Tông Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô dưới hình thức một Tư Sắc về việc Từ Chức: “Học để giã từ”

0

Tông Thư của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô
dưới hình thức một Tư Sắc về việc Từ Chức: “Học để giã từ”

“Học để giã từ” chính là điều mà trong một lời nguyện, Cha đã cầu xin cho các mục tử (xc. Bài giảng 30.05.2017), khi Cha giải thích một Bài Đọc được trích từ sách Công Vụ Tông Đồ (xc. Cv 20,17-27). Sự chấm dứt một nhiệm kỳ nắm giữ chức vụ trong Giáo hội phải được coi là thành phần nguyên vẹn của chính sứ vụ, cho tới khi nào điều đó còn đòi hỏi một hình thức tái sẵn sàng. Thái độ nội tại vừa nêu là điều cần thiết kể cả khi vì lý do tuổi tác khiến người ta phải chuẩn bị từ chức, lẫn khi người ta được yêu cầu hãy tiếp tục nắm giữ chức vụ trong thời gian tới, dẫu đã đến tuổi 75 (xc. Bài Diễn Văn trước các hiệu trưởng và các sinh viên của các học viện và các Chủng Viện tại Rô-ma, 12.05.2014).

Ai chuẩn bị cho việc từ chức, người ấy phải chuẩn bị một cách xứng hợp trước mặt Thiên Chúa, cũng như phải dứt bỏ việc khát khao quyền lực và việc lầm tưởng rằng mình là người rất cần thiết. Điều đó làm cho việc đi qua một khoảnh khắc mà thông thường có thể là rất đau khổ và đầy căng thẳng, trở nên có thể. Đồng thời, những ai nhận ra được trong chân lý rằng, việc từ chức này là điều cần thiết, thì phải quyết định trong sự cầu nguyện để xem mình nên sống chặng đường sắp tới thế nào, trong khi người đó lập ra một dự án mới cho cuộc sống mà dự án ấy được ghi đậm dấu ấn bởi sự giản dị, khiêm tốn, bởi sự nguyện giúp cầu thay, bởi việc đọc Lời Chúa và bởi việc sẵn sàng cho những sứ mạng tông đồ đơn giản.

Mặt khác, trong trường hợp ngoại lệ, nếu như một người nào đó được đề nghị hãy tiếp tục nắm giữ chức vụ trong một thời gian dài, thì điều này cũng bao hàm cả việc từ bỏ cách quảng đại một dự án cá nhân mới. Tuy nhiên, trường hợp này không được phép bị coi là một đặc ân hay một chiến thắng cá nhân, hoặc là một sự ham thích mà nó bắt nguồn từ những điều được cho là bổn phận vì tình bạn hay vì mối quan hệ cá nhân, và cũng không được phép bị coi là một lời cám ơn dành cho những thành công khi thực hiện sứ vụ. Bất cứ sự kéo dài nào cũng chỉ có thể được hiểu trong mối liên hệ đến những lý do mà chúng được liên kết với lợi ích của Giáo hội. Quyết định gia hạn của Tòa Thánh không phải là một hành vi có tính tự động, nhưng là một hành vi thuộc quyền lãnh đạo; vì thế, quyết định đó đòi hỏi phải có đức khôn ngoan mà nó sẽ trợ giúp nhờ vào một quá trình biện phân tương ứng để đưa ra một quyết định thích hợp.

Cha chỉ xin nêu ra một số lý do khả dĩ như là những thí dụ: cần phải hoàn thành một dự án rất có lợi cho Giáo hội; cần phải bảo đảm tính liên tục của một số công trình quan trọng; vì những khó khăn mà chúng có liên hệ tới sự phối hợp các cá nhân của một cơ quan trong giai đoạn chuyển tiếp; tầm quan trọng của sự đóng góp mà mỗi người có thể thực hiện để áp dụng những nguyên tắc chỉ đạo do Tòa Thánh vừa công bố, hay thực hiện để tiếp nhận những chỉ thị mới của huấn quyền. Với những quy định về việc từ chức của các Giám mục Giáo phận và của những người có chức vụ khác do Đức Thánh Cha bổ nhiệm mà chúng được bao hàm trong Tư Sắc Rescriptum ex audientia được công bố vào ngày mồng 03 tháng 11 năm 2014 và được trao cho Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Cha muốn bổ sung cũng như đưa vào bộ Giáo Luật một số những thay đổi mà Cha hoàn toàn xác nhận, ngoại trừ những điều mà chúng được sửa đổi dứt khoát thông qua những quy định sau đây.

Xét đến sự dấn thân quảng đại và kinh nghiệm đầy giá trị của những người đã thực hiện những trách nhiệm trong nhiều năm trời với tinh thần trách nhiệm đặc biệt tại các Giáo hội địa phương cũng như tại Giáo Triều Rô-ma, hay trong những trách nhiệm đại diện cho Tòa Thánh, Cha thấy cần phải cập nhật những quy định về thời điểm cũng như về cách thức từ chức liên quan tới vấn đề tuổi tác.

Sau khi đã bàn hỏi thấu đáo, giờ đây Cha thấy rằng, việc thực hiện theo những cách thức sau đây là điều cần kíp:

a.Thực hiện một số những giải thích về điều số 2 của cái được gọi là sự phúc đáp trong mối liên hệ đến các Đức Giám mục Giáo phận, các phó Giám mục và các Giám mục phụ tá (xc. can 401-402 và 411 CIC; can 210-211; 218; 213 CCEO); b.Sửa đổi những điều khoản Giáo Luật về tuổi tác liên quan đến việc từ bỏ các chức vụ lãnh đạo của các cơ quan Giáo Triều, mà những vị lãnh đạo này không phải là Hồng Y, cũng như việc từ chức của những người đang nắm giữ các chức vụ cao tại Giáo Triều Rô-ma (xc. Tông Hiến Pastor Bonus, 28.06.1980, Art. 5 § 2: AAS 80 [1988], 860; Regolamento Generale della Curia Romana, 1999, Art. 3; Rescriptum ex audientia, 3.11.2014, Art. 7), của các Giám mục đang phụ trách việc bổ nhiệm của Tòa Thánh đối với các chức vụ khác (xc. Rescriptum ex audientia, 3.11.2014, Art. 7), cũng như của các Sứ Thần Tòa Thánh (xc. can. 367 CIC; Regolamento Generale della Curia Romana, 1999, Art. 8, § 2; Regolamento per le Rappresentanze Pontificie, 2003, Art. 20 § 1). Với sắc lệnh này, Cha ấn định như sau.

Điều 1: Các Đức Giám mục Giáo Phận và các Giám chức (thuộc các Giáo hội theo nghi thức Đông Phuong), cũng như những vị có chức vụ ngang hàng với các vị nêu trên chiếu theo Giáo Luật khoản 381, 2 CIC và 313 CCEO, các Giám mục phó và các Giám mục phụ tá hay hiệu tòa với những trách vụ mục vụ đặc biệt, khi tròn 75 tuổi, được yêu cầu phải trình bày với Đức Thánh Cha về sự khước từ chức vụ mục vụ của mình.

Điều 2: Khi tròn 75 tuổi, những vị lãnh đạo của các cơ quan thuộc Giáo Triều Rô-ma, mà những vị lãnh đạo đó không phải là Hồng Y, những vị nắm giữ các chức vụ cao tại Giáo Triều và các Giám mục đang nắm giữ những chức vụ khác nhưng trực thuộc Tòa Thánh, đều không đương nhiên (ipso facto) phải từ chức, nhưng các Ngài phải trình bày với Đức Thánh Cha về sự từ chức của mình.

Điều 3: Các vị Sứ Thần Tòa Thánh cũng không đương nhiên phải từ chức khi tới tuổi 75, nhưng khi đạt tới tuổi này, các Ngài phải trình bày với Đức Thánh Cha sự từ chức của mình.

Điều 4: Sự từ chức được quy định ở các điều từ 1 tới 3, để có hiệu lực, phải được Đức Thánh Cha chấp thuận, Ngài sẽ đưa ra quyết định trong sự cân nhắc về những trường hợp cụ thể.

Điều 5: Sau khi sự từ chức đã được trình bày một lần, trái với những quy định chung của Giáo Luật khoản 189 triệt 3 CIC và khoản 970 triệt 1 CCEO, các chức vụ được nêu ra trong các Điều từ 1 tới 3, sẽ coi là được gia hạn cho tới khi người liên hệ được thông báo cho biết sự từ chức của mình đã được chấp thuận, hay được thông báo cho biết nhiệm vụ của họ sẽ được kéo dài trong một thời gian xác định hay bất định.

Cha chỉ thị rằng, tất cả những gì mà Cha đã quyết định với Tông Thư được ban hành dưới dạng một Tư Sắc này, phải được thi hành trong tất cả mọi chi tiết của nó. Những quy định nào ngược lại với những quy định của Tông Thư này đều bị bãi bỏ, ngay cả khi những quy định đó đáng được đề cập tới một cách đặc biệt. Và Cha ấn định rằng, Tông Thư này sẽ được công bố trên nhật báo L’Osservatore Romano, và có hiệu lực vào đúng ngày công bố. Sau đó, Tông Thư này sẽ được công bố chính thức trên Công Báo Acta Apostolicae Sedis.

Ban hành tại Rô-ma, cạnh Đền Thờ Thánh Phê-sô
Ngày 12 tháng 02 năm 2018
Năm thứ Năm Triều Đại Giáo Hoàng của tôi

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon