minute, even when you are not faithful. You might not understand why you are suffering, but you can proclaim with Job, “By hearsay I had heard of you, but now my eye has seen you” (42:5).

Suffering Redeemed
As Christians, we know that suffering, whatever the reason for it, never has the final word. Why? Because through his passion and death, Jesus brought life to all of us. Our Father used the greatest suffering to bring about the greatest good. And he can use your suffering to bring about good as well.

The Lord never actively sends difficulties our way. But we live in a fallen world, and God can use our trials to help us grow. Our hardships help us draw closer to the Lord whenever we spend time pouring out our hearts to him in prayer. In fact, it may be during times of suffering that we experience God’s love most keenly; we may sense that he is with us. This is why the psalmist assures us that “the Lord is close to the brokenhearted” (34:19). So if you are going through trials, the Lord is close to you in a special way. You are not alone, even if you have felt very much alone. And even when God is silent and you have to “walk by faith, not by sight” (2 Corinthians 5:7), you can trust that the Lord is truly with you and cares for you.

Our own trials often help us to grow in love, empathy, and compassion, which inspires us to reach out to other people who are also undergoing trials. When that happens, our suffering has made us more like Jesus. We may also experience God’s love through the love, care, and intercessory prayers of those around us. This is another way God uses suffering: to knit together and build up the body of Christ.

Finally, God gives us the opportunity to offer up our suffering for the needs of other people. When we join our own pain to his on the cross, he redeems it: “Now I rejoice in my sufferings for your sake, and in my flesh I am filling up what is lacking in the afflictions of Christ on behalf of his body, which is the church” (Colossians 1:24). Every tear we shed, every pain we experienced, can be offered to the Lord. As our faith teaches us, “By his passion and death on the cross Christ has given a new meaning to suffering: it can henceforth configure us to him and unite us with his redemptive Passion” (Catechism of the Catholic Church, 1505). God wastes nothing -not even our trials!

The Joy That Is before Us
Ultimately, suffering is a mystery. We can’t explain it in any satisfactory way. But we can try to view our lives from God’s perspective. Suffering can help us look beyond the immediate and the earthly to the eternal, when “God will wipe away every tear” from our eyes (Revelation 7:17). It may even lessen our fear of death, as we anticipate that day when we will be ushered into heaven and all our pain and suffering will be no more.

“For the sake of the joy that lay before him [Jesus] endured the cross” (Hebrews 12:2). By God’s grace, we can do the same! We don’t have to just grit our teeth and bear it when we are in the midst of trials. The Holy Spirit will lift us up to the very heart of God our Father. In those moments, with St. Paul, we can proclaim that “this momentary light affliction is producing for us an eternal weight of glory beyond all comparison” (2 Corinthians 4:17). And to that we can say, “Amen, Alleluia!”

 

Trong Thế Gian Này, Anh Em Sẽ Gặp Gian Nan Khốn Khổ

Tìm Kiếm Ý Nghĩa trong Những Gian Nan Đau Khổ của Chúng Ta

Tại sao tôi đang đau khổ? Hoặc tệ hơn, tại sao người thân yêu của tôi phải trải qua sự đau khổ như thế? Mỗi người chúng ta có lẽ đã đặt ra những câu hỏi này lúc này hay lúc khác. Thật bất hạnh, chúng ta không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi tại sao Thiên Chúa – Đấng chúng ta biết Người vốn trung tín và tốt lành, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta vì tình yêu – lại để cho chúng ta phải chiến đấu, đau khổ và gian nan. Tất cả chúng ta có thể nói chân thành rằng chúng ta thực sự không biết.

Tuy nhiên, đó không phải là kết cục của câu chuyện. Bởi vì chính Chúa Giêsu đã chịu một cái chết đau đớn để chúng ta có thể được cứu độ, chúng ta biết sự đau khổ có thể có ý nghĩa; nó có thể được Thiên Chúa dùng trong cách nào đó cho mục đích tốt đẹp. Và khi chúng ta trải qua những thời khắc khó khăn, chúng ta có thể nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá và biết rằng chúng ta không chịu đau khổ một mình hay vô nghĩa, ngay cả khi chúng ta không hiểu lý do của nó.

