Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con – Chúa Nhật II Phục Sinh, năm B

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo the Word Among us

Why wasn’t Thomas with the other apostles the first time Jesus appeared to them? Maybe Thomas was so discouraged that he just wanted to be alone, or perhaps he was hiding somewhere else. Whatever the case, he didn’t believe that Jesus had really appeared to the disciples that night (John 20:25). He had to see the risen Christ for himself.

Jesus knew this, so exactly one week later, he appeared again, this time to all the apostles. When Jesus invited Thomas to put his hand in his wounds, Thomas exclaimed, “My Lord and my God!” (John 20:28).

What an appropriate Gospel passage for Divine Mercy Sunday! In his great mercy, Jesus deeply desired that Thomas believe that he had truly risen—so much so that he may have come back especially for him.

The Gospels are filled with examples of Jesus’ mercy, from his healing of people who were blind or sick to his compassion for those who were far from home and needed something to eat. Of course, his greatest act of mercy was his self-offering on the cross for the forgiveness of our sins.

“Tell the whole world about my inconceivable mercy.” That’s the message Jesus gave to the Polish nun Sr. Faustina Kowalska in 1931 (Diary, 699). This is a mercy that knows no bounds, that longs for every single person to receive it and be saved, no matter how far they have strayed. We have trouble conceiving it because it is so unlike anything we have ever encountered here on earth!

No matter how long we’ve followed Jesus, we are all in need of his mercy and compassion. Even Thomas, his very own apostle, needed it! Today make time to gaze on the Divine Mercy image of Jesus and ask him to give you the grace to believe in the depths of his mercy. Then exclaim with Thomas, “My Lord and my God!”

“Jesus, have mercy on me and on the whole world!”

Tại sao ông Tôma không ở cùng với các tông đồ khác khi Chúa Giêsu hiện ra với họ vào lần đầu tiên? Có lẽ Tôma quá thất vọng đến nỗi ông chỉ muốn ở một mình, hoặc có lẽ ông đang ẩn mình ở nơi nào khác. Bất kể lý do gì, ông đã không tin rằng Chúa Giêsu đã thực sự hiện ra với các môn đệ đêm hôm đó (x. Ga 20,25). Ông phải tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh.

Chúa Giêsu biết điều này, do đó, đúng một tuần sau đó, Người lại hiện ra, lần này với tất cả các tông đồ. Khi Chúa Giêsu mời Tôma đặt tay ông vào các vết thương của Người, Tôma đã thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! (Ga 20,28)

Thật là đoạn Tin Mừng thích hợp cho ngày lễ Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa! Trong lòng thương xót bao la của mình, Chúa Giêsu đã mong muốn sâu xa Tôma tin rằng Người đã thực sự sống lại – đến nỗi Người có thể trở lại cách đặc biệt vì ông.

Các sách Tin Mừng chứa đầy những thí dụ về lòng thương xót của Chúa Giêsu, từ việc Người chữa lành những người mù lòa hay đau ốm đến việc Người thương xót những người xa nhà và đang cần thứ gì đó để ăn. Dĩ nhiên, hành động lòng thương xót lớn nhất của Chúa Giêsu là sự tự hiến mình trên thập giá để tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

“Hãy rao truyền cho cả thế giới về lòng thương xót khôn dò của Ta”. Đó là sứ điệp mà Chúa Giêsu đã trao cho nữ tu người Ba Lan Faustina Kowalska vào năm 1931 (Nhật Ký, 699). Đây là lòng thương xót không bờ bến, luôn khao khát mỗi người nhận được nó và được cứu độ, cho dẫu họ lạc lối thế nào. Chúng ta gặp khó khăn để hiểu được lòng thương xót ấy bởi vì nó không giống bất cứ điều gì chúng ta đã từng gặp trên trái đất này.

Cho dù chúng ta đã theo Chúa Giêsu bao lâu, tất cả chúng ta đều cần đến lòng thương xót và cảm thương của Người. Ngay cả Tôma, chính tông đồ của Chúa, cũng đã cần lòng thương xót ấy! Hôm nay, bạn hãy dành thời gian chiêm ngắm ảnh Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu và xin Người ban cho bạn ân sủng để tin vào chiều sâu lòng thương xót của Người. Rồi bạn hãy thưa lên cùng với Tôma: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”

“Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con và toàn thế giới!”

Comments are closed.

phone-icon