Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org/resources/article/rooted_by_the_river/
Come and See We can all know the Lord. Christmas is such a magical time for little children. For weeks, they are wondering about the gifts they will receive. And then finally, the day has come to open their presents. The day of revelation has come when they will get to see what is in those packages under the tree. In a similar way, as we adults approach Christmas, Jesus wants to give us gifts. He wants to reveal his glory to us. He wants to fulfill our deepest hopes and desires through this revelation, giving us the same joy and sense of promise that St. John described when he wrote, “The Word became flesh and made his dwelling among us, and we saw his glory” (John 1:14). This is the real promise of the Advent season. Of course, we can’t see Jesus in the same way that John saw him when he walked the earth. But each of us can see Jesus in the same way that the saints have seen him for the past two thousand years. Like them, we can know his love and feel his presence moving in us. Like them, we can embrace him in the living bread of the Eucharist and in the quiet of our prayer.
A Simple Invitation. “Come and see.” With these words, Jesus invited Andrew and a friend to spend the day with him (John 1:39). By the end of the day, Andrew came to see Jesus as the Messiah. He was so excited by what he had found that he went to his brother, Simon Peter, and said, “We have found the Messiah” (1:41). Andrew’s excitement must have been contagious, because Peter agreed to come meet this Messiah too. Andrew and the other apostles all accepted Jesus’ invitation. When they met Jesus and spent time with him, they saw more than a prophet or a good teacher. Even if it was just an initial recognition that needed further testing and strengthening, they saw that he was the Son of God, the Messiah, the Savior of the world. Just a little time with Jesus was all they needed for him to touch their hearts and change their minds. It all sounds very exciting—but also very long ago. The real question we should be asking is, “How can I meet Jesus like they did?” And the answer is quite simple. It begins when we accept Jesus’ invitation. Every day Jesus invites us: “Come and see. Come get to know me. Come enjoy my presence.” Once we accept his invitation, all that is required is that we spend time with him, just as Andrew and the others did. That could be at Mass, in Adoration, or in personal prayer—anything that puts us in touch with Jesus and moves our hearts with his love.
The Breaking of the Bread. Another story of revelation is told near the end of Luke’s Gospel. On Easter Sunday, after Jesus had risen from the dead but before he showed himself to most of his disciples, two of his followers were walking from Jerusalem to the town of Emmaus. They were still grieving Jesus’ death when he came up beside them and started talking with them. Mysteriously, neither one recognized him; in fact, they began to explain everything that had happened on Good Friday. They told him how sad and abandoned they were feeling now that this great rabbi had been killed. Quickly taking the lead, Jesus called them foolish. He told them that they were giving him a human analysis of the events instead of believing that Jesus would do what he said he would do. Then he proceeded to teach them from the Scripture. He pointed to Moses and the prophets and showed how the Messiah had to die—and how he really would rise again. Jesus’ words were so compelling and so full of promise that these two disciples felt a burning in their hearts—a sense that his words were right, and that there was still great hope. Later, when they sat down to dinner together, Jesus took some bread, blessed it, broke it, and gave it to them. In one amazing split second, the disciples finally recognized who this fellow was. Immediately, they turned around and went back to Jerusalem to tell everyone what had happened. Every week, millions of people relive this story as they go to Mass. We come with weak faith, wanting to be strengthened. We come wanting to deepen our relationship with Jesus. We hear the word of God and a homily, which is intended to excite us and move us to burn with love for Jesus. Then, when we receive Jesus, we have the chance to recognize him and to be filled with the same joy that filled the two disciples on the road to Emmaus. The Spirit of Revelation. Luke tells even more stories about Jesus revealing himself in the Acts of the Apostles. He begins Acts by recounting Jesus’ promise to his apostles: “John baptized with water, but you will be baptized with the Holy Spirit not many days from now. . . . You will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you will be my witnesses” (Acts 1:5, 8). Then, when Pentecost came, the Spirit was poured out, and people’s lives were changed, just as Jesus had pro God’s power flowed from Jerusalem and eventually filled the whole world. On Pentecost, three thousand people received revelation about Jesus from the Spirit. A short while later, in Caesarea, Peter told a Roman centurion and his household about Jesus, and the Holy Spirit fell upon them just as he had on the apostles (Acts 10). Then, in cities like Corinth, Philippi, Thessalonica, and Colossae, the same thing happened over and over again: the apostles preached, and the Holy Spirit revealed the glory and mercy of Jesus to more and more people. Brothers and sisters, this very same Holy Spirit who energized the early church is with us this Advent. And, just as it happened then, the Holy Spirit wants to tell us all about Jesus today. At the Last Supper, Jesus had promised that the Spirit “will teach you everything, and remind you of all that I told to you. . . . He will glorify me, because he will take what is mine and declare it to you” (John 14:26; 16:14). This is the first and most important job of the Holy Spirit: to reveal Jesus, the Word, to us in greater and greater depth. And from the very beginning, he has been doing his job, ministering to our needs and comforting us by telling us that Jesus, the Lord of all creation, loves us deeply and is with us. Come and See. Just as Jesus asks us to accept his invitation to come and see, the Holy Spirit ask us to let him reveal Jesus to us. Every day, the Holy Spirit stands before us and says, “Let me tell you how much Jesus loves you. Let me show you how magnificent he is. Let me fill you with his power to live a holy life. Let me guide you in all your ways.” All we need to do in response is to say, “Come, Holy Spirit; fill me and my family. I want to know Jesus more today.”
