Tâm tình giữa những người bạn – Cầu nguyện với thánh Têrêsa Avila

0

Có phải chúng ta thường thích sắp xếp người khác theo từng danh mục? Người này là thuộc kiểu người suy nghĩ hay là một người làm việc? Một người mơ mộng hay là một người thực tế? Thân thiện hay dè dặt?

Ngay cả về tinh thần, chúng ta tự hỏi không biết ai đó là một “Mátta”, đầy năng lượng và cố gắng hoàn thành nhiều bao nhiêu có thể, hoặc một “Maria”, một tâm hồn chiêm niệm yêu thích chiêm niệm và suy gẫm.

Đúng vậy, con người Thánh Têrêsa Avila phản chiếu khác biệt rõ ràng trong việc kết hợp tính cách chăm chỉ làm việc của Mátta với sự cầu nguyện tĩnh lặng của Maria.

Giống như Mátta, Thánh Têrêsa Avila làm việc không mệt mỏi với mục đích cải tổ Dòng Cát Minh cũng như toàn thể Giáo hội. Tuy nhiên đối với tất cả công việc vất vả của thánh nữ, ngài được tưởng nhớ và tôn kính nhất là về những sự hiểu biết tâm linh sâu sắc mà ngài nhận được khi  ngồi với Chúa trong cầu nguyện. Trong những tác phẩm xuất chúng của thánh nữ, Cuộc Sống, Con Đường Hoàn Thiện và Lâu Đài Nội Tâm, Têrêsa đã dành phần lớn thời gian của mình để dạy cho người ta cách bước vào sự hiện diện của Thiên Chúa và cảm nghiệm chính sự thân mật với Người như kinh nghiệm của thánh Nữ.

Theo Thánh Têrêsa, nếu chúng ta muốn tương quan với Thiên Chúa theo cách này, điều đầu tiên chúng cần biết cách hòa mình vào trong dòng chảy ân sủng của Chúa. Chúng ta cần học cách làm cho chính mình trở nên sẵn sàng để Người có thể bắt đầu cuốn hút chúng ta. Vì nhiều nữ tu trong các cộng đoàn của Mẹ bị mù chữ, Têrêsa biết Mẹ không thể chỉ nói họ đọc một cuốn sách hay học Thánh Kinh. Mẹ phải bước theo gương của Chúa Giêsu và sử dụng những sự minh họa và những dụ ngôn. Vì thế, Mẹ đã dùng những hình ảnh dễ nhớ, sống động để khơi lên trí tưởng tượng của họ. Mẹ nói về các lâu đài, viên kim cương và hắc ín, những chiếc thùng, những dòng sông và cơn mưa.

Về tất cả những hình ảnh minh họa này, một trong số hình ảnh mà Thánh Têreasa ưa thích là một khu vườn đang cần được tưới nước. Thánh nữ đã sử dụng phương pháp loại suy lần đầu tiên trong tự truyện của mình, sau đó tiếp tục trau chuốt nó trong những bài viết sau này của mình. Là một con người suy nghĩ cẩn thận, chín chắn, Têrêsa đã nói về tiến trình phát triển trong đời sống tâm linh mà chúng ta học cách gia tăng dòng chảy của ân sủng Chúa (nước) vào trong tâm hồn chúng ta (khu vườn). Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào hình ảnh này và xem chúng ta có thể áp dụng nó như thế nào vào trong cuộc sống của chính chúng ta.

Một Cái Thùng và một cái Giếng

Têrêsa đã mô tả sự khởi đầu của hành trình tâm linh với khái niệm tưới nước một khu vườn bằng một cái thùng được kéo lên từ một cái giếng. Như bạn có thể tưởng tượng, thật là vất vả để kéo cái thùng đầy nước từ dưới đáy của một giếng sâu và rồi kéo nó đến một khu vườn. Việc đó cũng thật chậm chạp khó khăn! Đó là điều chúng ta phải làm đi làm lại cho đến khi mọi bông hoa đều được tưới nước.