Trong số báo này, chúng tôi muốn khám phá xem, với sức mạnh của Chúa, chúng ta có thể đối diện với những thử thách của chúng ta như thế nào. Chúng tôi cũng muốn gợi ý một số giải pháp để giúp chúng ta kiên vững khi chúng ta chịu đựng những thời khắc khó khăn. Không cuộc sống con người nào mà không có những khó khăn thử thách – dù đó là những khó khăn trong công việc, những cuộc chiến đấu với các thành viên trong gia đình, những vấn đề về sức khỏe hay tài chính, sự mất những người thân yêu, hoặc những thảm họa tự nhiên hay tai nạn. Nhưng vì Chúa Giêsu ở gần kề chúng ta, chúng ta có thể kiên vững vượt qua những thời khắc khó khăn trong cách làm vinh danh Thiên Chúa và làm chứng cho sự sống của Người nơi chúng ta.

Cương vị Môn đệ và Sự đau khổ
 Khuynh hướng tự nhiên là muốn tránh hoặc tối thiểu hóa đau khổ trong cuộc sống của chúng ta và trong cuộc sống của những người thân yêu của chúng ta. Bất hạnh thay, khát vọng có một cuộc sống hạnh phúc, không gặp rắc rối có thể cho phép một loại “hợp đồng tâm thức” len lỏi vào trong tâm hồn và tâm trí chúng ta, đại thể là: “Bao lâu tôi là một Kitô hữu tốt, bao lâu tôi cố gắng chân thành vâng giữ các điều răn của Chúa, Người sẽ chúc lành cho gia đình tôi hay ít nhất cũng bảo vệ tôi khỏi những tình huống xấu”. Tuy nhiên, chúng ta phải quay về với Thánh Kinh để biết rằng đây không phải là quan điểm của Thánh Kinh – và đó không phải là những gì đã xảy ra với hầu hết những người đã lựa chọn đi theo Chúa!

Hãy nhìn vào các ngôn sứ như Môsê, Êdêkien, Hôsê hoặc Giêrêmia. Tất cả đều đã chịu đau khổ trong khi họ đã hết lòng hết sức để thực hiện thánh ý Chúa. Và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã không miễn cho các Kitô hữu sơ khai khỏi phải chịu đau khổ. Thật vậy, các tông đồ đã chịu chịu rất nhiều đau khổ. Cuối cùng, nhiều vị đã tử đạo.

Ngay cả nếu không phải chịu bách hại hay tử đạo, mọi môn đệ của Chúa Giêsu đều sẽ trải qua một loại đau khổ nào đó khi chúng ta đi theo Chúa. Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta: “Bất cứ ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23). Làm môn đệ bao hàm việc đặt những người khác lên trước bản thân chúng ta. Điều đó bao hàm cả việc vâng phục thánh ý của Chúa, ngày này qua ngày khác. Tóm lại, làm môn đệ bao hàm cả việc chết cho chính mình. Chắc chắn đôi khi đó là một cuộc chiến, nhưng đó là những gì giúp chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện.

 Câu chuyện của Ông Gióp
Nhưng còn về những đau khổ dường như không có mục đích hay ý nghĩa gì thì sao? Làm cách nào tôi đón nhận cái chết của một thành viên trong gia đình, người mà tôi yêu thương? Hoặc tại sao tôi bị sa thải khi tôi đã làm việc chăm chỉ và không làm gì sai trái? Trong những lần này, chúng ta có thể cảm thấy mình có nhiều điều giống như ông Gióp trong Cựu Ước.

