Your brother was lost and is found – Chúa Nhật 24 Thường Niên C

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Sunday (September 11): “Your brother was lost and is found”

Scripture: Luke 15:1-32

1 Now the tax collectors and sinners were all drawing near to hear him.2 And the Pharisees and the scribes murmured, saying, “This man receives sinners and eats with them.” 3 So he told them this parable: 4 “What man of you, having a hundred sheep, if he has lost one of them, does not leave the ninety-nine in the wilderness, and go after the one which is lost, until he finds it? 5 And when he has found it, he lays it on his shoulders, rejoicing. 6 And when he comes home, he calls together his friends and his neighbors, saying to them, `Rejoice with me, for I have found my sheep which was lost.’ 7 Just so, I tell you, there will be more joy in heaven over one sinner who repents than over ninety-nine righteous persons who need no repentance. 8 “Or what woman, having ten silver coins, if she loses one coin, does not light a lamp and sweep the house and seek diligently until she finds it? 9 And when she has found it, she calls together her friends and neighbors, saying, `Rejoice with me, for I have found the coin which I had lost.’ 10 Just so, I tell you, there is joy before the angels of God over one sinner who repents.”11 And he said, “There was a man who had two sons; 12 and the younger of them said to his father, `Father, give me the share of property that falls to  me.’ And he divided his living between them. 13 Not many days later, the younger son gathered all he had and took his journey into a far country, and there he squandered his property in loose living. 14 And when he had spent everything, a great famine arose in that country, and he began to be in want. 15 So he went and joined himself to one of the citizens of that country, who sent him into his fields to feed swine. 16 And he would gladly have fed on the pods that the swine ate; and no one gave him anything. 17 But when he came to himself he said, `How many of my father’s hired servants have bread enough and to spare, but I perish here with hunger! 18 I will arise and go to my father, and I will say to him, “Father, I have sinned against heaven and before you; 19 I am no longer worthy to be called your son; treat me as one of your hired servants.”‘ 20 And he arose and came to his father. But while he was yet at a distance, his father saw him and had compassion, and ran and embraced  him and kissed him. 21 And the son said to him, `Father, I have sinned against heaven and before you; I am no longer worthy to be called your son.’ 22 But the father said to his servants, `Bring quickly the best robe, and put it on him; and put a ring on his hand, and shoes on his feet; 23 and bring the fatted calf and kill it, and let us eat and make merry; 24 for this my son was dead, and is alive again; he was lost, and is found.’ And they began to make merry.25 “Now his elder son was in the field; and as he came and drew near to the house, he heard music and dancing. 26 And he called one of the servants and asked what this meant. 27 And he said to him, `Your brother has come, and your father has killed the fatted calf, because he has received him safe and sound.’ 28 But he was angry and refused to go in. His father came out and entreated him, 29 but he answered his father, `Lo, these many years I have served you, and I never disobeyed your command; yet you never gave me a kid, that I  might make merry with my friends. 30 But when this son of yours came, who has devoured your living with harlots, you killed for him the fatted calf!’ 31 And he said to him, `Son, you are always with me, and all that is mine is yours. 32 It was fitting to make merry and be glad, for this your brother was dead, and is alive; he was lost, and is found.'”

Chúa Nhật     11-9                Em con đã mất nhưng nay được tìm thấy

Lc 15,1-32

1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.”3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:4 “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?5 Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai.6 Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.7 Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.8 “Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được?9 Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.10 Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai.12 Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con.13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo.16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.21 Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. ..22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu,23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì.27 Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ.29 Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!31 “Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”

 

 

 

 

Meditation: If you lost something of great value and importance to you wouldn’t your search for it until you found it? The joy of finding a lost loved one, a precious member of your fold, and your hard earned savings to feed your hungry family are vivid illustrations which Jesus uses to describe what God’s kingdom is like. God the Father does not rejoice in the loss of anyone. He earnestly searches for the lost until they are restored and joyfully united with the whole community of heaven. Jesus told these three parables right after the scribes and Pharisees, the religious elite among the Jews, expressed disapproval with Jesus’ close contact with people of bad reputation.

