Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ
Sunday (December 12) Gospel Reading: Luke 3:10-18 10 And the multitudes asked him, “What then shall we do?” 11 And he answered them, “He who has two coats, let him share with him who has none; and he who has food, let him do likewise.” 12 Tax collectors also came to be baptized, and said to him, “Teacher, what shall we do?” 13 And he said to them, “Collect no more than is appointed you.” 14 Soldiers also asked him, “And we, what shall we do?” And he said to them, “Rob no one by violence or by false accusation, and be content with your wages.” 15 As the people were in expectation, and all men questioned in their hearts concerning John, whether perhaps he were the Christ, 16 John answered them all, “I baptize you with water; but he who is mightier than I is coming, the thong of whose sandals I am not worthy to untie; he will baptize you with the Holy Spirit and with fire. 17 His winnowing fork is in his hand, to clear his threshing floor, and to gather the wheat into his granary, but the chaff he will burn with unquenchable fire.” 18 So, with many other exhortations, he preached good news to the people.
|
Chúa Nhật ngày 12-12 Lc 3,10-18 10 Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây? “11 Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.”12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? “13 Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.”14 Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? ” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ. |
Meditation: Why did thousands come out to hear John the Baptist preach? And what was so unusual about his message? When John the Baptist appeared on the public scene and began to prophesy the whole nation of Israel took notice. It had been many hundreds of years since a prophet had spoken out and performed signs in the land of Israel. John broke the long silence with the sudden announcement that the Messiah (God’s Anointed One) was about to appear. God had long ago promised his people through the patriarchs of the old covenant (Abraham, Isaac, and Jacob), and through the prophets (Isaiah, Jeremiah, Zephaniah, etc.) and rulers of Israel (Moses, David), that he would send them a Redeemer who would save them from their sins, free them from oppression, fill them with the joy of his presence (Zephaniah 3:17), and bring them his everlasting kingdom of peace and righteousness. John brought ‘good news’ to the people The people recognized that John was an extraordinary man of God and a true prophet who spoke in God’s name. They came out to hear the “good news” (Luke 3:18) which he preached to them. And they willingly submitted to his baptism of repentance at the River Jordan where he preached. John’s task was to wake people up from spiritual sleep and indifference, and to turn them back to hear God’s voice and obey his commandments. John wanted the people to be in a good place to receive the Messiah and follow him. Luke mentions two groups in particular who came to John for spiritual renewal – tax collectors and Jewish soldiers who belonged to the Roman peace-keeping force. Both groups were regarded as being spiritually unfit and unclean by the Jewish authorities and were treated as outcasts. John welcomed them with open arms along with all the multitude of people who came to hear the “good news” and be baptized in the cleansing waters of the River Jordan. John’s message of repentance John’s message of renewal and repentance was very practical. He told the people three things: First, every follower of God must share what they possess (their personal goods and resources) with their neighbors, especially with those who lacked the basic necessities of life. John recognized that this was a key duty for every individual and an outward expression of the great commandment to love one’s neighbor as oneself (Leviticus 19:18). Second, John pointed out the sacred duty to give each and every person what is their due and to not take from them what rightfully belongs to them. God commands that each person be treated with respect and that honor be given where honor is due. John told the tax collectors that they must not coerce people to pay more tax money than what was rightfully due. (Tax collectors often made handsome profits for themselves by overcharging other people.) John instructed soldiers to not abuse their authority or power to compel people to give or do things for them beyond what was rightful and their due. (It was not uncommon for soldiers to abuse their position to force people to carry their heavy equipment for them or to rob them of their goods.) John did not tell them to leave their profession, but to be good, honest, and respectful soldiers. And thirdly, John exhorted his listeners to be content with what they had and to avoid coveting (wrongfully desiring or acquiring) what belonged to others. John basically called the people to turn back to God and to walk in his way of love and righteousness. The word of God has power to transform us Whenever the Gospel is proclaimed it has power to awaken faith in people who will listen and turn to God. God, in turn, is always ready to open our eyes to the spiritual reality of his kingdom and to the power and action of the Holy Spirit who transforms us into the likeness of Christ. Do you believe that God’s word is “good news” for you? And do you allow his word to take root and grow in you, and bring you the fruit of joy, freedom, and new life in the Holy Spirit? John’s message of “good news” aroused in many people a new hope and joyful expectation that this was now the decisive moment for God’s Anointed One (the long-expected Messiah and Savior of Israel) to come with power, justice, and judgment to establish his reign of peace and righteousness. Many wondered aloud if John himself might be the promised Messiah, the one who would deliver them from oppression. John’s response was loud and clear – he was only the herald’s voice who prepares the way for the Messiah’s coming. When John compared his position with the Messiah, John humbly stated that he considered himself lower than the lowest slave. His task was simply to awaken the interest of his people for God’s word, unsettle them from their complacency, and arouse in them enough good will to recognize and receive the Messiah when he came. With John the Baptist, the Holy Spirit begins the restoration to the human race of the “divine likeness,” prefiguring what would be achieved through and in the Lord Jesus Christ. The Messiah will baptize with the Holy Spirit and fire John’s baptism was for repentance – turning away from sin and taking on a new way of life according to God’s word. John said that the Messiah would “baptize with the Holy Spirit and with fire.” Fire in biblical times was associated with God and with his action in the world and in the lives of his people. God sometimes manifested his presence by use of fire, such as the burning bush which was not consumed when God spoke to Moses (Exodus 3:2). The image of fire was also used to symbolize God’s glory (Ezekiel 1:4, 13), his protective presence (2 Kings 6:17), his holiness (Deuteronomy. 4:24), his righteous judgment (Zechariah 13:9), and his wrath against sin (Isaiah 66:15-16). John expanded this image with the illustration of the process of separating wheat from chaff. A winnowing fan or shovel was used for tossing the wheat in the air. The heavier kernels of wheat fell to the ground, while the lighter chaff was carried off by the wind. The chaff was then collected and used for fuel (see Isaiah 21:10). The fire of the Holy Spirit In the New Testament, the image of fire is also used of the Holy Spirit who comes to cleanse us from sin and make us holy (Matthew 3:11 and Acts 2:3). God’s fire both purifies us of sin and it inspires in us a reverent fear of God and of his word. And it increases our desire for holiness and for the joy of meeting the Lord when he comes again. Do you want to be on fire for God and for the return of the Lord Jesus when he comes in his glory? Our baptism in Jesus Christ by water and the Spirit results in a new birth and entry into God’s kingdom as his beloved sons and daughters (John 3:5). Jesus is ready to give us the fire of his Spirit that we may radiate the joy of the Gospel to a world in desperate need of God’s light and truth. The word of God has power to change and transform our lives that we may be lights pointing others to Jesus Christ, the true light of the world (John 8:12). Like John the Baptist, we too are called to give testimony to the light and truth of Jesus Christ. Do you point others to Jesus Christ in the way you speak and live?
“Lord Jesus, let your light burn brightly in my heart that I may know the joy and freedom of your kingdom. Fill me with your Holy Spirit and empower me to witness the truth of your gospel and to point others to the light of Christ.”
|
Suy niệm: Tại sao hàng ngàn người đến để nghe Gioan Tẩy giả rao giảng? Và điều gì quá bất thường về sứ điệp của ông? Khi Gioan Tẩy giả xuất hiện trước công chúng và bắt đầu nói tiên tri khiến toàn dân Israen phải chú ý. Đã mấy trăm năm rồi kể từ khi vị ngôn sứ rao giảng và làm các phép lạ trong vùng đất Israen. Gioan đã phá vỡ sự im lặng với lời tuyên bố bất ngờ rằng Đấng Messia (Đấng được xức dầu của Thiên Chúa) đã sắp xuất hiện. Thiên Chúa từ lâu đã hứa với dân Người qua các tổ phụ của giao ước cũ (Abraham, Isaac, và Giacop), và qua các ngôn sứ (Isaiah, Jeremiah, Zephaniah, v.v…) và các vị lãnh đạo Israel (Moses, David), rằng Người sẽ gởi đến họ Vị Cứu tinh, Đấng sẽ cứu họ khỏi tội lỗi, giải thoát họ khỏi sự áp bức, ban cho họ niềm vui về sự hiện diện của Người (Zephaniah 3:17), và đưa họ tới vương quốc bình an và công chính vĩnh cửu của Người.
Gioan đem “Tin mừng” cho dân chúng Người ta đã nhận ra rằng Gioan là một người đặc biệt của Thiên Chúa và là vị ngôn sứ thật sự, người nói nhân danh Thiên Chúa. Họ đến để nghe “tin mừng” (Lc 3,18) mà ông rao giảng cho họ. Và họ sẵn sàng đón nhận phép rửa sám hối của ông ở sông Giodan nơi mà ông rao giảng. Công việc của Gioan là đánh thức người ta khỏi sự ngủ mê và thờ ơ tâm linh và đưa họ về lắng nghe tiếng Chúa và vâng phục các điều răn của Người. Gioan muốn người ta ở trong một trạng thái tốt để đón nhận Đấng Messia và đi theo Người.
Thánh sử Luca đề cập tới hai nhóm đặc biệt đến với Gioan cho sự canh tân tâm linh – những người thu thuế và những người lính Do thái, trực thuộc quân đội Roma để gìn giữ hòa bình. Cả hai nhóm được nhắc tới lại là những người thiếu tư cách và ô uế trong mắt những nhà cầm quyền Do thái và bị đối xử như những người bên lề xã hội. Gioan chào đón họ với đôi tay mở rộng cùng với mọi người khắp nơi đến để lắng nghe “tin mừng” và chịu phép rửa trong nước thanh tẩy của sông Giodan. Sứ điệp hoán cải của Gioan Sứ điệp canh tân và hoán cải của Gioan rất thiết thực. Ông nói với mọi người ba điều: Trước nhất là mọi người đi theo Chúa phải chia sẻ những gì họ có (những của cải và tài năng của họ) với tha nhân, đặc biệt với những người thiếu thốn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Gioan nhận ra rằng đây chính là bổn phận then chốt cho mọi cá nhân và sự thể hiện bên ngoài của điều răn trọng nhất là yêu thương tha nhân như chính mình (Lv 19,18).
Kế đến, Gioan đã chỉ ra bổn phận thánh thiêng là trao cho mỗi người và mọi người những gì họ đáng được hưởng và không được lấy từ họ những gì thuộc về họ. Thiên Chúa truyền lệnh rằng mỗi người phải được đối xử với sự tôn trọng và vinh dự phải được ban cho những ai xứng đáng. Gioan nói với những người thu thuế rằng họ không được ép người ta trả nhiều hơn số tiền mà đúng lý họ phải trả. (Người thu thuế thường kiếm lợi nhuận đáng kể cho bản thân bằng việc chém đẹp người khác). Gioan đã chỉ thị cho những người lính không được lạm dụng quyền lực của mình để buộc người ta trao cho hay làm những điều cho họ mà lẽ ra người ta không cần phải cho hay làm. (Binh lính thường xuyên lạm dụng chức vụ để buộc người ta mang đồ nặng cho họ hay cướp tài sản của người khác). Gioan đã không nói họ từ bỏ nghề nghiệp, nhưng trở nên những người lính tốt lành, thành thật, và lễ phép. Cuối cùng, Gioan kêu gọi mọi người biết hài lòng với những gì họ có và xa tránh việc tham lam (ước muốn hay chiếm đoạt sai trái) những gì thuộc về người khác. Về cơ bản, Gioan kêu gọi người ta trở về với Thiên Chúa và bước đi trong đường lối yêu thương và công chính của Người. Lời Chúa có sức mạnh biến đổi chúng ta Mỗi khi Tin mừng được loan báo, nó có sức mạnh khơi dậy niềm tin nơi mọi người lắng nghe và trở về với Thiên Chúa. Về phần mình, Thiên Chúa luôn sẵn sàng mở mắt chúng ta trước thực tại thiêng liêng về vương quốc của Người và trước sức mạnh và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng biến đổi chúng ta nên giống Đức Kitô. Bạn có tin rằng lời Chúa là “Tin mừng” cho bạn không? Và bạn có để cho lời Chúa ăn rễ và lớn lên trong bạn và đem lại cho bạn hoa trái của niềm vui, tự do, và sự sống mới trong Chúa Thánh Thần không? Sứ điệp “Tin mừng” của Gioan khơi dậy nơi nhiều người niềm hy vọng mới và sự mong đợi hân hoan rằng giờ đây chính là giây phút quyết định cho Đấng được xức dầu của Thiên Chúa (sự mong đợi lâu dài về Đấng Messia và Cứu tinh của Israen) đến với quyền năng, công bình, và phán xét để thiết lập vương quyền bình an và công chính của Người. Nhiều người rõ ràng muốn biết Gioan có phải là Đấng Messia của lời hứa, Đấng sẽ giải thoát họ khỏi áp bức không? Câu trả lời của Gioan thật dõng dạc và rõ ràng – ông chỉ là tiếng kêu của người tiên phong dọn đường cho Đấng Messia đến. Khi Gioan so sánh vị trí của mình với Đấng Messia, Gioan khiêm tốn thú nhận rằng ông coi mình kém hơn cả người nô lệ thấp kém nhất. Công việc của ông đơn giản là khơi dậy sự chú ý của người ta trước lời Chúa, đánh động họ khỏi tính tự mãn, và khơi dậy trong họ ước muốn tốt lành để nhận ra và đón nhận Đấng Messia khi Người đến. Với Gioan Tẩy giả, Chúa Thánh Thần khởi đầu sự phục hồi cho loài người “nên giống Thiên Chúa”, tiên báo những gì sẽ đạt được qua và trong Chúa Giêsu Kitô. Đấng Messia sẽ làm phép rửa bằng Chúa Thánh Thần và lửa Phép rửa của Gioan dành cho sự thống hối – từ bỏ tội lỗi và bước đi trên con đường sự sống mới, dựa theo lời Thiên Chúa. Gioan nói rằng Đấng Mêsia sẽ “thanh tẩy bằng Thánh Thần và lửa”. Lửa trong thời Kinh thánh có mối liên hệ với Thiên Chúa và những hành động của Người trong thế giới và trong cuộc đời con người. Thỉnh thoảng Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Người bằng việc sử dụng lửa, như bụi gai bốc cháy mà không bị đốt cháy, khi Thiên Chúa nói chuyện với ông Môisen (Xh 3,2). Hình ảnh ngọn lửa cũng dùng để biểu tượng vinh quang của Thiên Chúa (Ez 1,4.13), sự hiện diện che chở của Người (2V 6,17), sự thánh thiện của Người (Đnl 4,24), sự phán xét công minh (Zd 13,9), và cơn thịnh nộ của Người chống lại tội lỗi (Is 66,15-16). Gioan đã khai triển hình ảnh này với sự minh họa của tiến trình tách lúa ra khỏi trấu. Một cái quạt gió hay cái xẻng được sử dụng cho việc thổi lúa mì bay lên cao. Hạt nặng hơn của lúa sẽ rơi xuống đất, trong khi vỏ trấu nhẹ hơn sẽ bay theo gió. Vỏ trấu lúc đó được thu lại và dùng làm chất đốt (x. Is 21,10). Ngọn lửa của Chúa Thánh Thần Trong Tân ước, hình ảnh ngọn lửa cũng sử dụng để nói về Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ đến để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi và làm cho chúng ta nên thánh (Mt 3,11; Cv 2,3). Ngọn lửa của Thiên Chúa vừa thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi khơi dậy trong chúng ta lòng kính sợ Thiên Chúa và lời của Người. Và gia tăng lòng ao ước của chúng ta cho sự thánh thiện và cho niềm vui gặp gỡ Chúa khi Người đến. Bạn có muốn trở nên ngọn lửa cho Thiên Chúa và cho sự trở lại của Chúa Giêsu, khi Người đến trong vinh quang không? Phép rửa của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô bằng nước và Thần Khí đem lại sự tái sinh và bước vào vương quốc Thiên Chúa như những người con (Ga 3,5). Đức Giêsu sẵn sàng ban cho chúng ta ngọn lửa Thần Khí của Người, để chúng ta có thể chiếu tỏa niềm vui Tin mừng cho thế giới đang tuyệt vọng, cần đến ánh sáng và chân lý của Chúa. Lời Chúa có quyền năng thay đổi và thánh hóa cuộc đời chúng ta, để chúng ta có thể trở thành ánh sáng chỉ cho người khác biết Đức Kitô, là ánh sáng của thế gian (Ga 8,12). Giống như Gioan tẩy giả, chúng ta cũng được kêu gọi làm chứng cho ánh sáng và chân lý của Đức Giêsu Kitô. Bạn có chỉ cho người khác biết Đức Giêsu Kitô trong cách bạn nói và sống không? Lạy Chúa Giêsu, xin cho ánh sáng của Chúa cháy bừng lên trong lòng con, để con có thể nhận biết niềm vui và tự do của vương quốc Chúa. Xin đổ tràn đầy Thánh Thần Chúa trên con và ban sức mạnh để con làm chứng cho chân lý của Tin mừng và chỉ cho người khác biết Đức Giêsu Kitô. |