Ðừng lấy ác báo ác – SN song ngữ ngày 14.6.2021

0

Monday (June 11): Do not return evil for evil

Scripture: Matthew 5:38-42

38 “You have heard that it was said, `An eye for an eye and a tooth for a tooth.’ 39 But I say to you, Do not resist one who is evil. But if any one strikes you on the right cheek, turn to him the other also; 40 and if any one would sue you and take your coat, let him have your cloak as well; 41 and if any one forces you to go one mile, go with him two miles. 42 Give to him who begs from you, and do not refuse him who would borrow from you.

Thứ Hai  14-6            Ðừng lấy ác báo ác

Mt 5,38-42

38 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng.39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài.41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm.42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.

Meditation: 

If someone insults you or tries to take advantage of you, how do you respond? Do you repay in kind? Jesus approached the question of just retribution with a surprising revelation of God’s intention for how we should treat others, especially those who mistreat us. When Jesus spoke about God’s law, he did something no one had done before. He gave a new standard based not just on the requirements of justice – giving each their due – but based on the law of grace, love, and freedom.

Law of grace and love 

Jesus knew the moral law and its intention better than any jurist or legal expert could imagine. He quoted from the oldest recorded law in the world: If any harm follows, then you shall give life for life, eye for eye, tooth for tooth, hand for hand, foot for foot, burn for burn, wound for wound, stripe for stripe (Exodus 21:23-25). Such a law today seems cruel, but it was meant to limit vengeance as a first step towards mercy. This law was not normally taken literally but served as a guide for a judge in a law court for assessing punishment and penalty (see Deuteronomy 19:18).

The Old Testament is full of references to the command that we must be merciful: You shall not take vengeance or bear any grudge against the sons of your own people, but you shall love your neighbor as yourself: I am the  LORD (Leviticus 19:18). If your enemy is hungry, give him bread to eat; and if he is thirsty, give him water to drink (Proverbs 25:21). Do not say, “I will do to him as he has done to me; I will pay the man back for what he has done” (Proverbs 24:29). Let him give his cheek to the smiter, and be filled with insults (Lamentations 3:30).

Jesus does something quite remarkable and unheard of. He transforms the law of mercy with grace, forbearance, and loving-kindness. Jesus also makes clear that there is no room for retaliation. We must not only avoid returning evil for evil, but we must seek the good of those who wish us ill. Do you accept insults, as Jesus did, with no resentment or malice? When you are compelled by others to do more than you think you deserve, do you insist on your rights, or do you respond with grace and cheerfulness?

Grace of the Holy Spirit 

What makes a disciple of Jesus Christ different from everyone else? What makes Christianity distinct from any other religion? It is grace – treating others, not as they deserve, but as God wishes them to be treated – with loving-kindness and mercy. Only the cross of  Jesus Christ can free us from the tyranny of malice, hatred, revenge, and resentment and gives us the courage to return evil with good. Such love and grace has power to heal and to save from destruction. The Lord Jesus suffered insult, abuse, injustice, and death on a cross for our sake. Scripture tells us that the blood of Jesus Christ cleanses us from all sin and guilt (Matthew 26:28; Ephesians 1:7, I John 1:7, Revelation 1:5). Since God has been merciful towards us through the offering of his Son, Jesus Christ, we in turn are called to be merciful towards our neighbor, even those who cause us grief and harm. Do you know the power and freedom of Christ’s redeeming love and mercy?

“O merciful God, fill our hearts, we pray, with the graces of your Holy Spirit; with love, joy, peace, patience, gentleness, goodness, faithfulness, humility, and self-control. Teach us to love those who hate us; to pray for those who despitefully use us; that we may be the children of your love, our Father, who makes the sun to rise on the evil and the good, and sends rain on the just and on the unjust. In adversity grant us grace to be patient; in prosperity keep us humble; may we guard the door of our lips; may we lightly esteem the pleasures of this world, and thirst after heavenly things; through Jesus Christ our Lord.”  (Prayer of Anselm, 1033-1109 AD)

Suy niệm:

Nếu như có ai sỉ nhục bạn hay tìm cách lợi dụng bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Bạn có tìm cách trả đũa không? Ðức Giêsu đưa ra câu hỏi về sự trả đũa theo lẽ công bằng với sự mặc khải lạ lùng về ý định của Thiên Chúa để chúng ta hành xử với người khác như thế nào, đặc biệt với những người ngược đãi chúng ta. Khi Ðức Giêsu nói về lề luật của Thiên Chúa, Người đã làm một điều chưa hề có ai làm trước đó. Người đưa ra một tiêu chuẩn mới, không chỉ dựa trên những đòi hỏi của công lý – trả lại cho người khác những gì thuộc về họ – nhưng còn dựa trên lề luật của ơn sủng, tình yêu và tự do.