Trong giai đoạn này, Têrêsa đã đề nghị một thời gian cầu nguyện tận tụy, có cấu trúc liên quan trước tiên đến việc tập trung tâm trí của chúng ta vào Chúa, rồi sau đó hát một số bài thánh ca và tưởng tượng chúng ta đang ở tại một bối cảnh Kinh Thánh với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể tưởng tượng bản thân mình với người phụ nữ tại bờ giếng (một trong những câu chuyện ưa thích của Têrêsa) hoặc tại Bữa Tiệc Ly với các tông đồ hoặc tại tiệc cưới Cana với Đức Maria và Chúa Giêsu. Mục đích của sự tiếp cận có cấu trúc này đối với việc cầu nguyện là để giúp chúng ta thay thế tất cả những suy nghĩ và những mối quan tâm trần thế của chúng ta bằng những suy nghĩ về Chúa Giêsu, tình yêu và sự sống đời đời của Người. Têrêsa đã cảm thấy rằng chúng ta càng suy nghĩ về Chúa Giêsu, chúng ta càng có thể tưới nước cho khu vườn của mình được nhiều hơn.

Hệ thống dẫn nước

Trong giai đoạn cầu nguyện thứ hai này, chúng ta học cách để tiến bộ nhiều hơn với công việc ít vất vả hơn: “Bằng cách quay cái quay của guồng nước và bằng hệ thống dẫn nước, người làm vườn lấy được nhiều nước hơn mà mất ít công sức hơn và anh có thể nghỉ ngơi không phải làm việc liên tục” (Tự Thuật, 14.1). Têrêsa đã gọi điều này là “cầu nguyện tĩnh lặng”. Thánh nữ gọi đó là giai đoạn đầu tiên – cái xô – “khổ hạnh” bởi vì nó phải tập trung vào công việc chúng ta phải làm để nắm giữ được ân sủng của Thiên Chúa. Trái lại, hệ thống dẫn nước thì “huyền nhiệm”. Chúng ta học cách để lãnh nhận ân sủng tuôn chảy từ Thiên Chúa mà không phải vất vả nhiều.

Chính tại giai đoạn cầu nguyện này mà “đôi mắt tâm hồn [của chúng ta] được mở ra và chúng ta có thể cảm nhận được hiện diện của Chúa Giêsu càng rõ ràng hơn (x. Ep 1,118). Giống như ông già Simêon trong Đền Thờ, chúng ta thấy Chúa Giêsu rõ hơn chứ không chỉ là một người tốt lành. Chúng ta nhìn thấy Người như ơn cứu độ của chúng ta. Chúng ta thấy Người như một người yêu thương chúng ta cách sâu sắc và có quyền năng để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và nâng tâm hồn chúng ta lên trời. Việc nhìn ngắm Chúa Giêsu theo cách này sẽ đổ đầy sự bình an và niềm vui cho chúng ta.

Một trong những cơ hội tốt nhất chúng ta phải cảm nghiệm việc cầu nguyện tĩnh lặng này là khi chúng ta Rước lễ. Rất ít việc đòi hỏi ở đây. Chúa Giêsu đến với chúng ta trong hình thức bánh và rượu, trao ban cho chúng ta ân sủng và tình yêu của Người. Đón nhận Người cách khiêm tốn, tâm hồn chúng ta có thể bùng cháy lên tình yêu của Người. Nếu chỉ trong một giây, chúng ta có thể quên những người xung quanh chúng ta và những thách đố trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta chỉ tập trung vào việc tôn kính Chúa Giêsu và tạ ơn Người về tình yêu của Người (dành cho chúng ta).

Theo Têrêsa, việc bước vào trong việc cầu nguyện tĩnh lặng này thì có lẽ đúng hơn sẽ xảy ra cho chúng ta sau khi chúng ta đã sử dụng “cái thùng” để kéo nước lên một lúc. Giai đoạn đầu tiên thì hữu hiệu hơn nhiều trong việc dẫn dắt chúng ta đến giai đoạn thứ hai. Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ không trải nghiệm giai đoạn thứ hai này nếu chúng ta lãnh nhận Mình Thánh Chúa chỉ vì thói quen và không theo mong đợi. Chúng ta có thể sẽ không trải qua điều đó nếu chúng ta đã không thực hiện “công việc” trung thành thời gian cầu nguyện và đọc Kinh Thánh theo thời gian ấn định.

Những Dòng Sông, Cơn Mưa và Tầng Trời Thứ Ba

Têrêsa đã mô tả giai đoạn cầu nguyện thứ ba bằng cách nói về một khu vườn được tưới nước không phải bằng một cái giếng nhưng bằng một dòng sông hay dòng suối. “Thiên Chúa rất mong muốn giúp cho người làm vườn ở đây đến nỗi chính Người thực tế trở nên người làm vườn và là Đấng làm mọi sự” (Tự Thuật, 16.1). Sau đó đến giai đoạn thứ tư, giai đoạn mà thánh nữ so sánh với một khu vườn ướt sũng với cơn mưa liên tục. Thánh nữ nói về nó như là một “dòng nước từ trời mà trong sự dồi dào của nó làm ướt sũng và thấm đẫm toàn bộ khu vườn” (Tự Thuật, 18.8). Bất cứ nỗ lực nào đòi hỏi phải vất vả thì khu vườn sẽ nở hoa.

Hai giai đoạn (cầu nguyện) này có nhiều điểm chung. Cả hai có một dòng nước chảy đều đặn bắt nguồn từ Thiên Chúa và thúc đẩy chúng ta đi ra khỏi mình và chia sẻ quà tặng này cho những người đang khô khan về tâm linh. Sự khác biệt chính yếu giữa dòng sông và cơn mưa là mọi người đang cảm nghiệm về cơn mưa từ trời làm cho ướt sũng hoàn toàn hơn với sự hiện diện của Thiên Chúa và tách biệt cách hoàn toàn hơn với thế gian – thậm chí đến mức ra khỏi những cảm nghiệm thân xác. Tại thời điểm này, Têrêsa cũng đã mô tả những kinh nghiệm thần bí của ngài.

Nếu điều này nghe hơi quá nực cười, hãy nhớ lại những lời của Thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côrintô: “Tôi biết có một người môn đệ Đức Kitô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba (có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết). Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận Thiên Đàng và người ấy đã được nghe những lời khôn tả (mà loài người không được phép nói lại) (2 Cr 12,2-4). Hãy tưởng tượng những gì nó hẳn phải giống như Têrêsa hoặc Phaolô. Họ được bao bọc với sự hiện diện của Thiên Chúa đến nỗi cứ như thể họ đã ở trên thiên đàng. Thậm chí họ “đã nghe” và “đã nhìn thấy” những sự thật thiêng liêng mà họ đã vắt hết chất xám để diễn đạt thành lời. Đây hẳn là những trải nghiệm quý báu!

Nó sẽ không phải là một phúc lành nếu chúng ta có thể có một kinh nghiệm tương tự phải không? Nhưng không phải Phaolô cũng không phải Têrêsa nói rằng đây là điểm cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không nên tìm kiếm những kinh nghiệm thần bí lớn lao. Đúng hơn, tất cả những gì chúng ta nên quan tâm là tiến đến gần Thiên Chúa hơn. Nếu chúng ta tận hiến chính mình để tìm kiếm Người bằng cách kéo nước lên bằng một cái thùng, chúng ta sẽ tìm thấy khu vườn tâm hồn chúng ta đang nở hoa. Khi chúng ta biết trung thành hơn trong việc mang cái thùng đó đến khu vườn của mình, Người sẽ dần dần mang chúng ta đến những giai đoạn của hệ thống dẫn nước, dòng sông và cơn mưa. Nhưng điều quan trọng nhất là giữ cho đôi mắt chúng ta dán chặt vào Người, chứ không chỉ vào những kinh nghiệm mà chúng ta hy vọng sẽ có.

Đừng Bỏ Cuộc!

Vậy hãy duy trì việc sử dụng cái thùng của bạn. Hãy tiếp tục kéo nước từ giếng ân sủng của Thiên Chúa vào trong giờ cầu nguyện hằng ngày của bạn. Đừng cố gắng ép bản thân di chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Thay vào đó, hãy trung thành với bất cứ điều gì hiện đang hữu ích cho bạn. Hãy tự tin biết rằng bạn đang kéo ân sủng thánh thiêng vào trong tâm hồn bạn, và ân sủng đó luôn luôn làm việc trong bạn. Dần dần, bạn sẽ nhận thấy rằng cầu nguyện mất rất ít nỗ lực khi bạn xây một hệ thống dẫn nước cho riêng mình và khi nó tạo nên con đường dẫn tới một dòng sông, nơi mà sau đó biến đổi thành một cơn mưa nhẹ nhàng triền miên.