We want to wish all of our readers a blessed Christmas. May we all come to believe more deeply that Jesus Christ, the Word of God, wants to reveal himself to us. May we all trust that he wants to give us great and wonderful gifts of grace and wisdom and courage. And most of all, may we all accept his invitation to “come and see” him every day this Advent. May God bless you all. Transformed through Revelation. When God speaks to us, when we accept Jesus’ invitation to come and see, we can expect certain things. While it is almost impossible to explain how revelation occurs, we can give some idea of what happens as a result of this revelation. Here are just a few of the more common responses: We experience a desire to give our lives to Jesus. His love sparks a new and deeper love in us. We may feel like the woman who poured out the jar of perfume on Jesus’ feet (John 12:1-8). We may say, “It is good to give to the poor, but it is not a waste to pour myself—all of my love and all of myself—on Jesus.” Revelation can lead us to a deeper appreciation of God: who he is and what he did through the cross. The Holy Spirit may show us more of God’s eternal attributes: his omnipotence, his perfection, and his justice. He may show us how all of these attributes were revealed when Jesus came among us.
Revelation often leaves us with a deep sense of peace, joy, or love. It may happen because we see how much Jesus loves us. It may happen because we see his mercy in a new way or because we now trust that he has us in the palm of his hand.
Sometimes revelation moves us to change an area in our lives that is not in right order. It may move us to receive the Sacrament of Reconciliation for a special grace to repent and to strengthen our conviction to change. Revelation can also have a powerful effect on the burdens of life that we carry. We may experience God lifting our burdens or carrying it with us. People with life-threatening illnesses are comforted; people with family problems or financial challenges are energized; and people who are guilt-ridden find new hope.
Revelation can also point to the Church. The Holy Spirit may show us how his grace and love are upon his people. After spending time with Jesus, Andrew, Peter, Philip, and Nathanael all brought other people to him. Together, they became the body of Christ as they prayed together, celebrated the Eucharist together, and grew closer to Jesus by serving him together. |
Hãy Đến và Xem Tất cả chúng ta đều có thể nhận biết Chúa. Giáng Sinh là thời gian kỳ diệu đối với trẻ em. Cả hàng tuần, trẻ em tự hỏi về những món quà mình sẽ nhận được. Cuối cùng, ngày mở các món quà của chúng đã đến. Ngày tỏ lộ đã đến khi các em nhìn thấy những gì trong các gói quà dưới gốc cây. Tương tự như thế, khi người lớn chúng ta gần đến Lễ Giáng Sinh, Chúa Giêsu muốn ban cho chúng ta những món quà. Người muốn mạc khải vinh quang của Người cho chúng ta. Người muốn hoàn trọn những ước mơ và hy vọng sâu xa nhất của chúng ta qua mạc khải này, ban cho chúng ta cùng niềm vui và cảm thức về lời hứa mà Thánh Gioan đã mô tả khi ngài viết: “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người” (Ga 1,14).
Đây là lời hứa thực sự của Mùa Vọng. Dĩ nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy Chúa Giêsu theo cùng cách mà Gioan đã thấy Người khi Người còn sống trên trần gian. Nhưng mỗi người chúng ta có thể nhìn thấy Chúa Giêsu trong cùng cách mà các Thánh đã nhìn thấy Người trong quá khứ cách đây hai ngàn năm. Giống như các ngài, chúng ta có thể biết và cảm nhận được tình yêu và sự hiện diện của Người hoạt động trong chúng ta. Như các ngài, chúng ta có thể đón nhận Chúa Giêsu trong Bánh hằng sống của Bí tích Thánh Thể và trong sự thinh của cầu nguyện. Một Lời Mời Đơn Sơ. “Hãy đến mà xem”. Với những lời này, Chúa Giêsu đã mời Anrê và một người bạn ở lại với Người ngày hôm đó (Ga 1,39). Cuối ngày, Anrê đã nhận ra Chúa Giêsu chính là Đấng Mêsia. Ông cảm kích trước những điều đã nhận thấy đến nỗi ông đã đến với em trai mình là Simon Phêrô, và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (Ga 1,41). Sự cảm kích của Anrê chắc hẳn đã lây lan, bởi vì Phêrô cũng đã đồng ý đến gặp Đấng Mêsia.
Anrê và tất cả các tông đồ khác đã đón nhận lời mời của Chúa Giêsu. Khi họ gặp Chúa Giêsu và ở lại với Người, họ đã nhận ra (Người) còn hơn cả một ngôn sứ hoặc một thầy dạy tốt lành. Mặc dù đây chỉ là sự nhận biết ban đầu còn cần được kiểm chứng và củng cố xa hơn nữa, họ đã nhận ra rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia, là Đấng Cứu Độ trần gian. Dành một chút thời gian ở với Chúa Giêsu là tất cả những gì các tông đồ cần làm để Người tác động đến tâm hồn và biến đổi tâm trí họ.
Tất cả nghe rất thú vị – nhưng cũng đã xảy ra cách đây rất lâu rồi. Câu hỏi thực sự chúng ta nên hỏi là: “Làm cách nào tôi có thể gặp được Chúa Giêsu như các ngài đã gặp?” Và câu trả lời thì hoàn toàn đơn giản. Nó bắt đầu khi chúng ta chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu. Mỗi ngày Chúa Giêsu đều mời chúng ta: “Hãy đến mà xem. Hãy đến để nhận biết Ta. Hãy đến để vui hưởng sự hiện diện của Ta”. Một khi chúng ta chấp nhận lời mời của Người, tất cả những gì được đòi hỏi là chúng ta dành thời gian ở với Người, giống như Anrê và các tông đồ khác đã làm. Đó có thể là việc tham dự Thánh Lễ, chầu Thánh Thể hoặc cầu nguyện cá nhân – bất cứ điều gì làm cho chúng ta đụng chạm được Chúa Giêsu và tác động con tim của chúng ta bằng tình yêu của Người. Việc Bẻ Bánh. Một câu chuyện khác về sự mạc khải được kể gần cuối Tin Mừng theo Thánh Luca. Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết nhưng trước khi Người tỏ mình ra cho hầu hết các môn đệ của Người, hai trong số các môn đệ đang từ Giêrusalem trở về làng Emmau. Họ vẫn đang đau buồn vì cái chết của Chúa Giêsu khi Người đến bên cạnh họ và bắt đầu trò chuyện với họ. Thật kỳ lạ, chẳng ai trong họ nhận ra Người; thực vậy, họ bắt đầu giải thích mọi chuyện đã xảy ra vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Họ kể cho Người nghe họ đang cảm thấy buồn và bị bỏ rơi thế nào khi vị thầy vĩ đại của họ đã bị giết chết.
Nhanh chóng hiểu vấn đề, Chúa Giêsu đã gọi họ là ngớ ngẩn. Người nói với họ rằng họ đang giải thích cho Người theo kiểu con người về các biến cố thay vì tin rằng Chúa Giêsu đã thực hiện những gi Người đã nói Người sẽ thực hiện. Sau đó, Người tiếp tục dạy dỗ họ từ Thánh Kinh. Người đã chỉ ra ông Môsê và các ngôn sứ và Người tỏ cho hai môn đệ biết Đấng Mêsia đã phải chết như thế nào và Người đã thực sự sống lại ra sao. Những lời của Chúa Giêsu rất thuyết phục và tràn đầy hy vọng đến độ hai môn đệ cảm thấy bừng cháy lên trong lòng – một cảm thức rằng những lời Người nói là đúng, và rằng vẫn còn niềm hy vọng lớn lao.
Sau đó, khi họ ngồi xuống dùng bữa tối với nhau, Chúa Giêsu đã cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Trong một giây phút vỡ oà ngạc nhiên, các môn đệ cuối cùng đã nhận ra người đồng bàn này là ai. Ngay lập tức, họ thay đổi hoàn toàn và quay trở lại Giêrusalem kể cho mọi người biết những gì đã xảy ra.
Mỗi tuần, hàng triệu người sống lại câu chuyện này khi họ tham dự Thánh Lễ. Chúng ta đến tham dự với lòng tin yếu kém, chúng ta muốn được củng cố cho mạnh mẽ. Chúng ta muốn đào sâu hơn mối tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu. Lời Chúa và bài giảng mà chúng ta nghe có dụng ý thúc đẩy chúng ta bừng cháy lên tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Sau đó, khi lãnh nhận Chúa Giêsu, chúng ta có cơ hội nhận ra Người và được tràn đầy chính niềm vui mà hai môn đệ trên đường Emmau đã lãnh nhận.
Thần Khí của Sự Mạc Khải. Thánh Luca thậm chỉ kể cho chúng ta những câu chuyện về việc Chúa Giêsu mạc khải chính mình trong Sách Công Vụ Tông Đồ. Thánh sử bắt đầu Sách Công Vụ bằng cách kể lại chi tiết lời hứa của Chúa Giêsu với các tông đồ của Người: “Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần… Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ, anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,5.8). Sau đó, khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã được trao ban và cuộc sống của mọi người đã được biến đổi, như Chúa Giêsu đã hứa Từ ngày đó, những câu chuyện thú vị về quyền năng của Thiên Chúa đã lan tràn từ Giêrusalem và cuối cùng ra khắp thế giới. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ba ngàn người đã lãnh nhận mạc khải về Chúa Giêsu từ Thánh Thần. Không lâu sau đó, ở Xêdarê, tông đồ Phêrô đã nói với ông đại đội trưởng Rôma và gia đình ông về Chúa Giêsu, và Thánh Thần đã ngự xuống trên họ giống như Người đã ngự xuống trên các tông đồ (x. Cv 10). Sau đó, trong các thành phố như Côrintô, Philípphê, Thêxalônica và Côlôsê, điều tương tự đã xảy ra: các tông đồ đã rao giảng và Chúa Thánh Thần đã mạc khải vinh quang và lòng thương xót của Chúa Giêsu cho ngày càng nhiều người hơn.
Anh chị em thân mến, chính Chúa Thánh Thần, Đấng đã tiếp sinh lực mạnh mẽ cho Giáo Hội sơ khai, (Người) đang ở với chúng ta trong mùa Vọng này. Và, giống như những gì đã xảy ra sau đó, Chúa Thánh Thần muốn kể cho tất cả chúng ta về Chúa Giêsu hôm nay. Tại bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã hứa rằng Thánh Thần “sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em… Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 14,26; 16,14). Đây là công việc trước hết và quan trọng nhất của Chúa Thánh Thần: là mạc khải Chúa Giêsu, Ngôi Lời, cho chúng ta ngày càng sâu sắc hơn. Và ngay từ khởi đầu, Người đã làm công việc của mình, trợ giúp những nhu cầu của chúng ta và an ủi chúng ta bằng cách nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, Đức Chúa của muôn loài thọ tạo, hằng yêu thương chúng ta cách sâu sắc và Người đang ở với chúng ta. Hãy Đến và Xem. Như Chúa Giêsu xin chúng ta chấp nhận lời mời của Người để đến và xem, Chúa Thánh Thần mời chúng ta hãy để Người mạc khải Chúa Giêsu cho chúng ta. Mỗi ngày, Chúa Thánh Thần đều ở trước chúng ta và nói: “Hãy để Ta nói với con rằng Chúa Giêsu yêu con nhiều biết chừng nào. Hãy để Ta chỉ cho con Người uy nghi thế nào. Hãy để Ta đổ đầy trong con sức mạnh của Người để con sống một cuộc sống thánh thiện. Hãy để Ta hướng dẫn con trên mọi đường nẻo con đi”. Tất cả những gì chúng ta cần làm để đáp trả lại là thưa lên: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến; xin làm tràn đầy con và gia đình con. Hôm nay, con muốn biết Chúa Giêsu nhiều hơn nữa”. Chúng tôi muốn cầu chúc quý độc giả một Lễ Giáng Sinh đầy phúc lành. Nguyện xin cho tất cả chúng ta ngày càng tin tưởng sâu sắc hơn rằng Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, muốn mạc khải chính mình cho chúng ta. Nguyện xin cho tất cả chúng ta tin tưởng rằng Người muốn ban cho chúng ta những quà tặng vĩ đại và tuyệt vời của ân sủng cũng như sự khôn ngoan và lòng can đảm. Và trên hết, ước mong tất cả chúng ta đều chấp nhận lời mời “hãy đến và xem” Người mỗi ngày trong mùa Vọng này. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn. Được Biến Đổi nhờ Mạc Khải. Khi Thiên Chúa nói với chúng ta, khi chúng ta chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu để đến và xem, chúng ta có thể mong đợi những điều gì đó. Trong khi hầu như không thể giải thích mạc khải xảy ra như thế nào, chúng ta có thể cho một số ý kiến về những gì xảy ra như là kết quả của mạc khải này. Đây chỉ là một vài những giải đáp chung chung hơn:
Chúng ta cảm nghiệm khát khao dâng hiến cuộc sống mình cho Chúa Giêsu. Tình yêu của Chúa Giêsu làm loé lên một tình yêu mới mẻ và sâu sắc hơn trong chúng ta. Chúng ta có thể cảm thấy như người phụ nữ đã đổ bình dầu thơm vào chân của Chúa Giêsu (x. Ga 12,1-8). Chúng ta có thể nói: “Thật là tốt để cho người nghèo, nhưng không hoang phí để trút hết bản thân tôi – tất cả tình yêu và con người tôi – cho Chúa Giêsu”. Mạc khải có thể dẫn chúng ta đến sự đánh giá sâu sắc hơn về Thiên Chúa: Người là ai và Người đã làm gì qua thập giá. Chúa Thánh Thần có thể chỉ cho chúng ta nhiều hơn về những thuộc tính vĩnh cửu của Thiên Chúa: sự toàn năng (quyền tuyệt đối), sự hoàn hảo và sự công chính của Người. Người có thể chỉ cho chúng ta thấy tất cả những thuộc tính này đã được mạc khải như thế nào khi Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Mạc khải thường để lại cho chúng ta một cảm thức sâu sắc về sự bình an, niềm vui hoặc tình yêu. Điều đó có thể xảy ra bởi vì chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu yêu thương chúng ta nhiều biết chừng nào. Điều đó có thể xảy ra vì chúng ta nhận ra lòng thương xót của Người thể hiện trong một cách mới mẻ hoặc bởi vì giờ đây chúng ta tin tưởng rằng Người đã đặt chúng ta trong cánh tay của Người. Đôi khi mạc khải tác động chúng ta thay đổi một lãnh vực chưa tốt trong cuộc sống của chúng ta. Điều đó có thể thúc đẩy chúng ta lãnh nhận Bí tích Hoà Giải vì một ơn huệ đặc biệt để hoán cải và để củng cố niềm xác tín của chúng ta để thay đổi.
Mạc khải cũng có thể có một hiệu quả mạnh mẽ trên những gánh nặng của cuộc sống mà chúng ta đang phải mang. Chúng ta có thể cảm nghiệm Thiên Chúa đang nâng những gánh nặng của chúng ta lên hoặc Người đang cùng mang gánh nặng với chúng ta. Những người có bệnh tật đang đe doạ sự sống sẽ được an ủi; những người gặp vấn đề về gia đình hoặc những thách đố về tài chánh sẽ được tăng thêm nghị lực; và những người đang mặc cảm tội lỗi sẽ tìm được niềm hy vọng mới. Mạc khải cũng có thể chỉ ra Giáo Hội. Chúa Thánh Thần có thể chỉ cho chúng ta thấy ân sủng và tình yêu của Người ban xuống như thế nào trên dân Người. Sau khi dành thời gian ở lại với Chúa Giêsu, Anrê, Phêrô, Philípphê và Nathanaen đã đưa tất cả những người khác đến với Người. Cùng nhau, họ đã trở nên thân mình của Chúa Kitô khi họ đã cầu nguyện với nhau, cử hành Thánh Thể với nhau và ngày càng tiến lại gần hơn với Chúa Giêsu bằng cách cùng nhau phụng sự Người. |