Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https: https://wau.org/resources/article/us_against_them/
Us against Them We don’t have to settle for divisions among Christians. We humans are a funny breed. At one moment, we are arguing with a family member, growing more and more angry. But if someone else were to make a disparaging remark about that family member, we would probably be the first to rush to his or her defense—even to the point of becoming combative against the other person! A similar thing happens when it comes to our Church. We may complain about our parish council. We may make some negative remarks about our bishop or a position taken by the Vatican. But as soon as someone from a non-Catholic tradition criticizes our Church, maybe even voicing the same criticism we had, we can be very quick to put aside our critiques and defend the faith. We may even try to prove how the other person’s religion is inferior.
Rather than enter into theological or spiritual disputes, we ought to make it our goal to encourage ourselves and others to look upon believers from other Christian traditions with honor and respect. This is, after all, what our Holy Father has repeatedly asked us to do.
He’s Not Your Enemy. In the ninth chapter of his Gospel, St. Luke tells us about a controversy among the apostles. John and some other disciples had seen a man casting out demons in the name of Jesus, and they told Jesus that they tried to stop him “because he does not follow in our company” (Luke 9:49). Who was this man? Was he a disciple of John the Baptist? Was he one of the seventy-two whom the Lord sent out a little while later? Or was he just someone trying to imitate the works he saw the apostles doing during their preaching tour? No one knows. But we do know that this man believed in Jesus. We can also assume that he enjoyed some level of success. John said that the man was “casting out” demons, not “trying” to cast them out. Ironically, this story comes soon after the account of the nine disciples being unable to cast out a demon from a young boy (see Luke 9:40). Who knows? If this man were present, maybe he would have been able to do something that Andrew, Philip, and the others couldn’t. When Jesus heard John’s concerns, he rebuked him: “Do not prevent him,” he said. “For whoever is not against you is for you” (Luke 9:50). Evidently, the man wasn’t doing any harm, and he may well have been doing a lot of good. Jesus made it clear that anyone who was working in his name was a friend and an ally, not a threat.
May We Be One! This story can teach us a lot about our attitude toward people who believe in Jesus but aren’t members of our Church. They are our brothers and sisters in Christ. They love Jesus and are committed to spreading his gospel. And in some cases, they do a better job of witnessing to the Lord than we do.
As Christians, we should applaud their good work and dedication to the Lord. We should resist the temptation to downplay (disparage, diminish) their commitment to the gospel simply because they don’t hold all the doctrines that we do. If anything (if at all; actually), we should look at the successes they are having and see if we can learn from them. Perhaps we could even find ways to work together, coming one step closer to Jesus’ prayer for unity among his followers (see John 17:21). In 1995, Pope John Paul II issued an encyclical called Ut Unum Sint (That They May Be One). The Holy Father wrote: “It is absolutely clear that ecumenism, the movement promoting Christian unity, is not just some sort of ‘appendix’ which is added to the Church’s traditional activity. Rather, ecumenism is an organic part of her life and work, and consequently must pervade all that she is and does” (20).
Pope John Paul II identified three broad areas where work toward unity should take place. First, he said, it is up to bishops and theologians to work through doctrinal differences constructively. Second, he called Catholics to engage with members of other denominations (religious sect) in all areas where we have common ground. And third, he called on Christians from every tradition to pray for unity. Let’s take a look at each of these areas.
Theological Dialogue. Of course this critical area is not central for most of us. Our role here is to trust in God’s grace and the good intentions of the theologians who are directly involved in ecumenical dialogue. We should remember that the issues they are discussing are not just theological. They also have to contend with centuries of misunderstanding, mistrust, and separation. The challenge can seem overwhelming, and yet we have seen some very encouraging signs coming out of these discussions. In 1999, the Catholic Church and the Lutheran Church issued a Joint Declaration on the Doctrine of Justification, which stated how similar these two traditions really are when it comes to the question of justification by faith. Similarly, the Anglican-Roman Catholic International Commission continues to explore issues such as Marian theology, the Eucharist, and the role of the papacy. Dialogues continue as well with a number of other denominations, including Orthodox, Methodists, Presbyterians, and Pentecostals. Setbacks occur upon occasion, but no one gives up hope. If theologians and bishops can sit down with members of other traditions and speak warmly, openly, and respectfully, surely we can! A Common Focus. The theological aspects of ecumenism show us that God wants us to focus on the things that unite us, not on the things that divide us. As we do, we may be surprised to find how much we have in common with our brothers and sisters!