Nếu có một điều mà Têrêsa đã khẳng định, đó chính là Thiên Chúa không muốn việc cầu nguyện của chúng ta trở nên nặng nề. Người không muốn nó trở nên vất vả cực nhọc. Vì thế, ngay cả nếu bạn chỉ đang bắt đầu kéo nước từ giếng lên, bạn có thể chắc chắn rằng Người sẽ công thưởng cho bạn với những tia sáng tình yêu và sự bình an của Người. Như chính Thánh Têrêsa đã dạy: “Chiêm ngắm Chúa Giêsu không là gì khác hơn là một sự chia sẻ thân tình giữa những người bạn”. Vì thế, tất cả những gì chúng ta phải làm là chắc chắn rằng chúng ta “đang dành thời gian thường xuyên ở một mình với Người, Đấng chúng ta biết rằng Người yêu thương chúng ta” (Sự Sống, 8.5)

We like to place people in categories, don’t we? Is this person a thinker or a doer? A dreamer or a realist? Friendly or reserved?

Even spiritually, we wonder if someone is a “Martha,” full of energy and drive to accomplish as much as possible, or a “Mary,” a contemplative soul who delights in quiet prayer and recollection.

 Well, St. Teresa of Ávila had the great distinction of combining the hardworking personality of Martha with the quiet prayerfulness of Mary.

Like Martha, she labored tirelessly toward the goal of reforming the Carmelite order and the Church as a whole. And yet for all her hard work, she is most remembered and revered for the deep spiritual insights she received as she sat with the Lord in prayer. In her greatest works, The Life, The Way of Perfection, and Interior Castle, Teresa spent the majority of her time teaching people how to come into God’s presence and experience the same intimacy with him that she had known.

According to Teresa, if we want this kind of relationship with God, the first thing we need to learn is how to place ourselves in the flow of his grace. We need to learn how to make ourselves available to God so that he can begin to sweep us off our feet[1]. Since many of the nuns in her communities were illiterate, Teresa knew she couldn’t just tell them to read a book or study the Scriptures. She had to follow Jesus’ example and use illustrations and parables. So she used lively, memorable images that would fire their imaginations. She spoke of castles and diamonds and tar, of buckets and rivers and rain.

Of all these illustrations, one of Teresa’s favorites was that of a garden needing to be watered. She first used this analogy in her autobiography, then continued to refine it in her later writings. A methodical, careful thinker, Teresa spoke of a growth process in the spiritual life in which we learn how to increase the flow of God’s grace (the water) into our hearts (the garden). Let’s take a closer look at this image and see how we can apply it to our own lives.

A Bucket and a Well

Teresa described the beginning of our spiritual journey with the concept of watering a garden with a bucket drawn from a well. As you can imagine, it’s hard work to lift a bucket filled with water from the bottom of a deep well and then lug (pull, drag) it to a garden. It’s also painfully slow! It’s something we have to do again and again until every flower has been watered.

In this stage, Teresa called for a dedicated, structured time of prayer that involved first focusing our minds on the Lord, then singing some hymns, and then imagining ourselves at a biblical scene with Jesus. We could picture ourselves with the woman at the well (one of Teresa’s favorite stories) or at the Last Supper with the apostles or at the wedding of Cana with Mary and Jesus. The purpose of this structured approach to prayer was to help us replace all our worldly thoughts and concerns with thoughts about Jesus, his love, and eternal life. Teresa felt that the more we think about Jesus, the more water we are able to pour on our garden.

 The Aqueduct

In the second phase (stage, period) of prayer, we learn how to make more progress with less hard work: “By turning the crank of a waterwheel and by aqueducts, the gardener obtains more water with less labor; and he can rest without having to work constantly” (Autobiography, 14.1). Teresa called this the “prayer of quiet.” She called the first phase—the bucket—“ascetical,” because it is focused on the work we have to do in order to lay hold of God’s grace. The aqueduct, on the other hand, is “mystical.” We learn how to receive the grace that flows from God with less labor.

It’s at this phase of prayer that the “eyes of [our]hearts” are opened, and we are able to sense Jesus’ presence more clearly (Ephesians 1:18). Like the aged Simeon in the Temple, we see Jesus as more than just a good person. We see him as our salvation. We see him as someone who loves us deeply and who has the power to release us from sin and lift our hearts to heaven. Seeing Jesus in this way fills us with peace and joy.

One of the best opportunities we have to experience this prayer of quiet is when we receive Communion. Very little work is required here. Jesus comes to us in the form of bread and wine, offering us his grace and his love. Receiving him humbly, our hearts can be ignited (set on fire, kindle; start to burn) with his love. If only for a second, we may forget about the people around us and the challenges of our lives. We are focused only on honoring Jesus and thanking him for his love.

According to Teresa, entering into this prayer of quiet is more likely to happen to us after we have been using the “bucket” to draw water for a while. The first phase is much more effective in leading us to the second. For instance, we likely won’t experience this second phase if we receive Communion mainly out of routine and without expectation. We likely won’t experience it if we haven’t been doing the “work” of staying faithful to a structured time of prayer and Scripture reading.

 Rivers, Rain, and the Third Heaven

Teresa described the third stage of prayer by talking about a garden that is watered not by a well but by a river or spring. “The Lord so desires to help the gardener here that he himself becomes practically the gardener and the One who does everything” (Autobiography, 16.1). Then comes the fourth stage, which she compares to a garden being soaked with a constant rainfall. She speaks of it as a “heavenly water that in its abundance soaks and saturates the entire garden” (Autobiography, 18.8). Hardly any effort is required, and the garden flourishes.

These two phases have a lot in common. Both have a steady flow of water that comes freely from God and moves us to go out and give this gift away to those who are spiritually dry. The primary difference between the river and the rain is that people who are experiencing heavenly rain are more fully drenched with God’s presence and more fully detached from the world—even to the point of occasionally having out-of-body experiences. At this point, Teresa described her own mystical experiences as well.

If this sounds a bit too eccentric, recall St. Paul’s words to the believers in Corinth: “I know someone in Christ who, fourteen years ago (whether in the body or out of the body I do not know, God knows), was caught up to the third heaven. And I know that this person . . . was caught up into Paradise and heard ineffable things” (2 Corinthians 12:2-4). Imagine what it must have been like for Teresa or Paul. They were so filled with the Lord’s presence that it felt as if they were in heaven. They even “heard” and “saw” spiritual truths that they struggled to put into words. These must have been glorious experiences!

Wouldn’t it be a blessing if we could have a similar experience? But neither Paul nor Teresa would say that this is the point of our prayer. We shouldn’t go looking for grand mystical experiences. Rather, all we should be concerned about is drawing closer to God. If we devote ourselves to seeking him out by drawing water with a bucket, we’ll find the garden of our hearts flourishing. As we become more faithful in carrying that bucket to our garden, he will gradually bring us to the stages of the aqueduct, the river, and the rain. But the most important thing is to keep our eyes fixed on him and not on the experiences we hope to have.

Don’t Give Up!

So keep using your bucket. Keep drawing from the well of God’s grace in your daily prayer time. Don’t try to force yourself to move from one phase to another. Instead, stay faithful to whatever is helping you now. Take heart in the knowledge that you are drawing divine grace into your heart, and that grace is constantly at work within you. Over time, you’ll find that prayer takes less and less effort as you build your own aqueduct and as the aqueduct gives way to a river, which then transforms into a constant, gentle rain.

If there’s one thing Teresa insisted on, it’s that God doesn’t want our prayer to be laborious. He doesn’t want it to be drudgery. So even if you are just beginning to draw water from the well, you can be sure that he will reward you with glimmers of his love and his peace. As Teresa herself taught, “Contemplating Jesus is nothing else than a close sharing between friends.” So all we have to do is be sure we are “taking time frequently to be alone with him who we know loves us” (The Life,8.5).

Theo Word Among Us, Prayer Resources
Nguồn: https://wau.org/resources/article/a_deep_sharing_between_friends/
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

[1] sweep (one) off (one’s) feet: To charm one in such a way that they form an instant and strong romantic attraction, usually unexpectedly.
To sweep (one) off (one’s) feet and knock one off one’s feet
1.Lit.to knock someone down. The wind swept me off my feet. Bill punched Bob playfully,
and knocked him off his feet.
2.Fig.to overwhelm someone (figuratively). Mary is madly in love with Bill.
He swept her off her feet. The news was so exciting that it knocked me off my feet.

Comments are closed.

phone-icon