Sinners were drawing near to hear Jesus

Luke in his Gospel account tells us that “tax collectors and sinners were all drawing near to hear Jesus speak” (Luke 15:1). Wealthy tax collectors were despised by the Jews because they often forced the people to pay much more than was due. And sinners, like prostitutes and adulterers, were a scandal to public decency. The scribes and Pharisees took great offense at Jesus because he went out of his way to meet with tax collectors and public sinners and he treated them like they were his friends. The Pharisees had strict regulations to avoid all contact with them, lest they incur ritual defilement. They were not to entrust money to sinners of bad repute, or have any business dealings with them, or trust them with a secret, or entrust orphans to their care, nor accompany them on a journey, nor give their daughter in marriage to any of their sons, nor invite them as guests or be their guests. They were quite shocked to see Jesus speaking with sinners and even going to their homes to eat with them.

Finding and restoring what has been lost

Why were many tax collectors and sinners drawn to Jesus? Jesus offered them forgiveness, mercy, and healing and the promise of full restoration with God the Father and the whole community of heaven – God’s kingdom of righteousness, peace, and joy. When the Pharisees began to question Jesus’ motive and practice of associating with sinners of ill-repute, Jesus responds by giving them a three-fold lesson in the parables of the lost sheep, the lost coin, and the lost son (Luke 15:4-32). 

What is the point of Jesus’ story about a lost sheep and a lost coin? In Jesus’ time shepherds normally counted their sheep at the end of the day to make sure all were accounted for. Since sheep by their very nature are very social, an isolated sheep can quickly become bewildered and even neurotic, and become easy prey for wolves and lions. The shepherd’s grief and anxiety is turned to joy when he finds the lost sheep and restores it to the fold. 

The housewife who lost a coin faced something of an economic disaster, since the value of the coin would be equivalent to her husband’s daily wage. What would she say to her husband when he returned home from work? They were poor and would suffer greatly because of the loss. Her grief and anxiety turn to joy when she finds the coin that she had misplaced. 

Restoring the lost to the community of faith

Both the shepherd and the housewife “search until what they have lost is found.” Their perseverance pays off. They both instinctively share their joy with the whole community. The poor are particularly good at sharing in one anothers’ sorrows and joys. What was new in Jesus’ teaching was the insistence that lost sinners must be sought out and not merely mourned for their separation from God and the community of the just. God does not rejoice in the loss of anyone, but desires that all be saved and restored to fellowship with him. That is why the whole community of heaven rejoices when one sinner is found and restored to fellowship with God. Seekers of the lost are much needed today. Do you persistently pray and seek after those you know who have lost their way to God?

A broken family and grieving father

Jesus told another parable about a Father who loses his son. This parable is a story in three parts. The first part of the story focuses on the restless behavior of the younger son who wants to leave home to get away from his father. He offends his father by demanding that his share of the father’s inheritance be handed over to him right away, rather than waiting for the time appointed for passing on the inheritance after the the father has either passed away or has retired from the management of the family estate. 

The second part of the story focuses on the extravagant and magnanimous character of the father who loves his younger son very dearly and generously gives his undeserving son whatever he asks for. He yields to his son’s ill-timed request for his share of the family’s wealth. The father must have grieved over his son’s decision to leave him and go off to spend his share of the inheritance while he is still young and ill-prepared to manage such a large sum of money without acting foolishly and getting into serious trouble. Instead of resenting his younger son’s disrespectful behavior and rejection, he maintains unbroken love for his son while he longs and searches for any sign of his return. 

The third part of the story focuses on the older son who resents his younger brother for running off with his portion of the inheritance and he also resents his father’s outrageous generosity and mercy towards the younger son. 

The lost son “came to his senses”

Why did the younger son decide to return to his father’s home? Jesus said “he came to his senses” when disaster followed his reversal of fortune and loose living (Luke 15:17). He had lost all of his inheritance on wasted spending, and was barely surviving on what would have been a most shameful job for Jews – feeding swine which Jewish law regarded as unclean and unfit for eating. And to make matters worse, the younger son was now on the point of starving to death since famine had struck the land. He was desperate to stay alive and avoid a painful slow death. His only hope was that his father might take pity on him and let him return home, no longer as a worthy son, but as a hired servant instead. 

The foolish son who had shamefully disinherited his father, knew he no longer deserved to be treated like a son. But he also knew that his father was merciful and kind. The son who was now a poor beggar wanted to return home to beg his father’s forgiveness. Before the son could reach home, the father who had been searching daily for him, ran to meet him as soon as he recognized his presence on the road leading to his home. And then the father does the unthinkable – he treats his rebellious son, not with cold reserve, hot anger, or just condemnation, but with warm tender affection and tears of joy – and then restores him beyond his wildest dreams. 

