Theo Word Among Us, Saints & Heroes Resources
Nguồn: https://wau.org /resources/article /be_kind_to_one_another_2/
Be kind to one anotherWe can experience breakthroughs during this Easter season. In 1947, Corrie ten Boom, a Dutch survivor of the Nazi concentration camp in Ravensbrück, Germany, gave a talk at a church in Munich about forgiveness and mercy. After she spoke, a former prison guard from the camp came up to her, extended his hand, and asked her to forgive him. He didn’t remember her, but she remembered him vividly, along with all the cruelties he had visited upon her and her fellow prisoners. “It could not have been many seconds that he stood there, hand held out,” ten Boom later recalled. “But to me, it seemed hours as I wrestled with the most difficult thing I had ever had to do. And so woodenly, mechanically, I thrust my hand into the one stretched out to me. And as I did, an incredible thing took place. The current started in my shoulder, raced down my arm, sprang into our joined hands.” She went on: “Then this healing warmth seemed to flood my whole being, bringing tears to my eyes. ‘I forgive you, brother!’ I cried. ‘With all my heart!’ For a long moment we grasped each other’s hands, the former guard and the former prisoner. I had never known God’s love so intensely as I did then.” We Must Not Think Evil of Him. On October 2, 2006, Charles Carl Roberts IV walked into an Amish schoolhouse in rural Pennsylvania and shot ten young schoolgirls, killing five of them. Speaking the same day of the shooting, a grandfather of one of the girls who had died told other relatives, “We must not think evil of this man.” Another member of the community visited the shooter’s family that day to comfort them and offer forgiveness. Dozens more attended his funeral and offered to give financial support to his widow. One member of the community later said, “I don’t think there’s anybody here that wants to do anything but forgive and not only reach out to those who have suffered a loss, . . . but to reach out to the family of the man who committed these acts.” A Brother Whom I Have Pardoned. On May 13, 1981, as he was standing in an open car moving slowly through the crowds of St. Peter’s Square, Pope John Paul II was shot four times by Mehmet Ali Agca. He was pierced by two bullets and required nearly six hours of surgery and six pints of blood before doctors could say with any confidence that he would recover. In the ambulance on the way to the hospital, the pope told his attendants that he had forgiven whoever his assailant was. Four days later, he made that forgiveness public through a spokesperson. And then, two years later, he took the bold step of meeting Agca in his prison cell. “I spoke as to a brother whom I have pardoned and who has my complete trust,” he told reporters after spending twenty minutes speaking quietly with the man. John Paul II was also influential in having Agca pardoned by the Italian government and deported to Turkey in 2000-during a Jubilee Year. Can I Forgive? Our personal stories may not be as dramatic as these, but we all face the question: “Am I willing to forgive the people who hurt me?” Pope Francis has called us to have mercy on those who have hurt us. So let’s look at our relationships. Let’s take advantage of the grace available to us during the season of Lent and try to become as merciful as our heavenly Father is merciful (Luke 6:36). Writing to the believers in Ephesus, St. Paul said, “Be kind to one another, compassionate, forgiving one another as God has forgiven you in Christ. . . . Be imitators of God, as beloved children, and live in love, as Christ loved us and handed himself over for us as a sacrificial offering to God for a fragrant aroma” (Ephesians 