For instance, we all believe in the Trinity. We all believe that God created the world, that Jesus has redeemed us from sin and death, and that he sent the Holy Spirit to guide us and console us. We all believe in the Scriptures, the value of prayer, the call to love one another, and the call to serve the poor and marginalized. We all believe that God has given us the grace to overcome that which seems impossible—and this grace extends even to the challenge of Christian unity!
This focus on our common heritage can give rise to a kind of grassroots ecumenism. It can help foster an environment of unity, where we relate to one another at work, in our neighborhoods, and in our schools. In fact, every time we are with someone from a different tradition is an opportunity to put on love. It’s a chance to show that our common roots and convictions are strong. Pope Benedict XVI has set an example. In September 2012 he met with representatives of the German Lutheran Church in the former Augustinian convent where Martin Luther lived before he launched his protest against the Catholic Church. At that meeting, Benedict praised Luther for his “deep passion and driving force (motivation),” and spoke warmly of all that Catholics and Lutherans have in common. These comments are fully in line with all the previous popes since Vatican II. They have all reached out to (To make contact with one) our brothers and sisters in dialogue, in mutual understanding, and in a firm commitment to unity. Prayer. More important than theological dialogue or even a commitment to focus on our common heritage is the call to prayer. Not only do divisions between Christians present a poor witness to the world, they also sadden the Lord. We must get along. We must let the love of God color the way we look at our differences. And prayer is the way this can happen. In the same way that prayer helps us to love our enemies, to forgive those who hurt us, and to resist Satan’s temptations, it has the power to unite us—in our families, in our Church, and with those who belong to other denominations.
Unity cannot be achieved solely by theological dialogue or by common actions. We need the power of the Spirit as well. So make it a point to pray for Christian unity, and the Spirit will move you in the right direction. He will help soften your heart. He will show you ways you can be an agent of reconciliation. He can point you to people and groups aimed at ending divisions. He will help you break down every dividing wall.
Unity—Our Rallying Cry. When John told Jesus: “We tried to prevent him,” his heart was in the right place, but he was still mistaken. As John progressed in the spiritual life, he was better able to see the good in what that fellow was doing. In a similar way, as we grow in our faith, we will find ourselves rejoicing every time we see the kingdom of God advancing—no matter who is doing the work.
“Whoever is not against you is for you” (Luke 9:50). May we all use these words as a rallying cry. May we dream about—and work toward— the day when we are all in complete unity!
|