The father’s extravagant love and mercy

What is the main point or focus of the parable of the lost (prodigal) son? Is it the contrast between an obedient and a disobedient son? Or is it a contrast between the warm reception given by a generous and forgiving father or the cold and aloof reception given by the eldest son who wanted to have nothing to do with his rebellious brother? Jesus contrasts the father’s merciful love with the eldest son’s harsh rejection of his errant brother and his refusal to join his father in welcoming his brother back home. 

While the errant son had wasted his father’s money, his father, nonetheless, maintained unbroken love for his son. The son, while he was away, learned a lot about himself. And he realized that his father had given him love which he had not returned. He had yet to learn about the depth of his father’s love for him. His deep humiliation at finding himself obliged to feed on the husks of pigs and his reflection on all he had lost, led to his repentance and decision to declare himself guilty before his father. While he hoped for reconciliation with his father, he could not have imagined a full restoration of relationship. The father did not need to speak words of forgiveness to his son – his actions spoke more loudly and clearly! The beautiful robe, the ring, and the festive banquet symbolize the new life – pure, worthy, and joyful – of each and every person who returns to the merciful embrace of the waiting Father in heaven.

The prodigal could not return to the garden of innocence, but he was welcomed and reinstated as a beloved son. The errant son’s dramatic change from grief and guilt to forgiveness and restoration express in picture-language the resurrection from the dead and a rebirth to new abundant life with God the Father through his beloved Son, the Lord Jesus Christ. 

Contempt and pride lead to division – mercy and forgiveness restores and unites

The parable of the prodigal son also contrasts mercy and forgiveness with their opposites – an unwillingness to forgive and to be reconciled. The father who had been wronged, was forgiving and merciful towards the younger son who recognized his need for forgiveness. But the eldest son, who had not been wronged, was unforgiving and refused to be reconciled with his brother. His refusal to forgive turns into contempt and pride. And his resentment leads to his isolation and estrangement from the community of forgiven sinners. 

In this parable Jesus gives us a vivid picture of God the Father and what his character and attitude towards us is like. God is truly generous, kind, and forgiving towards us. He does not lose hope or give up when we stray from him and his commandments. He searches our hearts to show us where true love and mercy can be found and he lead us back to the way of everlasting joy and happiness (Psalm 139:1, 23-24). God the Father always rejoices in searching out those who have strayed and he welcomes them home with open arms. Do you know the joy of your heavenly Father who welcomes you home to his kingdom of everlasting righteousness, peace, and joy in the Holy Spirit? 

“Lord Jesus, may your light dispel the darkness of sin, deception, and ignorance, so that all who are lost or confused may find their way to the Father’s home and be united with him in a bond of peace and friendship. Transform my heart with your merciful love that I may point many others to the good news of pardon, peace, and new life which you offer to all who trust in you, the Good Shepherd and Savior of the world.”

 

Suy niệm: Nếu bạn đánh mất vật gì giá trị và quan trọng, chẳng phải bạn tìm kiếm nó cho tới khi tìm thấy nó sao? Niềm vui của việc tìm được người thân đã mất, một thành viên quý giá trong gia đình bạn, và số tiền dành dụm từ làm việc cực khổ để nuôi sống gia đình là những hình ảnh sống động mà Đức Giêsu sử dụng để miêu tả về nước Thiên Chúa. Thiên Chúa không vui sướng khi ai đó bị mất. Người hăm hở tìm kiếm người lạc cho tới khi họ được phục hồi và vui mừng đoàn tụ với toàn thể cộng đồng Thiên quốc. Đức Giêsu kể ba dụ ngôn này ngay sau khi các kinh sư và người Phariseu, đã biểu lộ sự bất đồng với sự thân thiết của Đức Giêsu với những người có tiếng xấu.