4:32-5:2). This can sound like nothing more than encouraging words, but this passage contains a number of grace-filled truths that can help us become more forgiving. Let’s take a look at them. First: God Loves Us. “Live in love, as Christ loved us” (Ephesians 5:2). We can see God’s love for us in the majesty and beauty of the created world. The fact that God went to such intricate detail in designing our common home tells us how much he loves us. The same goes for the way our own bodies work. So many things happen on the microscopic level, and they all happen with such unity and precision-all without our having to do anything about it! As amazing as these signs of God’s love are, Paul is speaking about an even more tender, personal love. He’s speaking about the love that the Father has for his children. He’s speaking about a love that redeems and reconciles. Your heavenly Father loves you very much. In fact, he loves everyone with the same intensity—even the ones who have hurt you. That’s why Paul asks us to “live in love” (Ephesians 5:2). That’s how we will find the strength to forgive and not be bound by resentment or unforgiveness. So try your best this Lent to open your heart to God’s tender and personal love. Second: Jesus Died for Us. Jesus “handed himself over for us as a sacrificial offering to God” (Ephesians 5:2). Earlier in his letter, Paul wrote that before Jesus came, we were all “dead” in our “transgressions and sins” (2:1). We were all opposed to God and in dire need of salvation. And salvation is exactly what God gave us. He sent his Son, Jesus, to give up his life so that we could live. On the cross, Jesus died for our sins. “Our old self was crucified with him, so that . . . we might no longer be in slavery to sin” (Romans 6:6). It can be hard to grasp, but Jesus’ cross has opened heaven’s gates and made it possible for us to know God’s love deeply and personally. It’s his sacrifice that helps us become more loving, merciful, and compassionate. Whenever you face a difficult situation or some injustice, try to fix your eyes on the cross. See Jesus, who suffered the greatest injustice of all, saying, “Father, forgive them” (Luke 23:34). See him saying that for you as well: “Father, forgive!” It’s always a little bit easier to forgive when we know that we have been forgiven. Third: A “Fragrant Aroma.” Jesus’ death was a “sacrificial offering to God for a fragrant aroma.” (Ephesians 5:2). We all know how sweet it feels when someone goes out of the way to be kind or generous toward us. That’s how God saw Jesus’ sacrifice—as a “fragrant aroma” that brought him great joy. According to St. Paul, we can be the pleasing “aroma of Christ” to God (2 Corinthians 2:15). This happens every time we follow his commands-especially when we have to put aside our own wants and desires or sacrifice something in the process. Nowhere is this fragrant aroma more pleasing to God than when we make the decision to forgive. So when God asks you to forgive someone, let the love of God and the sacrifice of Jesus soften your heart and tell you that your heart of mercy is a fragrant aroma that will warm the very heart of God. A New Mindset. Take a moment now to read Jesus’ parable about an unmerciful servant (Matthew 18:21-35). Let the message sink into your heart. The servant in this story could not grasp the truths that Paul spelled out for the Ephesians. Of course, the servant was thrilled when the king set aside his large debt. But the king’s generosity didn’t affect him deeply enough to make him just as merciful. So he lived a double standard, unwilling to treat other people the way that he had been treated. We face the same challenge when someone hurts us—the same challenge that Corrie ten Boom, the Amish community, and Pope John Paul II faced. Will I respond with kindness, compassion, and forgiveness? Will I let this become a way of life for me? This is the kind of mindset Paul wanted the Ephesians to adopt, and it’s the same mindset that God wants for us. Pray for Breakthroughs. Lent is a time to step back and slow down a bit. It’s a time to seek the Lord and experience his mercy and love. It’s also a time to reflect on how we are living and make any adjustments we think are necessary. To help you out, we’d like to suggest three questions you can contemplate. —Starting today, how can I be more compassionate and merciful? Let’s pray for breakthroughs in our relationships the rest of this Lent. Ask Jesus to break down the dividing walls that separate us so that we can be more merciful, even as he is merciful. May every one of our relationships—the good, the bad, and the struggling—be touched by God’s mercy! |
Hãy tử tế với nhau Chúng ta có thể trải nghiệm qua những đột phá trong suốt mùa Phục Sinh này. Năm 1947, Corrie ten Boom, một người Hà Lan sống sót trong trại tập trung của Đức Quốc xã ở Ravensbrück, nước Đức, đã có một buổi nói chuyện tại một nhà thờ ở Munich về sự tha thứ và lòng thương xót. Sau khi Corrie nói xong, một lính canh nhà tù của trại tập trung trước đây tiến đến phía bà, đưa bàn tay ra và xin bà tha thứ cho ông. Ông không nhớ bà, nhưng bà nhớ ông rõ rang, cùng với tất cả những sự tàn ác mà ông đã gây ra cho bà và các bạn tù nhân của bà. Ten Boom sau đó nhớ lại: “Không thể mất nhiều giây để ông ta đứng đó, đưa tay ra”. “Nhưng đối với tôi, điều đó dường như cả hàng giờ khi tôi phải chiến đấu với điều khó khăn nhất mà tôi đã từng phải làm. Và rất ngượng ngùng, máy móc, tôi dúi mạnh bàn tay tôi vào bàn tay đã chìa ra cho tôi. Và khi làm như vậy, một điều không thể tin được đã xảy ra. Một lượng điện bắt đầu từ vai tôi chạy xuống cánh tay tôi và chuyển vào hai bàn tay đang đặt lên nhau của chúng tôi. Bà tiếp tục: Sau đó sự ấm áp chữa lành này dường như tuôn chảy toàn thân tôi, làm nước mắt tôi trào ra. Tôi kêu lên: ‘Tôi tha thứ cho anh, người anh em với tất cả tấm lòng!’ Một khoảnh khắc dài trôi qua, chúng tôi nắm chặt tay nhau, người lính canh và tù nhân trước đây. Tôi đã chưa bao giờ biết tình yêu của Thiên Chúa quá mãnh liệt như tôi đã biết sau đó”. Chúng Ta Không Được Nghĩ Xấu cho Anh Ấy Vào ngày 02 tháng Mười năm 2006, Charles Carl Roberts IV đã bước vào ngôi trường Amish ở vùng nông thôn Pennsylvania và bắn mười nữ sinh trẻ, giết chết năm người trong số các em. Chính ngày xảy ra vụ nổ súng đó, ông nội của một trong những cô gái đã chết đã nói với những người họ hàng khác rằng: “Chúng ta không được nghĩ xấu cho người đàn ông này”. Một thành viên khác của cộng đoàn đã đến thăm gia đình của kẻ bắn ngày hôm đó để an ủi và tha thứ cho họ. Rất nhiều người đã tham dự lễ an tang của anh và trợ giúp tài chánh cho người vợ goá bụa của anh ta. Một thành viên của cộng đoàn sau đó đã nói: “Tôi không nghĩ có bất cứ ai ở đây muốn làm bất cứ điều gì ngoài việc tha thứ và không chỉ đến với những người đã phải chịu một sự mất mát… nhưng còn đến với gia đình của người đã thực hiện những hành động (gian ác) này”. Một Người Anh Em Tôi đã Tha Thứ. Vào ngày 13 tháng Năm năm 1981, khi đang đứng bên trong một chiếc xe hơi trần (không mui) đang di chuyển chậm qua các đám đông của Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bị bắn bốn lần bởi Mehmet Ali Agca. Ngài đã bị hai viên đạn xuyên qua bởi hai viên đạn và đòi hỏi cuộc phẫu thuật gần sáu giờ đồng hồ và sáu panh (hơn ba lít) máu trước khi bác sĩ có thể tự tin nói rằng ngài sẽ hồi phục. Trong xe cứu thương trên đường tới bệnh viện, Đức giáo hoàng nói với những người đi theo ngài rằng ngài đã tha thứ cho bất cứ ai là người đã ám sát ngài. Bốn