Máng cỏ và Ngôi Nhà Bánh

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us

 

A Christmas Insight Into God’s Generous Provision

Manger scenes. You see them everywhere during the Advent and Christmas seasons. I’ve walked past countless such displays over the course of my life. But last year was different. I was at a daily Mass a couple of days after Christmas. I had received Communion and was walking past our parish’s Nativity scene on the way back to my pew. My thoughts were kind of distracted by some family concerns that were weighing on my heart.

But as I looked at the baby Jesus, his arms outstretched toward me, it hit me. This humble and vulnerable baby in the manger is the same Jesus I had just received in the Eucharist. He is the “bread of God” who came down from heaven to give life to the world (John 6:33). And as the bread of God, he was offering me the sustenance I needed!

What an unexpected insight! I was so grateful that the Holy Spirit could use a simple glance to touch my heart so deeply. But I had a sense there was more that the Lord wanted to show me. So when I got home, I opened up my study Bible and started reading the stories of Jesus’ birth in the Gospels. And I learned some more unexpected things.

Born in Bethlehem. Jesus was born in the small town of Bethlehem, five miles south of Jerusalem. It was the city where David was born; that’s why Joseph, a descendant of David, made his way there for the census (see Luke 2:4). Even though Bethlehem was not an influential city, it was important to the Jews because they expected the Messiah to be born there. The prophet Micah had predicted, “But you, Bethlehem-Ephrathah, least among the clans of Judah, from you shall come forth for me one who is to be ruler in Israel; whose origin is from of old, from ancient times” (5:1).

So far so good, but maybe a little academic. Here’s what really got my attention: in Hebrew, the name Bet Lehem means “House of Bread!” Even more striking, in Arabic, the name is translated “House of Flesh.”

I was amazed. Even his birthplace was showing me that when Jesus entered our world as a baby, he was the “living bread” who would offer his flesh for the life of the world (John 6:51). Somehow this baby, this Bread of God, would give me life through his own Body and Blood.

 

Laid in a Manger. The next day, I decided to spend my prayer time sitting in front of my manger scene at home. My eyes were drawn to the stable itself. I knew the story: Mary and Joseph had nowhere to stay after their tiring journey to Bethlehem. They ended up settling in a stable, where Jesus was born. There was no carefully prepared crib, no padded bassinet for Jesus to lie in. All they had was a manger, the trough where the animals were fed.

I recalled the Holy Spirit’s tug at my heart that day at Mass. How appropriate, how fitting! Jesus, the true bread from heaven who brings eternal life, is presented to us in a manger, a simple, ordinary food trough. What better place than the manger for me to come when I hungered for the peace of Jesus?

And then a lesson from my high school French class stirred at the back of my mind. Wasn’t the French word for eat manger? I looked it up – yes, it was! From the manger, Jesus was inviting me to see him as the Bread of Life, the one whose flesh brings eternal life.

The Bread of Life. I remembered that Jesus talked about himself as the Bread of Life in the sixth chapter of John’s Gospel, so I went back and read it. And I realized that it was where Jesus pulled it all together. He said he is “the living bread that came down from heaven” (John 6:51). He promised that whoever eats his flesh and drinks his blood has eternal life (6:54). He, the Bread of God, was sent by the Father to bring life. He came to offer himself – to me, to all of us – as the food that would satisfy us in a way that nothing else could. He is God’s provision for my deepest needs and desires – “eternal life.”

According to John, Jesus said these words “while teaching in the synagogue in Capernaum” (6:59). But this profound and surprising truth was also on display years earlier in Bethlehem. And it was there as I glanced at Jesus in the manger that day at church. Jesus knew the “food” that I needed. And while all of my family worries didn’t get ironed out, I had a greater sense that Jesus was the One who could sustain me on what might be a long journey.

I will never look at a manger scene the same way again! Whether it’s the ornate Nativity scene in my parish, or my own humbler crèche set up at home, or even a flashy, brightly lit display on a neighbor’s lawn, they all show me Jesus, beckoning with outstretched arms. They show me Jesus, offering himself as the Bread come down from heaven. They show me a baby who is my eternal and life-giving nourishment from God.

 

So you can bet I’ll pause when I pass manger scenes this Advent and Christmas season. And I’ll thank the Holy Spirit for an unexpected insight that changed the way I look at a common Christmas decoration. 

_______________

Hallie Riedel is an editor with The Word Among Us.

Do you have a story of how God has worked in your life?

Send it to editor@wau.org.

Một cái nhìn sâu sắc về Giáng Sinh trong sự quan Phòng quảng đại của Thiên Chúa

Cảnh Máng cỏ. Bạn nhìn thấy những cảnh máng cỏ ở khắp nơi trong suốt Mùa Vọng và Giáng Sinh. Tôi đã rảo bước qua vô số những cảnh như thế trong suốt hành trình cuộc đời tôi. Nhưng năm ngoái thì khác hẳn. Tôi đã tham dự Thánh lễ hằng ngày một vài ngày sau Lễ Giáng Sinh. Tôi đã rước Mình Thánh Chúa và đi qua cảnh Hang đá của giáo xứ chúng tôi khi trở lại chỗ ngồi của mình. Những suy nghĩ của tôi hơi bị phân tâm bởi một số nỗi lo lắng về gia đình đang đè nặng lên trái tim tôi.

Nhưng khi tôi nhìn vào Hài Nhi Giêsu, cánh tay Người dang rộng về phía tôi, điều đó đánh động tôi. Hài Nhi khiêm tốn và dễ bị tổn thương trong máng có chính là Chúa Giêsu tôi vừa đã lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể. Người là “bánh của Thiên Chúa” Đấng từ trời xuống để ban sự sống cho thế gian (Ga 6,33). Và là bánh của Thiên Chúa, Người ban cho tôi sự đỡ nâng mà tôi cần.

Thật là một cái nhìn sâu sắc ngoài lòng mong đợi! Tôi rất biết ơn vì Chúa Thánh Thần có thể dùng một cái nhìn đơn sơ để chạm vào tâm hồn tôi cách quá sâu sắc. Nhưng tôi cảm nhận rằng Chúa muốn tỏ cho tôi thấy nhiều hơn thế nữa. Vì thế, khi về nhà, tôi đã mở sách Thánh Kinh ra và bắt đầu đọc những câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giêsu trong các Tin Mừng. Và tôi đã học thêm được nhiều điều bất ngờ.

Được Sinh Ra ở Bêlem. Chúa Giêsu được sinh ra ở ngôi làng Bêlem nhỏ bé, cách Giêrusalem năm dặm về phía nam. Đó là thành phố nơi vua Đavít đã được sinh ra; đó là lý do tại sao Giuse, con cháu thuộc dòng tộc Đavít, đã đến đó để khai tên cho việc kiểm tra dân số (x. Lc 2,4). Mặc dù Bêlem không phải là một thành phố có ảnh hưởng, nhưng nó lại quan trọng đối với người Do Thái vì họ mong đợi Đấng Mêsia được sinh ra ở đó. Ngôn sứ Mikha đã tiên báo: Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.(Mk 5,1).

Như vậy tốt thôi, nhưng có lẽ hơi trừu tượng. Nhưng đây là điều thực sự làm tôi chú ý: theo tiếng Do Thái, tên Bêlem có nghĩa là “Ngôi Nhà Bánh”! Thậm chí, ấn tượng hơn, theo tiếng Ả Rập, tên này được dịch là “Ngôi Nhà Thịt”.

Tôi đã kinh ngạc. Thậm chí nơi sinh của Người đã chỉ cho tôi thấy rằng khi Chúa Giêssu bước vào thế giới của chúng ta với tư cách là một trẻ thơ, Người là “bánh hằng sống” Đấng đã hiến dâng thịt của mình cho sự sống của thế gian (Ga 6,51).

Bằng cách nào đó, trẻ thơ này, Bánh Thiên Chúa này sẽ ban cho tôi sự sống qua Mình và Máu của Người.

Đặt trong Máng Cỏ. Ngày hôm sau, tôi quyết định dành thời cầu nguyện của tôi ngồi trước cảnh máng cỏ tại nhà tôi. Mắt tôi được thu hút vào chính cái chuồng gia súc. Tôi biết câu chuyện: Maria và Giuse không có chỗ nào để ở lại sau hành trình tới Bêlem mệt mỏi. Cuối cùng các ngài đã ở lại trong một chuồng gia súc, nơi Chúa Giêsu đã được sinh ra. Không có nôi được chuẩn bị cẩn thận, cũng không có nệm lót bông để Chúa Giêsu nằm. Tất cả những gì họ có là một máng cỏ, máng ăn cho các con vật.

Tôi đã nhớ lại tác động của Chúa Thánh Thần nơi tâm hồn tôi trong Thánh lễ hôm đó. Thích hợp biết bao, phù hợp biết bao! Chúa Giêsu, bánh đích thực từ trời mang lại sự sống đời đời, đang hiện diện với chúng ta trong một máng cỏ, một cái máng thức ăn bình thường, đơn sơ. Còn nơi nào tốt hơn máng cỏ đối với tôi khi tôi đói khát sự bình an của Chúa Giêsu?

Và rồi một bài học từ lớp tiếng Pháp thời Trung học của tôi đã khơi động lại trong tâm trí tôi. Chẳng phải từ tiếng Pháp ăn (eat) là manger sao? Tôi đã tra cứu nó – đúng vậy, chính là thế! Từ máng cỏ, Chúa Giêsu đang mời tôi đến gặp Người là Bánh Sự Sống, Đấng ban thịt mang lại sự sống đời đời.

Bánh Sự Sống. Tôi nhớ rằng Chúa Giêsu đã nói về chính mình là Bánh Sự Sống trong chương sáu của Tin Mừng theo Thánh Gioan, vì thế tôi đã mở lại và đọc đoạn đó. Và tôi nhận ra rằng đó chính là nơi Chúa Giêsu đã quy tụ tất cả lại với nhau. Người nói: “Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống” (Ga 6,51). Người hứa rằng bất cứ ai ăn thịt và uống máu Người sẽ có sự sống đời đời (Ga 6,54). Người, Bánh của Thiên Chúa, được Chúa Cha sai đến để mang lại sự sống. Người đã đến hiến dâng chính mình – cho tôi, cho tất cả chúng ta – là lương thực thoả mãn chúng ta trong cách mà không gì có thể thoả mãn được. Người là nguồn cung ứng của Thiên Chúa cho tất cả những nhu cầu và khát vọng sâu xa nhất của tôi – “sự sống đời đời”.

Theo Gioan, Chúa Giêsu đã nói những lời này “khi giảng dạy trong hội đường, ở Caphácnaum” (Ga 6,59). Nhưng sự thật sâu xa và đáng kinh ngạc này cũng đã được bộc lộ nhiều năm trước đó ở Bêlem. Và chính ở đó khi tôi nhìn vào Chúa Giêsu trong máng cỏ ngày đó ở nhà thờ. Chúa Giêsu biết “thức ăn” mà tôi cần. Và trong khi tất cả các lo lắng của gia đình tôi chưa được giải quyết, nhưng tôi đã cảm nhận rõ ràng hơn rằng Chúa Giêsu là Đấng có thể nâng đỡ tôi trên một hành trình dài.

Tôi sẽ không bao giờ nhìn vào cảnh máng cỏ theo cách tương tự nữa! Cho dù đó là cảnh Chúa giáng sinh được trang trí công phu ở giáo xứ của tôi, hay hang đá giáng sinh nhỏ khiêm tốn được làm ở nhà tôi, hoặc thậm chí là một màn trình diễn hào nhoáng, rực rỡ trên bãi cỏ của nhà hàng xóm, tất cả đều cho tôi thấy Chúa Giêsu, đang ra hiệu với hai cánh tay dang rộng. Những cảnh hang đá giáng sinh ấy đều cho tôi thấy Chúa Giêsu hiến dâng chính mình như bánh từ trời xuống. Những cảnh ấy cho tôi thấy một hài nhi là nguồn dinh dưỡng vĩnh cửu và ban sự sống từ Thiên Chúa cho tôi.

Vậy bạn có thể đánh cược rằng tôi sẽ dừng lại khi tôi đi ngang qua những cảnh máng cỏ trong mùa Vọng và mùa Giáng Sinh này. Và tôi sẽ cám ơn Chúa Thánh Thần đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc ngoài lòng mong đợi để biến đổi cách tôi nhìn về sự trang hoàng Giáng Sinh chung chung.

_______________

Hallie Riedel là một biên tập viên của Tạp chí The Word Among Us.

Bạn có câu chuyện nào về cách Thiên Chúa đã làm việc trong cuộc sống của bạn không?

Hãy gửi tới editor@wau.org.

Comments are closed.

phone-icon