Các tội nhân đến gần để nghe Đức Giêsu

Luca trong câu chuyện Tin mừng của mình đã kể cho chúng ta rằng “tất cả những người thu thuế và tội lỗi đến gần để nghe Đức Giêsu nói” (Lc 15,1). Những người thu thuế giàu có bị người Do thái khinh thường bởi vì họ thường bắt ép người ta trả nhiều tiền hơn số ấn định. Và những tội nhân như gái điếm và ngoại tình là sự tai tiếng đối với nơi tôn nghiêm công cộng. Những người biệt phái và Phariseu đã chống đối mạnh mẽ với Đức Giêsu vì Người chủ động đi gặp gỡ những người thu thuế và tội lỗi công khai, và Người đối xử với họ như bạn bè thân thích. Những người Phariseu có những luật lệ khắt khe để tránh tiếp xúc với họ, kẻo họ bị nhiễm ô uế. Họ không giao phó tiền bạc cho người tội lỗi có tiếng xấu hay có bất kỳ giao dịch buôn bán nào với họ, hay kể cho họ nghe những điều bí ẩn, hay trao phó trẻ mồ côi cho họ coi sóc, cũng không đồng hành với họ trên đường, cũng không gã con gái cho con trai của họ, cũng không mời họ với tư cách là vị khách hay là khách của họ. Nên họ hoàn toàn bị sốc khi thấy Đức Giêsu nói chuyện với những người tội lỗi và thậm chí còn đến nhà ăn uống với họ nữa.

Tìm kiếm và phục hồi những gì đã mất

Tại sao có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến với Đức Giêsu? Đức Giêsu ban cho họ sự tha thứ, lòng thương xót, và chữa lành, và lời hứa phục hồi trọn vẹn mối quan hệ với Thiên Chúa Cha và triều đình Thiên quốc – vương quốc công chính, bình an, và niềm vui của Thiên Chúa. Khi những người Phariseu bắt đầu chất vấn động cơ và mối quan hệ với những người tội lỗi mang tiếng xấu, Đức Giêsu đáp trả bằng việc kể cho họ nghe bài học trong ba dụ ngôn: dụ ngôn con chiên lạc, đồng tiền bị mất, và người con hoang đàng (Lc 15,4-32).

Trọng tâm câu chuyện của Đức Giêsu về con chiên lạc và đồng tiền bị mất là gì? Vào thời Đức Giêsu, các mục tử đếm chiên của mình vào cuối ngày để chắc rằng tất cả còn đầy đủ. Bởi vì bản tính của chiên là sống theo đàn, một con chiên bị cô lập có thể nhanh chóng trở thành bối rối và thậm chí bị điên loạn, và dễ dàng trở thành mồi ngon cho sói dữ và sư tử. Nỗi buồn và lo lắng của người mục tử trở thành niềm vui khi họ tìm thấy con chiên lạc và đem nó về đàn.

Người đàn bà đánh mất đồng bạc đương đầu với cơn khủng hoảng kinh tế, vì giá trị của đồng bạc có thể tương ứng với số lương công nhật của chồng bà. Bà sẽ phải nói gì với chồng khi ông đi làm về? Cả hai vợ chồng họ đều nghèo và sẽ đau đớn biết bao vì sự mất mát này. Nỗi buồn và lo lắng của bà sẽ trở thành niềm vui khi bà tìm thấy đồng bạc mà bà đã đánh mất.

Đưa người lầm lạc về với cộng đoàn đức tin

Cả hai người mục tử và người đàn bà “tìm kiếm cho tới khi những gì họ mất được tìm thấy”. Lòng kiên nhẫn của họ được đền bù xứng đáng. Theo bản năng tự nhiên, cả hai chia sẻ niềm vui của mình với những người xung quanh. Người nghèo đặc biệt có tính hay chia sẻ cho nhau niềm vui và nỗi buồn. Điều mới lạ trong bài học của Đức Giêsu là sự nhấn mạnh rằng các tội nhân phải được tìm kiếm, chứ không chỉ tiếc thương cho họ. Thiên Chúa không vui vẻ khi có một ai bị hư mất, nhưng Người mong ước rằng tất cả đều được cứu rỗi và phục hồi tình bằng hữu với Người. Đó là lý do tại sao cả triều đình thiên quốc vui mừng khi một người tội lỗi được tìm thấy và được phục hồi mối quan hệ với Thiên Chúa. Những người đi tìm người lầm đường lạc lối rất cần ngày hôm nay. Bạn có kiên trì cầu nguyện và tìm kiếm những ai mà bạn biết họ lạc đường về với Thiên Chúa không?

