Mối tương quan và sự mạc khải

0

Tác giả: Mark Hart
Theo Word Among Us, Prayer Resources
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

The Our Father

The Lord’s Prayer has literally changed my life.

I trust it can change yours, too. If you want to learn how to pray, this is where you start. If you want to deepen your prayer life, the Lord’s Prayer is where you begin again.

In the Lord’s Prayer, we are given a glimpse into the very heart of God. In this prayer, spanning just a few verses, Jesus teaches us how to pray by simultaneously teaching what to pray (for). This is the not the Lord simply teaching us what to say or how to say it. This is our Savior teaching us how to think, how to love, and how to receive God’s love. Jesus is offering us a heart transplant. We have the opportunity to trade in our hard and wounded hearts for his compassionate and Sacred Heart.

The Lord’s Prayer is simultaneously many things and one thing. It is the perfect prayer “from the perfect Pray-er.” It is adoration. It is petition. It is a reordering and reprioritizing so that we know what’s most important. It is an invitation to a deeper relationship. It begs and celebrates God for his grace. It rejoices in the Father’s fidelity. It promises eternity and offers hope to humanity. The Lord’s Prayer expresses the totality of what it means to love and the summation of what it means to be a true child of God.

Jesus gave us these words after being asked about his own prayer life. The Master was always retreating – to the mountain, to the seashore, to the garden. Everywhere Christ traveled, he had his favorite places of solitude for peace and conversation with the Father. For Jesus, prayer was never an obligation or daily ritual; prayer was his very breath. His personal prayer paved the way for what we now consider a communal one, and that is the point: the Lord’s Prayer is both private and public, both personal and ecclesial. It comes straight from the body of Christ for the body of Christ.

When it comes to our modern world, one might say that the “I’s” have it. Dietitians and trainers warn us about being out of shape, but modern culture is not in bad shape so much from what it consumes as from being so consumed with self. How, then, does this relate to this “R” Father? In order to truly understand the “our” in Our Father, we must look at the second word so that we can fully comprehend the first. These words are about relationship: the relationship between Father and child, yes, but more specifically, between God and his children.

Once we widen our scope beyond the first word – “our” – to the address, “Our Father,” we quickly see it in context, as an important series of points that our Lord makes. If God is the Father, then we are all his children; we’re all connected as brothers and sisters in the Lord’s Prayer. The Our Father is not merely a private prayer between you and your God or between one child and his or her divine “Daddy.” This is the prayer of a family, a prayer between God the Father and every one of his children. The Our Father is no longer just personal but also corporate; the prayer is intimate but also communal. In this way too, the Sacrifice of the Mass really mirrors the Lord’s Prayer; it is both personal and communal in its focus and guides our worship back to the Father in one collective breath.

We are more than bodies; we are souls. We are more than creatures; we are children. We are in this together. We are one creation under God, indivisible. The fact is that all are created by God in his divine image (see Genesis 1:26-27). This truth cannot be overstated. God didn’t just establish a relationship with us personally; he established and ordained us in relationships with one another.

And Christ came not just to redeem us but to restore us to proper relationship with God and with one another. His healings of the leper (Matthew 8:2-4) or the woman with a hemorrhage (Mark5:29-34) were not just about healing; they were about restoring the outcast to full community. His encounters with the woman caught in adultery (John 8:2-11) or the Samaritan woman at the well (John 4:4-42) were not merely to demonstrate the dignity he saw in women but also to broaden the invitation to everyone, sinner and non-Jew alike, into a deeper, universal relationship with one another as the children of God, the body of Christ.

In praying “Our” Father, we are praying not only with but also for our brothers and sisters in Christ. Jesus is giving us more than an invitation to a relationship with his Father in this catechesis on prayer. He’s giving us an introduction to our greater family – the true body of Christ – and an initiation into a new way of living.

____________

This is an excerpt from The “R” Father by Mark Hart (The Word Among Us Press, 2010), available from wau.org/books.

Kinh Lạy Cha

Kinh Lạy Cha đã thực sự biến đổi cuộc sống của tôi.

Tôi tin Lời Kinh đó cũng có thể biến đổi bạn. Nếu bạn muốn học cách cầu nguyện, đây là nơi bạn bắt đầu. Nếu bạn muốn đào sâu đời sống cầu nguyện của bạn, Kinh Lạy Cha là nơi bạn bắt đầu lại.

Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta được thoáng thấy chính trái tim của Thiên Chúa. Trong lời kinh này, chỉ dài vài câu, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách cầu nguyện bằng cách đồng thời dạy chúng ta phải cầu nguyện những gì. Đây không phải chỉ đơn giản Chúa dạy chúng ta phải nói những gì hay phải nói như thế nào. Đây là Đấng Cứu Độ của chúng ta đang dạy chúng ta cách suy nghĩ, cách yêu thương và cách lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đang ban cho chúng ta một ca ghép tim. Chúng ta có cơ hội để trao đổi trái tim khô khan và bị tổn thương của chúng ta cho Trái Tim xót thương và thánh thiện của Người.

Kinh Lạy Cha vừa là nhiều điều vừa là một điều. Đó là lời kinh hoàn hảo “đến từ Người cầu Nguyện hoàn hảo”. Đó là sự tôn thờ. Đó là lời thỉnh cầu. Đó là một sự tái lập trật tự và sắp xếp lại để chúng ta biết đâu là điều quan trọng nhất. Đó là một lời mời tới một mối tương quan sâu sắc hơn. Lời Kinh cầu xin và ca tụng Thiên Chúa vì ân sủng của Người. Lời Kinh diễn tả niềm vui mừng về lòng trung tín của Chúa Cha. Lời Kinh hứa hẹn sự vĩnh cửu và trao ban niềm hy vọng đối với nhân loại. Kinh Lạy Cha diễn tả toàn bộ ý nghĩa của tình yêu thương và sự tổng hợp ý nghĩa của việc trở thành một người con đích thực của Thiên Chúa.    

Chúa Giêsu ban cho chúng ta những lời này sau khi đã được các môn đệ hỏi về đời sống cầu nguyện của chính Người. Vị Thầy luôn rút lui – lên núi, ra bãi biển, tới vườn. Bất cứ nơi nào Chúa Giêsu đi qua, Người đều có những nơi yên tĩnh yêu thích để có sự bình an và trò chuyện với Chúa Cha. Đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện không bao giờ là một nghĩa vụ hay nghi thức hằng ngày; cầu nguyện chính là hơi thở của Người. Lời cầu nguyện cá nhân của Người đã mở đường cho những gì mà giờ đây chúng ta xem là một lời cầu nguyện chung, và đó là điểm chính yếu: Kinh Lạy Cha vừa mang tính riêng tư vừa mang tính công khai, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính giáo hội. Lời Kinh xuất phát từ chính thân mình của Chúa Kitô vì là thân mình của Chúa Kitô.

…              

Trong thế giới hiện đại của chúng ta, người ta có thể nói rằng “cái tôi” được đề cao. Các chuyên gia dinh dưỡng và các huấn luyện viên cảnh cáo chúng ta đừng để mất vóc dáng cân đối, nhưng nền văn hoá hiện đại có vóc dáng không được đẹp lắm không vì những gì nó tiêu thụ mà vì quá quan tâm đến bản thân mình. Thế thì, điều này có liên hệ gì đến “R” Father (Cha chúng con)” trong Kinh Lạy Cha này? Để thực sự hiểu được từ “của chúng ta” trong Kinh Lạy Cha, chúng ta phải xem xét từ thứ hai để chúng ta có thể hiểu hoàn toàn từ thứ nhất. Những lời này nói về mối tương quan: mối tương quan giữa Cha và con, vâng, nhưng còn đặc biệt hơn, giữa Thiên Chúa và những người con của Người.

Một khi chúng ta mở rộng phạm vi của mình ra khỏi từ thứ nhất – “chúng ta” – đến lời xưng hô, “lạy Cha chúng con”, chúng ta nhanh chóng thấy nó trong bản văn, như một loạt những điểm quan trọng mà Chúa chúng ta đề cập. Nếu Thiên Chúa là Người Cha, thì tất cả chúng ta đều là những người con của Người; tất cả chúng ta liên kết với nhau như anh chị em trong Kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha không chỉ đơn thuần là một lời cầu nguyện cá nhân giữa bạn và Thiên Chúa của bạn hay giữa một người con và “người Cha” thiêng liêng của người ấy. Đây là một lời cầu nguyện của gia đình, một lời cầu nguyện giữa Thiên Chúa là Cha và mỗi mọi người con của Người. Kinh Lạy Cha không chỉ mang tính cá nhân nhưng còn mang tính tập thể; lời cầu nguyện riêng tư nhưng cũng mang tính cộng đồng. Cũng theo cách này, Hy tế Thánh Lễ thực sự phản ánh Kinh Lạy Cha; vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đồng trong trọng tâm của lời kinh và hướng dẫn sự thờ phượng của chúng ta về Chúa Cha trong một hơi thở tập thể.

Hơn cả những thân thể; chúng ta là những linh hồn. Hơn cả các thọ tạo; chúng ta là những người con. Chúng ta đang ở cùng nhau trong mối tương quan này. Chúng ta là một loài thọ tạo dưới quyền năng Thiên Chúa, không thể chia cắt. Sự thật là tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh của Người (x. St 1,26-27). Sự thật này không thể phóng đại được. Thiên Chúa không chỉ thiết lập một mối tương quan với chúng ta cách cá vị; nhưng Người còn thiết lập và đặt chúng ta vào trong các mối tương quan với nhau.

Và Chúa Kitô đã đến không phải chỉ để cứu chuộc chúng ta nhưng còn để hồi phục đưa chúng ta vào mối tương quan đúng đắn với Thiên Chúa và với nhau. Việc Người chữa lành cho người phong hủi (x. Mt 8,2-4) hay người đàn bà bị băng huyết (x. Mc 5,29-34) không chỉ nói về việc chữa lành; nhưng còn nói về việc phục hồi cho những con người bị xã hội ruồng bỏ được trở về với cộng đoàn cách trọn vẹn. Cuộc gặp gỡ của Người với người phụ nữ bị bắt gặp quả tang phạm tội ngoại tình (x. Ga 8,2-11) hoặc người phụ nữ Samaria tại bờ giếng (x. Ga 4,4-42) không chỉ đơn thuần để chứng minh phẩm giá mà Người nhìn thấy nơi những người phụ nữ mà còn để mở rộng lời mời gọi mọi người, cả người tội lỗi và không phải Do Thái, vào mối tương quan sâu sắc hơn, phổ quát hơn với nhau như những người con của Thiên Chúa, thân mình của Chúa Kitô.

Khi cầu nguyện lạy Cha “Chúng Con”, chúng ta không chỉ đang cầu nguyện với mà còn cho anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô. Hơn thế nữa, trong bài giáo lý về cầu nguyện này, Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta đi vào mối tương quan với Cha của Người. Người còn đang giới thiệu chúng ta tới một gia đình vĩ đại hơn của chúng ta – thân mình đích thực của Chúa Kitô – một lời mời gọi bước vào một cách sống mới.

__________

Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề The “R” Father, của tác giả Mark Hart (The Word Among Us Press, 2010), có thể truy cập từ wau.org/books.

Comments are closed.

phone-icon