Lề luật của ơn sủng và tình yêu 

Ðức Giêsu biết lề luật và mục đích của nó hơn bất kỳ một luật gia hay nhà chuyên môn luật pháp nào có thể nghĩ ra. Người trích từ luật cổ xưa nhất đã được ghi chép trong thế giới: Nếu có gây tổn thương, thì phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm (Xh 21,23-25). Lề luật như vậy ngày nay xem ra quá hung tợn, thế nhưng nó có ý nghĩa giới hạn sự trả thù, như là bước khởi đầu hướng tới lòng thương xót. Điều luật này thường không được áp dụng theo nghĩa đen, nhưng như sự hướng dẫn cho việc xử án trong tòa về mức quy định hình phạt (Đnl 19,18).

Cựu ước có rất nhiều nơi quy chiếu về điều răn là chúng ta phải có lòng thương xót: Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa (Lv 19,18). Nếu kẻ thù ngươi đói, hãy cho họ ăn, nếu họ khát, hãy cho họ uống (Cn 25,21). Đừng nói: “Hắn đối xử với tôi sao, tôi xử lại như vậy. Tôi trả báo từng người theo việc họ làm” (Cn 24,29).  Nó cứ đưa má cho kẻ tát, chuốc lấy cho mình đầy nỗi nhuốc nhơ (Ac 3,30).

 

 

 

Đức Giêsu làm một điều hết sức ấn tượng và chưa từng nghe thấy. Người biến đổi luật thương xót với ơn sủng và lòng nhân hậu yêu thương. Đức Giêsu cũng tuyên bố rõ ràng rằng không thể chấp nhận việc trả thù. Chúng ta không chỉ tránh xa việc lấy ác báo ác, nhưng chúng ta phải tìm kiếm sự thiện cho những ai làm hại mình. Bạn có chấp nhận những sỉ nhục, như Đức Giêsu đã làm, mà không hề oán giận hay hận thù không? Khi bạn bị người khác ép buộc làm hơn những gì bạn phải làm, bạn có bảo vệ quyền lợi của mình, hay bạn đáp trả với ơn sủng và sự vui vẻ?

Ơn sủng của Chúa Thánh Thần

Điều gì làm cho người môn đệ của Ðức Giêsu Kitô khác với người khác? Ðiều gì làm cho đạo Kitô giáo khác với bất kỳ tôn giáo khác? Đó chính là ơn sủng – cách đối xử với tha nhân, không như họ xứng đáng, nhưng như Thiên Chúa muốn họ được đối xử – với lòng khoan dung yêu thương và thương xót. Chỉ có thập giá của Ðức Giêsu Kitô mới có thể giải thoát chúng ta khỏi hành động ác tâm, thù hận, ghen ghét, oán giận, và ban cho chúng ta lòng can đảm để biến điều xấu thành điều tốt. Tình yêu và ơn sủng như thế có năng lực chữa lành và cứu thoát khỏi sự diệt vong. Chúa Giêsu đã chịu sỉ nhục, lăng mạ, bất công, và chết trên thập giá vì chúng ta. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng máu của Ðức Giêsu Kitô thanh tẩy chúng ta khỏi mọi tội lỗi (Mt 26,28; Ep 1,7; 1Ga 1,7; Kh 1,5). Vì Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót đối với chúng ta ngang qua sự hiến dâng của Người Con, Ðức Giêsu Kitô, đáp lại, chúng ta được kêu gọi có lòng thương xót đối với tha nhân, thậm chí với những người gây cho chúng ta đau khổ và thiệt hại. Bạn có biết sức mạnh và sự giải thoát của tình yêu và lòng thương xót cứu độ của Ðức Kitô không?

Lạy Thiên Chúa thương xót, chúng con cầu xin Chúa lấp đầy lòng chúng con với những ơn sủng của Chúa Thánh Thần; với tình yêu, niềm vui, bình an, kiên nhẫn, hiền lành, nhân hậu, trung thành, khiêm tốn, và tự chủ. Xin dạy chúng con biết yêu thương những người ghen ghét chúng con; cầu nguyện cho những người lợi dụng chúng con một cách thù oán; để chúng con có thể trở nên con cái của Chúa Cha, Đấng cho mặt trời mọc lên trên người dữ lẫn người lành, và cho mưa rơi xuống cho người công chính cũng như người tội lỗi. Trong nghịch cảnh, xin ban cho chúng con ơn sủng để kiên nhẫn; trong thịnh vượng xin giữ chúng con khiêm tốn; để chúng con có thể canh giữ môi miệng của mình; để chúng con có thể coi nhẹ những thú vui của thế gian, và khao khát những sự trên trời; chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. (Lời cầu nguyện của thánh Anselm, 1033-1109 AD).

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu
– chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon