Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta để yêu và để được yêu.
Vào năm 1980, một trong những tổ chức lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới đã nghĩ rằng họ có thể sử dụng một chút quảng cáo.
Họ quyết định khai trương một chiến dịch quảng cáo, thuê một người viết quảng cáo tên là Earl Carter, người này đã nghĩ ra một ý tưởng rất đơn giản – nhưng rất mạnh mẽ và hấp dẫn – đến nỗi khẩu hiệu này ngay lập tức được thu hút.
Bây giờ nó là một thứ của những huyền thoại. Năm 1999, ấn bản Advertising Age đã đặt tên nó là một trong những chiến dịch quảng cáo hay nhất của thế kỷ XX. Thực vậy, nó được xem như một phần rất quan trọng của lịch sử Hoa Kỳ đến nỗi tờ ý tưởng của Carter – sổ ghi chép có ghi câu đó – được lưu giữ trong bộ sưu tập cố định của một viện bảo tàng. Và nó đã tồn tại. Khách hàng lớn rốt cục đã sử dụng chiến dịch và khẩu hiệu của nó trong hơn hai thập niên.
Bạn Hãy Là Tất Cả Những Gì Bạn Có Thể
Khách hàng của Earl Carter là Quân đội US (Quân đội Hoa Kỳ). Và khẩu hiệu của họ là? “Hãy Là Tất Cả Những Gì Bạn Có Thể Là”.
Câu đơn giản đó vang âm trong tất cả những cách mà chúng ta nhận ra được. Nó hầu như có thể tồn tại như mệnh lệnh (điều răn) thứ mười một đối với những người có niềm tin. Ở đó, trong năm từ ngắn ngủi, bạn đã có mọi thứ mà Thiên Chúa mời gọi bạn làm, mọi cảm hứng Người yêu cầu chúng ta đạt được, mọi ước vọng hoặc khát khao hay ước mơ Người có thể có cho mỗi mọi người chúng ta.
“Ở đó” Chúa nói, khi Người thổi sinh khí cho chúng ta tồn tại: “Bây giờ, con hãy là tất cả những gì con có thể là”.
Đúng vậy, chắc chắn. Điều đó thì dễ dàng đối với Chúa để nói (như thế). Còn về phần chúng ta thì sao? Làm thế nào chúng ta có thể thực sự hoàn thành điều đó? Nói cách khác: Làm cách nào chúng ta có thể không chỉ sống những ước vọng của chúng ta (hoặc của Thiên Chúa) mà còn làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên phi thường?
Bạn sống một cuộc sống phi thường như thế nào? Nó có thể không khó như bạn nghĩ. Và thực tế, nó thực sự không phải là một bí mật. Không phải tìm đâu xa hơn Tin Mừng của Thánh Matthêu:
“Khi tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Sa đốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?’ Đức Giêsu đáp: ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 22,34-40).
Yêu mến Thiên Chúa, Yêu Người Thân Cận
Đó, nó đang ẩn trong một tầm nhìn: hãy yêu mến Thiên Chúa và hãy yêu thương người thân cận của bạn. Vấn đề là việc thực sự hoàn thành những mệnh lệnh đó – “hai điều răn lớn nhất” – là một thách đố. Và thật là dễ dàng để trở nên thờ ơ, tự mãn, lãnh đạm. Chúng ta coi Thiên Chúa là hiển nhiên. Chúng ta coi nhau là hiển nhiên. Chúng ta dò dẫm lần mò. Chúng ta té ngã. Đối diện với nó: chúng ta phạm tội.
Thậm chí điều đó trở nên khó khăn hơn trong một thời đại điên cuồng, thất thường mà chúng ta đang sống – khi những phân tâm về email, tin nhắn, truyền hình và nhiều việc lặt vặt hằng ngày cần phải làm xong làm khiến chúng ta rối trí. Và thậm chí chúng ta không nói đến việc cầu nguyện; ai có thời gian cho việc đó? Chúng ta không thể là những người tốt, tử tế với nhau, và để mặc điều đó như vậy sao?
Đúng vậy? Chắc chắn. Bạn biết, nếu bạn muốn cuộc sống của bạn trở nên bình thường. Nhưng có quá nhiều điều để chúng ta có thể làm và chúng ta có thể trở thành. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô nói với nhóm hành hương người Đức tới Vatican năm 2005 rằng: “Những con đường của Chúa thì không dễ dàng, nhưng chúng ta đã không được tạo dựng cho một cuộc sống dễ dãi, nhưng cho những điều vĩ đại, những điều tốt lành”. Chúng ta đã được tạo dựng cho những điều phi thường.
Không có gì quan trọng hơn là trở nên người tốt nhất – vì chính chúng ta, vì tha nhân và trên hết mọi sự vì Thiên Chúa. Cho dẫu chúng ta phải làm gì, chúng ta có rất nhiều điều mà chúng ta được mời gọi trở nên. Và thách đố của Thiên Chúa đối với chúng ta không thể đơn giản hơn – hoặc khuất phục hơn.
Chúa (Người) nói: Hãy (sống), Ta đã ban cho con sự sống. Bây giờ, con hãy là tất cả những gì con có thể là.
Câu Chuyện Chúng Ta Kể
Chúng ta là người kể chuyện. Điều đó len lỏi vào trong DNA của chúng ta. Những gì đã bắt đầu trong những hang động xung quanh một ngọn lửa bây giờ xảy ra trong những phòng khách xung quanh một màn hình tivi – hoặc ngày càng nhiều – trong Starbucks[1] xung quanh một chiếc laptop (máy tính xách tay) hoặc trên xe bus hoặc tàu lửa với điện thoại di động trong tay. Chúng ta có nhu cầu vô độ này để kể lại những gì chúng ta đã nhìn thấy, những gì chúng ta đã nghe, những gì chúng ta đã trải nghiệm, những gì chúng ta đã biết. Chúng ta muốn kể những câu chuyện.
Khi cần chia sẻ sứ điệp Kitô giáo với thế giới, chúng ta sẽ kể chuyện gì? Liệu chúng ta có nhận ra nó hay không, câu chuyện mà chúng ta được trao phó để kể cho thế giới là một câu chuyện tình yêu. Câu chuyện Kitô giáo tuyệt vời nhất – những gì đã được gọi, là hay, nổi tiếng, câu chuyện hay nhất nhất từng được kể – là câu chuyện về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, tình yêu của chúng đối với Thiên Chúa và tình yêu chia sẻ của chúng ta dành cho nhau trong một thế giới mà ở đó, thực sự tình yêu thường thiếu.
Quá nhiều người không nhận ra rằng mọi thứ chúng ta là, mọi thứ chúng ta tuyên xưng để tin tưởng, đều bắt đầu bằng tình yêu. Và đây là sự thật nghiêm túc: thật ngạc nhiên, một số đông không tin là họ được yêu thương hoặc – đúng hơn là – họ đáng yêu. Trái lại, có lúc họ rất khó yêu. Chúng ta sống trong thế giới đầy thương tích, với những con người bị tổn thương vì bị xa lánh, bị lãng quên, bị xua đuổi hoặc bị loại bỏ. Nhiều người trong chúng ta có những vết thâm tím để biểu lộ điều đó. Thật buồn, đó là cuộc sống. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi sứ điệp Phúc âm gây được tiếng vang nhất đối với rất nhiều người, sứ điệp ấy băng bó vết bầm tím và làm cho họ cảm thấy được hồi sinh trở lại, sứ điệp cũng nhắc nhở họ rằng họ được yêu thương. Được nhắc nhở về điều đó có thể còn nhiều hơn là khuyến khích; nó có thể đang bao trùm. Thậm chí nó còn có thể là cứu sống. Do đó, khi bạn đang trở thành tất cả những gì bạn có thể là, hãy kể câu chuyện về tình yêu của Thiên Chúa như bạn trải nghiệm nó.
Đây là một trích lọc từ cuốn sách Hướng dẫn về một Cuộc Sống Phi Thường của/cho Người Bận Rộn, của tác giả Deacon Greg Kandra (The Word Among Us Press, 2020), có sẵn tại www.wau.org/books.
Deacon Greh Kandr
Theo: The Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org/resources/article/how_do_you_live_an_extraordinary_life?
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
[1] Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ; ngoài ra, hãng có 17.800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 quán ở Hoa Kỳ, gần 1.000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bản.