Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
26. Có phải chúc bình an chỉ là một hành vi xã giao mà thôi?
Khi vị chủ tế chúc: “Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em”, cộng đoàn thưa: “Và ở cùng cha”.
Và chủ tế nói thêm: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Chúng ta đừng nghĩ rằng việc chúc bình an ở đây cũng giống như việc thân hữu ngoài đời trao tặng cho nhau. Không, đây là một sự hòa giải. Thật vậy, trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu nói rõ rằng trước khi thực hiện mọi hành vi phụng tự, cần phải làm hòa với anh chị em mình trước đã: “Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ngươi trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ” (Mt 5, 23-24). Do đó, trong phụng vụ Đông Phương, nghi thức chúc bình an vẫn còn được đặt trước kinh nguyện Thánh Thể, cũng như tại Tây Phương trong thời gian đầu.
Việc thực hành nghi thức chúc bình an đã biến mất từ nhiều thế kỷ nay. Sau Công Đồng Vaticanô II, nghi thức này lại được lồng vào trong thánh lễ. Một số người không thích cho lắm, vì họ nghĩ rằng: ngoài các cử chỉ, di động phiền toái, lại còn thiếu sự thân mật giữa các tín hữu đang tham dự thánh lễ.
Thật ra, nghi thức chúc bình an trước tiên có một ý nghĩa thiêng liêng. Thánh lễ là nơi mà tất cả tín hữu khám phá và nhận ra mình là con cái của cùng một Cha, do đó tất cả là anh chị em với nhau. Nói lên điều đó không thôi thì chưa đủ, cần phải được thể hiện cụ thể. Cử chỉ chúc và trao bình an là một trong những dấu hiệu đẹp nhất, qua đó chúng ta biểu lộ rằng chúng ta là con cùng một Cha.
Nhưng đôi khi việc chúc bình an đòi hỏi một sự cố gắng lớn, bởi vì cử chỉ này đòi hỏi mỗi người ra khỏi cái tôi chật hẹp của mình và coi người khác như là người mà ta phải tôn trọng và yêu thương. Trong một vài trường hợp, để chúc bình an một cách thật lòng, chúng ta cần phải tha thứ trong lòng trước đã, người mà chúng ta sắp đưa tay chúc bình an. Việc này không dễ dàng gì !
Việc chúc bình an được đặt trước phần rước lễ. Điều đó bình thường thôi, bởi vì làm sao chúng ta có thể đến gần Chúa Kitô và nói rằng chúng ta yêu mến Người, trong khi chúng ta từ chối hướng mặt về người anh chị em đang ở bên cạnh chúng ta ? “Kẻ nào không yêu mến anh chị em mà mình xem thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà mình không xem thấy được” (1 Gioan 4, 20).
Như thế, chia sẻ với người bên cạnh một nắm tay, hôn bình an hoặc cúi đầu chúc bình an (tùy theo phong tục của mỗi dân tộc) không phải là cử chỉ xã giao, lịch sự, mà là dấu chỉ hiệp thông trong sự bình an và tình yêu thương nhau. Và sự bình an này do Chúa Kitô ban tặng (“Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em”). Thật vậy, Chúa Kitô đã phán: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Gioan 14, 27). Do đó, sự bình an này rộng lớn hơn những gì con tim chúng ta có thể chứa đựng được, cũng như rộng lớn hơn những gì bàn tay chúng ta có thể truyền đạt được.
ENGLISH
26. Is the sign of peace merely social etiquette?
When the celebrant says, “The peace of the Lord be with you always”, the congregation responds, “And with your spirit”.
And the celebrant adds, “Let us offer each other the sign of peace”. We should not think that the sign of peace here is like the greetings exchanged by friends in life. No, this is a conciliation. In deed, in the Sermon on the Mount, Jesus clearly says that before making any act of worship, we should be reconciled with our brothers first: “If you bring your gift to the altar, and there recall that your brother has anything against you, leave your gift there at the altar, go first and be reconciled with your brother, and then come and offer your gift” (Mt 5: 23-24). Therefore, in the Orient liturgy, the sign of peace still takes place before the Eucharistic Prayer, the same as in the Western liturgy in the early days.
The practice of the sign of peace has disappeared for several centuries. After the Second Vatican Council, this rite is incorporated into Mass. Some people do not like it very much, because they think that: besides troublesome gestures and moving, there is also a lack of intimacy between the faithful who are attending Mass.
In fact, the sign of peace first of all has a spiritual significance. Mass is a place where all the faithful discover and recognize they are children of the same Father, and as such, they are brothers to each other. It is not enough to say so, but something specific should be done about it. The gesture of greeting and giving a sign of peace is one of the most beautiful signs whereby we show that we are children of the same Father.
But sometimes it takes a great effort to do the greeting of peace because this gesture requires each of us to go out of our narrow self and to consider the other person as a person we have to respect and love. In some cases, to offer a true sign of peace, we need to forgive in our heart first, the person to whom we are going to show our hand and offer the sign of peace. This is no easy work!
The rite of peace is placed before the going to communion. That is normal, because how can we approach Christ and say we love Him while we refuse to have a look at a brother just beside us? “Whoever does not love a brother whom he has seen cannot love God whom he has not seen” (1 Jn 4: 20).
Thus, to share with the person beside you a grasping of the hand, a kiss of peace or a bow to offer a sign of peace (subject to the customs of each nation) is not a social, polite gesture but a sign of communion in peace and mutual love. And this peace is granted by Christ (“The peace of the Lord be with you always”). In deed, Christ has said, “Peace I leave with you; my peace I give to you. Not as the world gives do I give it to you” (Jn 14: 27). Therefore, this peace is wider than what our heart can contain, and greater than what our hands can express.
FRANÇAIS
26. L’échange de la paix, un geste de politesse?
“Que la paix du Seigneur soit toujours avec vous”, dit le prêtre. Le peuple répond: “Et avec votre esprit”.
Puis, le prêtre ajoute: “Dans la charité du Christ, donnez-vous la paix”. Ne pensons pas que le geste du baiser de paix soit du même genre que ceux qu’échangent sur la place les amis ordinaires. Ce baiser est une réconciliation…
La pratique du baiser de paix avait tout à fait disparu depuis des siècles dans notre tradition. Sa restauration après le Concile Vatican II se heurte à des résistances qui ne sont pas toujours de bon aloi. À une gêne obscure devant les mouvements physiques s’ajoute sans aucun doute l’absence d’intimité entre les fidèles qui participent à la célébration.
Cependant, le baiser de paix a d’abord une signification spirituelle. La messe est le lieu où les chrétiens découvrent et reconnaissent qu’ils ont le même Père: qu’ils sont donc frères et sœurs. Il ne suffit pas que cela soit dit, il convient que cela soit signifié. L’échange de la paix est un des beaux signes par lesquels nous manifestons que nous sommes enfants du même Père.
Néanmoins il peut être parfois très exigeant de poser ce geste. Il requiert que l’on sorte de soi et que l’on considère l’autre comme une personne à respecter et à aimer. Dans certains cas, pour échanger en toute vérité le signe de la paix, il faudra avoir pardonné dans son cœur à celui ou celle vers qui on tend la main. Pas facile !
L’échange de la paix se situe quelques instants avant la communion. Rien de plus normal ! Comment pourrions-nous d’un côté nous approcher du Christ et lui manifester que nous l’aimons, et de l’autre refuser de nous tourner vers ce frère ou cette sœur qui est à nos côtés ? “Celui qui n’aime pas son frère, qu’il voit, ne saurait aimer le Dieu qu’il ne voit pas” (1 Jn 4, 20).
Donner à ses voisins une poignée de main ou un baiser (ou une inclination, selon la coutume de chaque pays) n’est donc pas un geste de politesse, mais un geste qui signifie la communion dans la paix et l’amour mutuel. Et cette paix vient du Christ. En effet, celui-ci a dit: “Je vous laisse la paix, je vous donne ma paix. Ce n’est pas à la manière du monde que je vous la donne” (Jn 14, 27). Cette paix du Christ est donc bien plus large que ce que notre cœur peut contenir ou que notre main peut transmettre.