Gia đình tan vỡ và người cha đau khổ

Đức Giêsu kể một dụ ngôn khác về người Cha bị mất người con. Dụ ngôn này là câu chuyện có ba phần. Phần thứ nhất của câu chuyện nhấn mạnh vào hành vi hiếu động của người con út, người muốn bỏ nhà đi xa khỏi cha mình. Y chống lại cha mình bằng việc đòi hỏi rằng phần thừa kế của hắn nơi cha phải được trao cho hắn ngay lập tức, mà lẽ ra hắn phải đợi cho tới lúc được trao phần thừa kế của mình sau khi người cha qua đời hay rút lui khỏi sự cai quản tài sản trong gia đình.

Phần thứ hai của câu chuyện nhấn mạnh tới đặc tính điên rồ (và độ lượng) của người cha, người yêu mến đứa con út tha thiết và rộng lượng ban cho người con bất hiếu bất kể những gì mà hắn đòi hỏi. Ông nhượng bộ trước sự đòi hỏi trái thời gian của người con về phần gia tài của hắn trong gia đình. Người cha chắc hẳn phải đau khổ về sự quyết định của người con để lìa bỏ ông và ra đi phung phí hết phần thừa kế của hắn trong lúc hắn vẫn còn trẻ tuổi và thiếu khả năng để cai quản một số tiền quá lớn mà không rơi vào những vấn nạn và tai họa nghiêm trọng. Thay vì phẫn uất với hành vi bất hiếu và sự chối bỏ của đứa con út, ông vẫn duy trì tình yêu không thay đổi dành cho người con hoang đàng, và còn mong mỏi và tìm kiếm xem có dấu hiệu trở về của người con út.

Phần thứ ba của câu chuyện nhấn mạnh tới người con cả, người phẫn uất với cả người em út của mình về việc bỏ đi xa với phần thừa kế của nó, và với cả sự quảng đại và lòng thương xót của người cha dành cho người con út.

Đứa con hư hỏng “trở về với những giác quan của mình”

Tại sao người con út quyết định quay trở về với nhà cha của mình? Đức Giêsu nói “hắn quay về với những giác quan của mình” khi tai họa theo sau sự đảo lộn vận may và cuộc sống phóng túng của hắn (Lc 15,17). Hắn đã mất hết tất cả tiền thừa kế cho sự tiêu xài phóng túng và sống nghèo nàn dựa vào cái nghề xấu hỗ nhất đối với người Do thái – đi chăn heo mà luật Do thái cho là con vật không được phép ăn vì ô uế và bất xứng. Vấn đề còn tồi tệ hơn nữa khi giờ đây người con út bị đói rã vì nạn đói xảy tới trong vùng. Hắn liều lĩnh để được sống sót và tránh cái chết đau đớn đang tới gần kề. Niềm hy vọng duy nhất của hắn là người cha sẽ thương hại hắn và để cho hắn trở về nhà, không xứng đáng với tư cách của một người con, mà như một tên đầy tớ.

Người con ngu dại xấu hỗ tước quyền thừa kế của cha mình, biết rằng mình chẳng còn xứng đáng được đối xử như một người con. Nhưng hắn cũng biết rằng cha hắn rất quảng đại và có lòng thương xót. Người con giờ đây là một kẻ ăn mày muốn quay về nhà để xin cha tha thứ. Trước khi người con về tới nhà, người cha đã ngày ngày mong ngóng tin con, chạy ra đón hắn ngay khi ông nhận ra sự xuất hiện của nó trên đường về tới nhà. Và rồi người cha đã làm một việc thật ấn tượng – ông đối xử với người con nổi loạn của mình, không một chút lạnh lùng, nóng giận, hay lên án, nhưng với tình cảm dịu dàng ấm áp và với những giọt lệ vui mừng – và còn phục hồi cho hắn quyền làm con vượt ngoài những ước mơ điên cuồng nhất của hắn.

Tình yêu quá mức và lòng thương xót của người cha

Điểm chính yếu hay trọng tâm của dụ ngôn người con hoang đàng này là gì? Có phải sự tương phản giữa người con vâng lời và người con không vâng lời? Hay có phải giữa sự đón tiếp niềm nở của người cha qua sự quảng đại và tha thứ hay sự tiếp đón lạnh lùng và tách biệt của người con cả, người không muốn làm gì đối với đứa em hoang đàng của mình? Ðức Giêsu đối chiếu tình yêu thương xót của người cha với sự khước từ gay gắt của người anh cả đối với đứa em hư đốn của mình và từ chối cùng với cha trong việc chào đón người em của mình trở về nhà.

Trong khi đứa con hoang đàng phung phí hết tiền bạc của cha, thì tình yêu của người cha dành cho con vẫn không bị sứt mẻ. Người con khi xa nhà đã học biết nhiều điều về chính mình. Anh đã nhận ra rằng người cha đã dành cho cho anh một tình yêu không thể báo đáp. Anh còn học biết về tình yêu sâu thẳm của cha dành cho mình. Sự thấp hèn tột cùng của anh ta được thể hiện khi buộc phải ăn cám heo và nhớ lại tất cả những gì mình đã đánh mất, dẫn tới sự hối hận và quyết tâm xưng thú tội mình với cha. Trong lúc anh hy vọng làm hòa với cha, anh không thể nào hình dung được sự phục hồi mối quan hệ trọn vẹn. Người cha không cần nói lên những lời tha thứ với người con, những hành động của ông còn nói lớn và rõ hơn nhiều lần! Áo đẹp, nhẫn đeo, và bữa tiệc mừng tượng trưng cho sự sống mới – thanh khiết, xứng đáng, và vui mừng – của mỗi và mọi người trở về với Cha trên trời của họ.

Người con hoang đàng không thể về nhà với sự vô tội, nhưng anh đã được đón mừng và phục hồi lại tư cách của một người con. Sự thay đổi ấn tượng của người con hoang đàng thay đổi từ nỗi buồn và tội lỗi trước sự tha thứ và phục hồi diễn tả trong ngôn ngữ sống động về sự phục sinh từ cõi chết, và cuộc tái sinh tới sự sống mới viên mãn với Chúa Cha, ngang qua Con yêu dấu của Người là Chúa Giêsu Kitô.

Sự coi thường và kiêu ngạo dẫn tới sự chia rẽ – thương xót và tha thứ phục hồi và hiệp nhất

Dụ ngôn cũng phản ánh lòng thương xót và tha thứ với kẻ đối nghịch của nó – là sự không sẵn sàng tha thứ và hòa giải. Người cha được coi là sai trái, thì đang tha thứ và có lòng thương xót với người con út, người đã nhận ra mình cần có sự tha thứ. Nhưng người con cả được coi là không sai trái, thì không chịu tha thứ và từ chối hòa giải với người em của mình. Sự từ chối tha thứ của anh trở thành sự khinh miệt và kiêu ngạo. Và sự oán giận của anh dẫn tới sự cô lập và tách rời khỏi cộng đồng của những tội nhân đã được tha thứ.

Trong dụ ngôn này, Ðức Giêsu đưa ra một hình ảnh sống động về Thiên Chúa và Thiên Chúa là ai. Thiên Chúa thật sự quảng đại, tốt lành, và tha thứ đối với chúng ta. Người không đánh mất hy vọng hay bỏ cuộc khi chúng ta rời bỏ Người và các giới răn của Người. Người đánh động lòng chúng ta để tỏ cho chúng ta đâu mới là tình yêu và lòng thương xót đích thật có thể được tìm thấy và Người dẫn chúng ta về con đường của niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu (Tv 139,1. 23-24). Chúa Cha luôn luôn vui mừng trong việc tìm kiếm kẻ lầm lạc và chào đón họ trở về nhà với vòng tay rộng mở. Bạn có biết niềm vui của Cha trên trời, Đấng chào đón bạn trở về với vương quốc công chính, bình an, và niềm vui vĩnh cửu của Người trong Chúa Thánh Thần không?

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì ánh sáng của Chúa xua tan bóng tối của tội lỗi, lừa dối, và ngu dốt, để tất cả những ai lầm lạc hay rối rắm có thể tìm thấy đường về nhà Cha và kết hiệp với Người trong mối dây bình an và tình bằng hữu. Xin Chúa biến đổi lòng con với tình yêu thương xót của Chúa để con có thể chỉ cho nhiều người đến với Tin mừng của niềm vui và sự sống mới mà Chúa ban cho tất cả những ai đặt niềm tin cậy vào Chúa, là vị Mục Tử tốt lành và là Đấng cứu thế.

Comments are closed.

phone-icon