Qua nhiều năm, ông Gióp đã được chúc phúc và có cuộc sống hạnh phúc: ông mạnh khỏe và thịnh vượng, và ông đã có một đại gia đình đầy yêu thương. Ông đã cố gắng sống cho Thiên Chúa và được biết là “một con người vẹn toàn và ngay thẳng” (G 1,8). Nhưng Satan đã nghĩ sự công chính của Gióp đơn giản chỉ là một sự đáp trả lại quá nhiều phúc lành của Thiên Chúa dành cho ông, vì thế Chúa đã cho phép Satan thử thách Gióp. Nếu những phúc lành của Thiên Chúa bị cất đi, thì liệu ông Gióp vẫn trung thành với Thiên Chúa hay không (x.G 1,12)?

Và thế là Gióp mất đi sức khỏe, gia đình và sự tôn trọng của bạn bè ông (x. G 2,7). Ông không thể hiểu tại sao ông phải chịu đau khổ; ông biết ông vô tội. Những người bạn của ông đã cố gắng đưa ra những câu trả lời – đôi khi là những câu trả lời quá đơn giản – đối với đau khổ của ông. Nhưng lý do của những thử thách mà ông phải chịu vẫn chưa rõ ràng.

Đây cũng là trường hợp của chính chúng ta. Đôi khi chúng ta có thể nghĩ rằng khi các tai họa xảy đến, hẳn chúng ta đã phạm tội hoặc không làm đẹp lòng Chúa. Dĩ nhiên, đôi khi chúng ta có thể chịu đau khổ do hậu quả của những lựa chọn sai lầm. Nhưng thường những thử thách chúng ta phải chịu dường như chẳng có ý nghĩa hay lý do gì. Và chính trong những lúc này chúng ta cần tìm kiếm sự hiện diện của Thiên Chúa.

Điều này có thể khó khăn; thậm chí ông Gióp không thể làm điều này ngay lúc đầu. Nhưng khi Gióp đã kêu lên trong nỗi thống khổ của mình, Thiên Chúa đã mạc khải chính mình cho con người đau khổ này. Người tỏ cho thấy chính Người là Thiên Chúa toàn năng, là Thiên Chúa với tất cả quyền năng đã tạo dựng vũ trụ và là Đấng đã dựng nên chính ông Gióp. Kết quả là cuối cùng ông Gióp đã bắt đầu khám phá ra niềm hy vọng.

Thiên Chúa cũng là Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Mọi phúc lành trong toàn bộ cuộc sống của bạn đều đến từ Thiên Chúa. Người không chỉ đã tạo dựng nên bạn, nhưng còn bước đi với bạn qua những ngày được chúc lành, và Người tiếp tục bước đi với bạn qua những cơn giông bão của cuộc đời bạn. Bạn có lẽ không thể hiểu tại sao bạn đang đau khổ. Nhưng bạn có thể kiên vững với sự thật là Thiên Chúa của chúng ta tốt lành và trung tín, và rằng Người yêu thương bạn mọi giây phút, ngay cả khi bạn không trung tín. Bạn có thể không hiểu tại sao bạn đang đau khổ, nhưng bạn có thể thốt lên cùng với ông Gióp: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con đã chứng kiến” (G 42,5).

Sự Đau Khổ Được Cứu Chuộc
Là Kitô hữu, chúng ta biết rằng sự đau khổ, bất cứ lý do là gì, không bao giờ có lời cuối cùng. Tại sao? Bởi vì qua cuộc khổ nạn và cái chết của mình, Chúa Giêsu đã mang lại sự sống cho tất cả chúng ta. Cha của chúng ta đã dùng sự đau khổ ghê gớm nhất để mang lại điều tốt đẹp nhất. Và Người cũng có thể dùng sự đau khổ của bạn để mang lại điều tốt lành.

Thiên Chúa không bao giờ chủ động gửi những khó khăn đến cho chúng ta. Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới bị đổ vỡ và Thiên Chúa có thể dùng những thử thách của chúng ta để giúp chúng ta lớn lên. Những gian khổ chúng ta gặp giúp chúng ta đến gần với Chúa hơn bất cứ khi nào chúng ta dành thời gian để trong cầu nguyện. Thật vậy, có thể là trong suốt thời gian chịu đau khổ chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa cách sâu sắc nhất; chúng ta có thể cảm nhận rằng Người ở với chúng ta. Đây là lý do tại sao thánh vịnh gia bảo đảm với chúng ta rằng “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ” (Tv 34,19). Vì thế, nếu bạn đang trải qua những thử thách, thì Thiên Chúa đang ở gần bạn một cách đặc biệt. Bạn không cô đơn, ngay cả nếu bạn đã cảm thấy mình rất cô đơn. Và ngay cả khi Thiên Chúa im lặng và bạn phải “tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa” (2 Cr 5,7), bạn có thể tin tưởng rằng Thiên Chúa thực sự ở với bạn và chăm sóc bạn.

Chính những thử thách của chúng ta thường giúp chúng ta lớn lên trong tình yêu, sự cảm thông và lòng trắc ẩn, điều này truyền cảm hứng cho chúng ta ra đi đến với những người khác cũng đang gặp thử thách. Khi điều đó xảy ra, nỗi đau khổ của chúng ta giúp chúng ta nên giống Chúa Giêsu nhiều hơn. Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm tình yêu của Thiên Chúa qua tình yêu, sự chăm sóc và những lời cầu nguyện chuyển cầu của những người xung quanh chúng ta. Đây là một cách khác mà Thiên Chúa dùng sự đau khổ: để liên kết nhau và xây dựng nên thân mình của Chúa Kitô.

Cuối cùng, Thiên Chúa ban cho chúng ta cơ hội để dâng nỗi đau khổ của chúng ta (lên Chúa) vì nhu cầu của những người khác. Khi chúng ta kết hợp chính nỗi đau của chúng ta với sự đau đớn của Chúa trên thập giá, thì Người cứu chuộc, giải thoát nó: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Mọi giọt lệ chúng ta rơi xuống, mọi nỗi đau đớn chúng ta chịu, đều có thể được dâng lên Chúa. Như đức tin của chúng ta dạy chúng ta: “Khi chịu nạn và chịu chết trên thánh giá, Đức Kitô đã đem lại một ý nghĩa mới cho đau khổ: đau khổ giúp chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và liên kết chúng ta với cuộc khổ nạn cứu độ của Người” (CLHTCG, số 1505). Thiên Chúa không làm lãng phí điều gì – kể cả những thử thách gian nan của chúng ta!

Niềm Vui Đã Có Trước Chúng Ta
Cuối cùng, đau khổ là một mầu nhiệm. Chúng ta không thể giải thích nó cách nào cho thỏa mãn. Nhưng chúng ta có thể cố gắng xem lại cuộc sống của chúng ta từ viễn tượng của Thiên Chúa. Sự đau khổ có thể giúp chúng ta nhìn xa hơn cái trước mắt và sự trần thế đối với sự vĩnh cửu, vì “Thiên Chúa sẽ lau sạch mọi giọt nước mắt” cho chúng ta (Kh 7,17). Điều đó thậm chí còn có thể làm vơi đi nỗi sợ hãi về cái chết của chúng ta, khi chúng ta biết trước ngày đó chúng ta sẽ được đưa dẫn vào thiên đàng và tất cả mọi đau đớn và nỗi đau khổ của chúng ta sẽ không còn nữa.

Chính Người (Đức Giêsu Kitô) đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá” (Dt 12,2). Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta có thể làm điều tương tự! Chúng ta không cần phải nghiến răng và chịu đựng khi chúng ta gặp gian nan thử thách. Chúa Thánh Thần sẽ nâng chúng ta lên với chính cung lòng Thiên Chúa Cha của chúng ta. Trong những khoảnh khắc đó, cùng với Thánh Phaolô, chúng ta có thể tuyên bố rằng: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2 Cr 4,17). Và với điều đó, chúng ta có thể nói: “Amen, Alleluia!”

Comments are closed.

phone-icon