Ánh sáng bừng lên trong đau khổ – SN Chúa Nhật II Mùa Chay B

0

Lời nói của Phêrô thật là hay và ý nghĩa; “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm!” Nhưng nếu chúng ta dừng chân trên núi thì đức tin sẽ trở thành một nơi trú ẩn, một không gian thoải mái, một nơi nương tựa tách biệt với thực tại, nơi thường có những người trải qua quá nhiều tăm tối. Ta không phải dựng chòi trên núi, nhưng ta dựng ngay tường thành, tháp canh, quân lính canh gác; và sau đó chúng ta đặt một cánh cửa bọc thép và chỉ cho vào bất cứ ai chúng ta muốn, những người có thể hữu ích cho chúng ta; và trong lúc đó, dưới thung lũng, dưới những bức tường của chúng ta, có những người đang chết vì đói, vì cô đơn và chiến tranh.

Chúng ta phải nhìn thấy ánh sáng trong bóng tối của vườn Ghết-sê-ma-ni trong mọi thời đại khi chúng ta, giống như ba môn đệ, không thể ngắm nhìn Đức Giê-su và với rất nhiều người Ki-tô hữu nghèo đói và khổ đau đang cầu nguyện. Tại sao chúng ta không làm những túp lều trong nhiều khu rừng ô liu của lịch sử? Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta! Ngài đã tha thứ cho chúng ta vì Ngài biết sự mong manh của chúng ta, nỗi sợ hãi của chúng ta, Ngài không phán xét chúng mà đồng hành với chúng ta và đã tự mình gánh lấy chúng ta.

Chúa Giêsu không muốn ánh sáng chói lọi, không muốn một Giáo Hội luôn ở trong các lễ nghi hoành tráng, các giám mục hay linh mục luôn ở hàng đầu trong buổi  tiệc hay các sự kiện nào đó. Ngài thích đưa ánh sáng vào mầu nhiệm đau thương, vào bóng tối của cô tịch, vì Đức Giêsu chịu đau khổ, Ngài chỉ còn lại một mình. Tôi hạnh phúc khi thấy Giáo Hội không ở hàng đầu trong các bữa tiệc, nhưng biết cảm thông và chia sẻ với những đau khổ và cô đơn của nhân loại, bởi vì bằng cách này, Giáo hội tham dự đến cùng vào mầu nhiệm tình yêu chịu đựng và hiến dâng. Khi viết những dòng này, tôi nghĩ lại về gia tài lớn lao, đó là món quà của Thiên Chúa, mà các cha xứ của tôi đã luôn quan tâm, đó là đi thăm những người đau yếu, neo đơn, được vào những ngôi nhà đau thương; bao nhiêu ánh sáng! Bao nhiêu niềm hi vọng! Thực sự có nhiều sự thay đổi mà tôi có thể thấy.

Tôi không cần phải leo lên bất kỳ ngọn núi nào, hay đạt được bất kỳ mục tiêu nào, bởi vì mọi thứ đều là ân sủng. Thay vào đó, chính bản thân tôi phải đi xuống nỗi đau cuối cùng, xuống địa ngục, trong bóng tối của nỗi đau của cả thế giới. Sau đó, giống như tông đồ Tôma, tôi được tuyên xưng lên, bởi vì đó là một ơn gọi đó là được chạm vào những vết thương đau, biến chúng thành của tôi, khám phá ra rằng Thiên Chúa đã cứu chuộc họ, cứu họ, quyết định tương lai sống cho họ và nhiệm vụ của tôi là dựng chòi của Thiên Chúa ngay tại đó.

Chỉ trong sự im lặng của bóng tối, khi những đám mây của cuộc đời che khuất những ánh sáng nhân tạo ồn ào và giả tạo đã lừa dối chúng ta, chúng ta mới có thể nghe thấy tiếng của Chúa Cha, Đấng đã không ngừng nói: ‘Từ đám mây có tiếng phán rằng: “Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”. Hãy lắng nghe Chúa Giê-su vì Ngài cũng yêu tôi; tôi lắng nghe Ngài bởi vì Thiên Chúa là Tình yêu, tự bản chất của Ngài không thể ở một mình mà thông chính mình trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Đức Giêsu đã nói gì?  “Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại”. Nhưng các môn đệ cũng không hiểu: “nhưng vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?” Điều này có thể là không quan trọng nếu tôi chưa hiểu.Vì thực tế thì ai cũng sợ phải hiểu.

Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu không có thầy hay chủ mà chỉ có những người chứng kiến.

Sự phục sinh của Chúa Giê-su không phải là một tin tức để được biết đến, nhưng là một món quà để được đón nhận, để sống ngày nay như đã phục sinh, để nhìn thấy ánh sáng trong bóng tối, để được tái sinh trong mỗi ngày hấp hối. Chờ đợi để có thể gặp Ngài.

HDT

Comments are closed.

phone-icon