ngày sau đó, ngài đã công bố sự tha thứ của mình cách công khai qua người phát ngôn viên. Và rồi, hai năm sau đó, ngài đã thực hiện một bước can đảm là gặp gỡ Agca trong chính phòng giam của anh ta. Sau khi dành hai mươi phút nói chuyện nhẹ nhàng với người đàn ông (đã bắn mình), Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói với các phóng viên rằng: “Tôi đã nói chuyện với người anh em mà tôi đã tha thứ và người mà tôi đã hoàn toàn tin tưởng”. Đức Giáo hoàng đã gây ảnh hưởng để Agca được chính phủ Ý tha thứ và trục xuất về Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2000 – trong suốt năm Thánh. Tôi Có Thể Tha Thứ? Những câu chuyện cá nhân của chúng ta không thể ấn tượng bằng những câu chuyện trên đây, nhưng tất cả chúng ta đối diện với câu hỏi: “Tôi có sẵn sàng tha thứ cho những người làm tổn thương tôi không?” Đức Giáo hoàng Phanxico đã mời gọi chúng ta tỏ lòng thương xót những người làm tổn thương chúng ta. Vì thế chúng ta hãy nhìn vào các mối tương quan của chúng ta. Chúng ta hãy tận dụng sự thuận lợi của ân sủng có sẵn đó cho chúng ta trong suốt mùa Chay và cố gắng trở nên thương xót như Cha trên trời của chúng ta là Đấng xót thương (x. Lc 6,36). Viết cho các tín hữu ở Êphêsô, Thánh Phaolô đã nói: “Anh em phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô… Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt” (Ep 4,32-5,2). Điều này nghe có thể giống như không có gì khác hơn là những lời khuyến khích, nhưng sứ điệp này chứa đựng một số những sự thật đầy ân sủng có thể giúp chúng ta trở nên biết tha thứ hơn. Chúng ta hãy xem xét những lời đó. Trước hết: Thiên Chúa Yêu Thương Chúng Ta. “Hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta” (Ep 5,2). Chúng ta có thể nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta trong sự uy nghi và vẻ đẹp của thế giới đã được dựng nên. Sự kiện mà Thiên Chúa đã quan tâm đến từng chi tiết phức tạp như thế trong việc thiết kế ngôi nhà chung cho chúng ta nói cho chúng ta biết rằng Người yêu thương chúng ta biết chừng nào. Điều tương tự cũng đúng với cách vận hành của cơ thể chúng ta. Rất nhiều thứ xảy ra ở cấp độ vi mô, và tất cả chúng đều xảy ra với sự thống nhất và sự chính xác như vậy đến độ chúng ta không cần phải làm bất cứ điều gì về nó! Thật đáng kinh ngạc những dấu hiệu này là tình yêu của Thiên Chúa, Phaolo đang nói về một tình yêu cá nhân, tế nhị hơn. Ngài đang nói về tình yêu mà Chúa Cha dành cho con cái của Người. Ngài đang nói về một tình yêu cứu độ và hoà giải. Cha trên trời của bạn yêu thương bạn rất nhiều. Thực vậy, Người yêu thương mọi người với cùng một cường độ – thậm chỉ yêu thương cả những người làm tổn thương bạn. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolo mời gọi chúng ta “hãy sống trong tình bác ái” (Ep 5,2). Đó là cách chúng ta sẽ tìm kiếm sức mạnh để tha thứ và không bị lệ thuộc bởi sự oán hận hay không tha thứ. Vì thế, bạn hãy cố gắng hết sức mình trong mùa Chay này để mở lòng ra với tình yêu cá vị và tế nhị của Thiên Chúa. Thứ hai: Chúa Giêsu Đã Chết cho Chúng Ta. Chúa Giêsu “vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa” (Ep 5,2). Trước đó trong lá thư của mình, Thánh Phaolo đã viết rằng trước khi Chúa Giêsu đến, tất cả chúng ta đều “chết” trong “những sa ngã và tội lỗi” của chúng ta (Ep 2,1). Tất cả chúng ta đều đối nghịch với Thiên Chúa và phải nói rằng chúng ta cần ơn cứu độ. Và ơn cứu độ chính xác là những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Người đã sai Con Mình, là Chúa Giêsu, để dâng hiến sự sống của mình để chúng ta có thể sống. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi của chúng ta. “Con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô… để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rm 6,6). Có thể khó hiểu, nhưng thập giá của Chúa Giêsu đã mở ra cánh cửa thiên đàng và làm cho nó có thể đối với chúng ta để nhận biết tình yêu của Thiên Chúa cách sâu sắc và cá vị. Chính hy lễ của Người giúp chúng ta trở nên biết yêu thương, nhân hậu và từ bi hơn. Bất cứ khi nào bạn đối diện với một tình huống khó khăn hoặc bất công, hãy cố gắng tập trung nhìn vào thập giá. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, Đấng đã phải chịu sự bất công lớn nhất trong tất cả sự bất công, Người đã thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ” (Lc 23,34). Hãy xem Người cũng nói điều đó cho bạn: “Lạy Cha, xin hãy tha thứ!” Thật luôn luôn dễ dàng hơn một chút để tha thứ khi chúng ta biết rằng chúng ta đã được tha thứ. Thứ ba: Một thứ “Hương Thơm Ngào Ngạt”. Cái chết của Chúa Giêsu là một “hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt” (Ep 5,2). Tất cả chúng ta đều biết thật ngọt ngào biết bao khi ai đó đối xử cách tử tế hoặc quảng đại đối với chúng ta. Đó là cách Thiên Chúa đã nhìn nhận hy lễ của Chúa Giêsu – như “hương thơm ngào ngạt” mang lại cho Người niềm vui lớn lao. Theo Thánh Phaolo, chúng ta có thể trở nên “hương thơm của Chúa Kitô” làm hài lòng Thiên Chúa (2 Cr 2,15). Điều này xảy ra mỗi lần chúng ta tuân giữ các mệnh lệnh của Người – cách đặc biệt khi chúng ta đặt qua một bên những ước muốn và khát vọng hoặc hy lễ trong tiến trình này. Không nơi nào có hương thơm ngọt ngào này làm hài lòng Thiên Chúa hơn khi chúng ta quyết định tha thứ. Như thế khi Thiên Chúa mời gọi bạn tha thứ cho ai đó, hãy để cho tình yêu của Thiên Chúa và hy lễ của Chúa Giêsu làm dịu lòng bạn và nói với bạn rằng tâm hồn xót thương của bạn là hương thơm ngọt ngào sẽ làm ấm áp chính trái tim Thiên Chúa. Một Tư Duy Mới. Hãy dành một chút thời gian bây giờ để đọc dụ ngôn của Chúa Giêsu về một người đầy tớ không có lòng thương xót (x. Mt 18,21-35). Hãy để sứ điệp này ăn sâu vào tâm hồn bạn. Người đầy tớ trong câu chuyện này có thể không hiểu được những sự thật mà Phaolo đã giải thích cho các tín hữu Êphêsô. Dĩ nhiên, người đầy tớ đã xúc động khi vị vua đặt qua một bên và tha cho anh ta món nợ lớn. Nhưng lòng quảng đại của nhà vua đã không ảnh hưởng đủ sâu sắc đến anh để làm cho anh thương xót. Vì thế, anh ta đã sống tiêu chuẩn kép, không sẵn sàng để đối xử với người khác theo cách mà anh ta đã được đối xử. Chúng ta đối diện với cùng thách đố khi ai đó làm tổn thương chúng ta – chính thách đố mà Corrie ten Boom, cộng đoàn Amish và Đức Giáo hoàng Phaolo II đã đối diện. Tôi sẽ đáp lại với lòng tử tế, lòngtừ bi và sự tha thứ? Tôi sẽ để cho điều này trở thành một lối sống cho tôi? Đây là loại tư duy, thái độ mới mà Thánh Phaolo muốn các tín hữu Êphêsô chấp nhận, và đó chính là thái độ mà Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta. Cầu nguyện cho Những Đột Phá. Mùa Chay là một thời gian để quay ngược lại và sống chậm lại một chút. Đó là thời gian để tìm kiếm Chúa và cảm nghiệm lòng thương và tình yêu. Đó cũng là một thời gian để suy niệm về cách chúng ta sống và làm bất cứ sự sửa đổi nào mà chúng ta nghĩ là chúng ta cần. Để giúp bạn, chúng tôi muốn đề nghị ba câu hỏi bạn có thể chiêm niệm. – Bắt đầu hôm nay, tôi sẽ từ bi và thương xót hơn như thế nào? – Có ai đó trong cuộc sống của tôi cần tôi tha thứ cho trong mùa Chay này? – Có ai đó trong cuộc sống của tôi mà tôi cần đến và xin sự tha thứ? Chúng ta hãy cầu xin cho có được những sự đột phá trong các mối tương quan của chúng ta trong thời gian còn lại của mùa Chay này. Hãy xin Chúa Giêsu phá đổ những bức tường chia rẽ đang phân cách chúng ta để chúng ta có thể thương xót hơn, ngay cả khi Người là Đấng xót thương. Nguyện xin cho mỗi một người trong các mối tương quan của chúng ta – người tốt, người xấu và người đang phải chiến đấu – được đụng chạm bởi lòng thương xót của Thiên Chúa! |