Chúng Ta Chống Lại Họ Chúng ta không phải giải quyết các cuộc chia rẽ giữa các Kitô hữu. Chúng ta là một dòng giống vui vẻ. Ngay lúc mà chúng ta đang tranh cãi với một thành viên trong gia đình, ngày càng dữ dội hơn. Nhưng nếu ai khác đã bình luận chê bai về thành viên trong gia đình mình, có lẽ chúng ta sẽ là người đầu tiên vội vàng bảo vệ người thân của mình – thậm chí chúng ta trở nên hiếu chiến chống lại người kia. Một điều tương tự xảy ra khi nói đến Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta có thể phàn nàn về hội đồng giáo xứ của chúng ta. Chúng ta có thể có một số phê bình về Đức Giám mục của chúng ta hoặc một chức vụ được đảm nhận bởi Vatican. Nhưng ngay khi có người nào đó không phải truyền thống Công Giáo phê bình Giáo Hội của chúng ta, có lẽ thậm chí lên tiếng phê bình như chính chúng ta từng phê bình, chúng ta có thể rất nhanh chóng gạt qua một bên những lời phê bình để bảo vệ niềm tin của mình. Chúng ta thậm chí có thể cố gắng để chứng minh tôn giáo của người kia thấp kém hơn đạo của chúng ta. Đúng hơn là bước vào những cuộc tranh cãi về tâm linh hay thần học, chúng ta nên làm cho nó đạt được mục đích của chúng ta là khuyến khích bản thân mình và những người khác xem các tín hữu thuộc các truyền thống Kitô giáo khác với lòng quý mến và kính trọng. Trên hết, đây là tất cả những gì Đức Giáo Hoàng của chúng ta đã nhiều lần mời gọi chúng ta thực hiện. Anh Ta Không Phải Kẻ Thù của Bạn. Trong chương thứ chín của Tin Mừng Luca, thánh sử nói với chúng ta về một sự tranh luận giữa các tông đồ. Gioan và một số môn đệ khác đã nhìn thấy một người trừ quỷ nhân danh Chúa Giêsu, và họ thưa với Chúa Giêsu rằng họ đã cố gắng để ngăn cản anh ta “vì anh ta không cùng với chúng con đi theo Thầy” (Lc 9,49). Người này là ai? Anh ta có phải là một môn đệ của Gioan Tẩy Giả? Anh ta có phải là một trong số bảy mươi hai môn đệ mà Chúa Giêsu đã sai đi không lâu sau đó? Hoặc anh ta chỉ là một người nào đó đang cố gắng bắt chước những công việc mà anh đã nhìn thấy các tông đồ thực hiện trong suốt chuyến rao giảng Tin Mừng. Không ai biết. Nhưng chúng ta biết rằng người này đã tin vào Chúa Giêsu. Chúng ta có thể cho rằng anh ấy có một mức độ thành công nào đó. Gioan đã nói rằng người này “đang trừ” quỷ, chứ không phải “đang cố gắng” trừ chúng. Một cách mỉa mai, câu chuyện này xảy ra ngay sau khi sự cố là chín môn đệ đang không thể trừ quỷ cho một cậu bé (x. Lc 9,40). Ai biết? Nếu người ấy hiện diện, có lẽ anh ta đã có thể làm điều gì đó mà Anrê, Philípphê và các tông đồ khác không thể làm. Khi nghe những lo lắng của Gioan, Chúa Giêsu đã quở trách ông. Người nói: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!” (Lc 9,50). Rõ ràng, người đó đã không làm bất cứ điều gì gây hại và anh ta có thể đang làm nhiều điều tốt. Chúa Giêsu đã nói rõ rằng bất cứ ai đang làm việc nhân danh Người là một người bạn và một đồng minh, chứ không phải là một mối đe dọa. Xin Cho Chúng Con Nên Một! Câu chuyện này có thể dạy chúng ta nhiều về thái độ của chúng ta đối với những người tin vào Chúa Giêsu nhưng không phải là thành viên của Giáo Hội chúng ta. Họ là anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô. Họ yêu mến Chúa Giêsu và dấn thân để loan báo Tin Mừng của Người. Và trong một số trường hợp nào đó, họ làm một công việc tốt hơn để làm làm chứng cho Chúa hơn cả chúng ta. Là Kitô hữu, chúng ta nên cổ vũ công việc tốt và sự cống hiến của họ cho Chúa. Chúng ta nên chống lại cám dỗ làm giảm sự dấn thân của họ đối với Tin Mừng chỉ vì họ không nắm giữ tất cả các học thuyết mà chúng ta có. Thực vậy, chúng ta nên nhìn vào những thành quả mà họ đang có và xem liệu chúng ta có thể học hỏi được gì nơi họ. Có lẽ chúng ta thậm chí có thể tìm ra những cách để làm việc với nhau, tiến đến một bước gần hơn với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu về sự hiệp nhất giữa những người theo Người (x. Ga 17,21). Vào năm 1995, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành một thông điệp được gọi là Ut Unum Sint (Để Tất Cả Nên Một). Đức Giáo Hoàng viết: ““ Rõ ràng rằng Đại kết, phong trào cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu, không chỉ là một loại ‘phụ thuộc – appendix’ được thêm vào các sinh hoạt truyền thống của Giáo hội. Thay vào đó, Đại kết là một phần đời sống và hoạt động của Giáo hội, và vì thế, Đại kết phải thấm nhập vào toàn thể cuộc sống và mọi hoạt động của Giáo hội” (Thông điệp Ut Unum Sint, số 20)”. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xác định ba lãnh vực rộng rãi gồm những việc nên thực hiện đối sự hiệp nhất. Trước hết, ngài nói, tùy thuộc vào các giám mục và các nhà thần học làm việc với tính cách xây dựng qua những sự khác biệt về học thuyết. Thứ hai, ngài đã kêu gọi những người Công Giáo dấn thân với các thành viên của các giáo phái khác trong tất cả các lãnh vực nơi mà chúng ta cùng chung sống. Và thứ ba, ngài đã mời gọi các Kitô hữu từ mọi truyền thống cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Chúng ta hãy xem từng lãnh vực này. Đối Thoại Thần Học. Dĩ nhiên lãnh vực phê bình không phải trọng tâm cho hầu hết chúng ta. Vai trò của chúng ta ở đây là phải tin tưởng vào ân sủng của Thiên Chúa và những ý định tốt lành của các nhà thần học những người có liên quan trực tiếp với cuộc đối thoại đại kết. Chúng ta nên nhớ rằng các vấn đề họ đang thảo luận không chỉ là vấn đề thần học. Họ cũng phải tranh cãi nhiều thế kỷ về sự hiểu lầm, nghi ngờ và chia cắt. Thách đố có thể dường như bao trùm, tuy nhiên chúng ta đã thấy những dấu hiệu rất đáng khích lệ đến từ những cuộc thảo luận này. Vào năm 1999, Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành đã ban hành một Tuyên Ngôn Chung về Học Thuyết Công Chính Hóa, khẳng địnhhai truyền thống này thực sự giống nhau như thế nào khi đề cập vấn đề công chính hóa nhờ đức tin. Tương tự như thế, Ủy ban Quốc tế Công Giáo Rôma-Anh Giáo tiếp tục khám phá những đề tài như Thần học về Đức Maria, Bí tích Thánh Thể và vai trò của chức vụ giáo hoàng. Các cuộc đối thoại cùng với một số các giáo phái khác, bao gồm Chính Thống Giáo, Giáo phái Giám Lý, Giáo Hội Trưởng Lão và Giáo Hội Ngũ Tuần. Các ngăn trở xảy ra ngẫu nhiên, nhưng không ai từ bỏ niềm hy vọng. Nếu các nhà thần học và các giám mục có thể ngồi xuống với các thành viên của các truyền thống khác và nói chuyện cách ấm áp, cởi mở và tôn trọng, chắc chắn chúng ta có thể! Điểm Nhấn Chung. Các khía cạnh thần học về chủ nghĩa đại kết cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa muốn chúng ta tập trung vào những điều hiệp nhất chúng ta, chứ không phải vào những điều chia rẽ chúng ta. Khi chúng ta thực hiện như thế, chúng ta có thể ngạc nhiên nhận ra chúng ta đang chia sẻ chung với các anh chị em chúng ta nhiều như thế nào! Chẳng hạn, tất cả chúng ta đều tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Tất cả chúng ta đều tin rằng Thiên Chúa đã dựng nên thế giới, rằng Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết, và rằng Người đã sai Chúa Thánh Thần đến hướng dẫn chúng ta và cố vấn cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều tin vào Thánh Kinh, vào giá trị của việc cầu nguyện, lời mời gọi yêu thương nhau và lời mời gọi phục vụ người nghèo và người bị gạt ra lề xã hội. Tất cả chúng ta đều tin rằng Thiên Chúa đã ban ân sủng cho chúng ta để vượt qua những điều dường như không thể và ân sủng này thậm chí mở rộng ra đối với thách đố của sự hiệp nhất Kitô giáo! Điểm tập trung về di sản chung có thể làm phát sinh một loại hình đại kết cơ bản. Nó có thể giúp khuyến khích một môi trường hiệp nhất, nơi chúng ta có liên hệ với nhau nơi công xưởng, trong các xóm làng và trong các trường học của chúng ta. Thực tế, mỗi lần chúng ta hiện diện với ai đó thuộc một truyền thống khác là một cơ hội để mặc lấy tình yêu thương. Đó là một cơ hội cho thấy rằng nguồn gốc và những sự xác tín chung của chúng ta thì mạnh mẽ. Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI đã đưa ra một ví dụ. Vào tháng 9 năm 2012 ngài đã gặp gỡ các đại diện của Giáo Hội Tin Lành Đức ở tu viện Augustinô xưa nơi mà Martin Luter đã sống trước khi ông bắt đầu chống lại Giáo Hội Công Giáo. Tại cuộc gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng Benêđictô đã khen ngợi Luther về “sự nhiệt tình sâu sắc và động lực” của ông, và nói cách cởi mở về tất cả những người Công Giáo và Tin Lành có những điểm chung với nhau. Những lời dẫn giải này thì hoàn toàn tương thích với các Đức Giáo Hoàng trước từ Công Đồng Vaticanô II. Tất cả họ đều tương tác với các anh chị em chúng ta trong đối thoại, trong sự hiểu biết lẫn nhau và trong một sự cam kết vững chắc đối với sự hiệp nhất. Cầu Nguyện. Quan trọng hơn cả việc đối thoại về thần học hoặc thậm chí một sự cam kết để tập trung vào gia sản chung là lời mời gọi cầu nguyện. Những cuộc chia rẽ giữa các Kitô hữu không chỉ cho thấy một ảnh hưởng tiêu cực đối với thế giới, mà chúng còn làm buồn lòng Chúa nữa. Chúng ta phải gắn kết với nhau. Chúng ta phải để cho tình yêu của Thiên Chúa làm sắc nét cách mà chúng ta nhìn vào những khác biệt của mình. Và cầu nguyện là cách có thể làm cho điều này xảy ra. Trong cùng một cách, cầu nguyện có thể giúp chúng ta yêu thương các kẻ thù của chúng ta, để tha thứ những người làm tổn thương chúng ta và chống lại những cám dỗ của Satan, cầu nguyện có sức mạnh hiệp nhất chúng ta – trong gia đình, trong Giáo Hội chúng ta và với những người thuộc về các giáo phái khác. Sự hiệp nhất không thể đạt được chỉ bằng cuộc đối thoại thần học hoặc bằng những hành động chung. Chúng ta rất cần sức mạnh của Thánh Thần. Vì thế hãy thực hiện một quyết tâm để cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, và Thánh Thần sẽ thúc đẩy bạn đi đúng hướng. Người sẽ giúp xoa dịu lòng bạn. Người sẽ chỉ cho bạn những cách mà bạn có thể là một tác nhân của sự hòa giải. Người có thể chỉ cho bạn những người và những nhóm được nhắm đến để chấm dứt những sự chia rẽ. Người sẽ giúp bạn phá đổ mọi bức tường chia rẽ. Sự Hiệp Nhất – Lời Kêu Gọi Hiệp Nhất của Chúng Ta. Khi Gioan nói với Chúa Giêsu: “Chúng con đã cố ngăn cản anh ta”, lòng ông ngay thẳng, nhưng ông vẫn nhầm lẫn. Khi Gioan đã tiến bộ trong đời sống tâm linh, ông đã có khả năng tốt hơn để nhìn thấy điều tốt trong những gì mà người môn đệ đó đang làm. Tương tự, khi chúng ta trưởng thành về đức tin, chúng ta sẽ thấy chính mình vui mừng mỗi khi chúng ta thấy vương quốc của Thiên Chúa mở rộng – không quan trọng ai đang làm công việc đó. “Ai không chống lại anh em là ủng hộ anh em” (Lc 9,50). Ước mong tất cả chúng ta đều dùng những lời này như một lời mời gọi hiệp nhất. Mong rằng chúng ta mơ về – và hướng về – cái ngày mà tất cả chúng ta hoàn toàn hiệp nhất!
|