Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
1. Thánh lễ bắt nguồn từ đâu?
Trong Giáo Hội Công Giáo, với phong trào canh tân phụng vụ khởi phát ít lâu trước Công Đồng Vaticanô II (1962-1965), được thảo luận rộng rãi trong Công Đồng, và dần dần được áp dụng với những thay đổi mà ta đã thấy khá quen thuộc như hiện nay, người ta càng ngày càng ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa đích thật của thánh lễ như là hành vi cảm tạ, ngợi khen và hân hoan. Thật vậy, thánh lễ là hiến tế tạ ơn. Cách gọi này đã xuất hiện từ lâu và gợi lên lịch sử của thánh lễ.
Thánh lễ bắt nguồn từ một nghi thức của Do-thái, nghi thức vọng lễ vượt qua, trong đó mỗi gia đình người Do-thái dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã thương giải phóng dân tộc của họ thoát khỏi ách nô lệ của Ai-cập, cảm tạ Người vì những cuộc giải cứu khác về mặt thiêng liêng mà cuộc giải phóng đầu tiên này là dấu chỉ. Nghi thức vượt qua cũng loan báo Đấng Cứu Tinh sẽ đến, là Đấng Thiên Sai sẽ chiến thắng sự chết và tội lỗi, và sẽ đưa Lịch Sử Thánh đến sự hoàn tất.
Diễn tiến của nghi thức này cũng chính là diễn tiến mà chúng ta gặp trong thánh lễ hôm nay: nhắc lại những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện cho dân Người, tiếng hát và lời tạ ơn, chúc tụng và chia sẻ bánh, rượu.
Chúng ta đừng ngạc nhiên về những điểm giống nhau của thánh lễ với nghi thức vượt qua của người Do-thái: bởi trong chính một buổi cử hành lễ vượt qua, Chúa Kitô đã lập bí tích Thánh Thể. Thay vì chỉ chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho bánh, rượu và mọi điều hạnh phúc, Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra và nói: “Này là Mình Thầy, chịu phó nộp vì các con: các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy”. Cũng vậy sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói: “Chén này là Giao Ước mới trong máu Thầy ; mỗi lần các con uống, các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (1 Cor 11, 23-25).
Như vậy, chúng ta thấy rõ bữa Tiệc Ly bắt nguồn từ một nghi thức tạ ơn của người Do-thái được cử hành để tưởng nhớ cuộc giải phóng của dân riêng Thiên Chúa. Nhưng dù vẫn giữ lại ý nghĩa của nghi thức này, Chúa Kitô lại làm phong phú thêm bằng một ý nghĩa mới mang tầm vóc hoàn vũ. Chính Người, là Đấng Cứu Tinh mà mọi người mong đợi, đang thực hiện cuộc giải phóng dân mới của Chúa, tức là Giáo Hội, được cứu độ bởi Thánh Giá và sự phục sinh của Người.
Từ bữa Tiệc Ly đó, các Kitô hữu dâng lên Chúa Cha, mỗi ngày và mọi nơi, của lễ hy sinh và tạ ơn của chính Chúa Kitô.
ENGLISH
1. What is the origin of Mass?
In the Catholic Church, with the liturgical reforms which arose just before the Second Vatican Council (1962-1965), were widely discussed in the Council, and gradually applied with changes which we consider quite familiar now, there has been an ever-profound awareness of the true meaning of Mass as an act of thanksgiving, praise and joyfulness. In deed, Mass is a thanksgiving sacrifice. This name, which appeared a long time ago, suggests the history of Mass.
Mass originated from a Jewish rite, rite of Passover vigil in which every Jewish family gave thanks to God for, out of His love, having liberated their nation from their slavery in Egypt, thanking Him for other spiritual deliverances of which this initial deliverance was a sign. The Passover rite also announced the coming of the Savior, who is the Messiah to triumph over death and sin, and to bring the Sacred History to its completion.
The developments of this rite are also those which we meet in today’s Mass: the wonders worked by God for His people, songs and thanksgivings, praise and sharing of bread and vine.
Let us not be surprised at similarities between Mass and the Jewish Passover rite: because it was in the celebration of Passover that Christ instituted the Eucharist Sacrament. Instead of merely praising and thanking God for having given bread, wine and every blessedness, the Lord Jesus “took bread, and, after he had given thanks, broke it and said, “This is my body that is for you. Do this in remembrance of me.” In the same way He took the cup, after supper, saying, “This cup is the new covenant in my blood. Do this, as often as you drink it, in remembrance of me” (1 Cor 11: 23-25).
Thus, we see clearly that the Last Supper originated from a Jewish thanksgiving rite celebrated in memorial of the liberation of God’s own people. But though still retaining the meaning of this rite, Christ further enriched it by a new meaning of global scope. He is the Savior expected by all the people and is liberating the new people of God, namely the Church, by the Cross and His resurrection.
From that Last Supper, Christians offer to God the Father, every day and everywhere, the sacrifice and thanksgiving of Christ Himself.
FRANÇAIS
1. Quelle est l’origine de la messe ?
En France, depuis une vingtaine d’années, les chrétiens ont essayé de remettre à l’honneur le mot Eucharistie (ou liturgie eucharistique), qui signifie action de remerciement, de louange et de joie : action de grâce. Cette appellation est très ancienne et rend compte de l’histoire de la messe. L’origine de la messe est une cérémonie juive, cérémonie de la vigile de Pâque où chaque famille israélite remercie Dieu, lui rend grâce pour la libération du peuple hébreu de l’esclavage d’Égypte et pour les différentes libérations spirituelles dont cette libération initiale est le signe. La célébration de Pâque annonce aussi la venue du libérateur véritable, c’est-à-dire du Messie qui remporterait la victoire définitive sur la mort et le péché, ouvrant ainsi la dernière phase de l’Histoire Sainte et la portant à son achèvement.
Le plan de cette célébration est le même que celui de la messe: rappel des grands faits de Dieu pour son peuple, chants et remerciements, bénédiction du pain et d’une coupe de vin, partage de cette coupe.
La similitude avec la Pâque juive ne doit pas nous étonner: c’est au cours d’une telle célébration de la Pâque que le Christ, la veille de sa mort, a institué l’eucharistie. Au lieu de simplement bénir Dieu afin de le remercier pour le pain, le vin et tout ce qu’ils peuvent signifier de bonheur, Jésus «prit du pain et après avoir rendu grâce, le rompit et dit: “Ceci est mon Corps, qui est pour vous. Faites cela en mémoire de moi”. Après le repas, il fit de même avec la coupe, en disant : “Cette coupe est la nouvelle Alliance en mon sang. Chaque fois que vous en boirez, faites cela en mémoire de moi”» (1 Cor 11, 23-25). Il est clair que la Cène est à l’origine une cérémonie juive destinée à célébrer la libération du Peuple. Mais le Christ, tout en lui gardant ce sens, l’a enrichie d’une signification nouvelle absolument universelle. C’est le Christ, le Messie attendu, qui est en train d’accomplir cette libération, et la transforme du même coup en fête fondamentale du nouveau peuple de Dieu, c’est-à-dire l’Église, sauvée par sa Croix et sa Résurrection.
Depuis la Cène, les chrétiens offrent au Père, chaque jour et en tout lieu, le sacrifice même d’action de grâce du Christ.