What’s in It for Me?

0

Tác giả: MITCH FINLEY
Theo Word Among Us, Prayer Resources
Nguồn:https://wau.org/resources/article/whats_in_it_for_me/
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Why we should pray the Rosary?

Like all methods of prayer, the Rosary is a way to be with the God whom Scripture tells us “is love” (1 John 4:16).

 

The Rosary is a simple, uncomplicated, non-liturgical way to pray when conscious thoughts and words may fail you, no matter what your feelings or emotions may be at the moment. If you are depressed, the Rosary works. If you are happy or sad, the Rosary works. If you are bored, the Rosary works. If you are anxious or worried, the Rosary works. If you are sick or just plain sick and tired, the Rosary works. No matter how you’re feeling, the Rosary is a way to be physically and intentionally in the presence of the triune God—Father, Son, and Holy Spirit—in the company of the Blessed Virgin Mary, the mother of the risen Christ and, through the Sacrament of Baptism in Christ, our mother too.

 

Another reason that the Rosary has something to offer just about everyone is that it is at once simple and deep. It is so simple that the humblest believers love the Rosary. It is so deep that many of the greatest thinkers and mystics down through the centuries have loved the Rosary. Indeed, the simplicity and depth of the Rosary are the simplicity and depth of the gospel itself, the good news of God’s love and forgiveness for all in Christ. The combination of traditional prayers and meditation on sacred events makes the Rosary a particularly personal prayer that can be as uncomplicated or as complicated as you want to make it. Thus, it suits just about anyone’s spirituality. In other words, chances are that the Rosary is a perfect match for you, no matter the characteristics of your personal spirituality.

At the same time, we must admit that the Rosary doesn’t suit everyone. Even the occasional saint declared that he or she just couldn’t pray the Rosary. Such saints and ordinary believers tend to be the exception, however, so give the Rosary a fair try before you decide one way or the other.

Not only is the Rosary an excellent way to give faith a healthy affective component, it is also a theologically comprehensive prayer. Apart from the Mass, the Rosary is the most fully Christian devotional prayer available to us. In a very real sense, it has everything that is most basic to a Christian outlook on life and the world: a prayerful gesture invoking and placing ourselves in the presence of the triune God (Sign of the Cross); the most ancient creed, or statement of Christian faith, that we have (Apostles’ Creed); the prayer that Jesus himself gives us in the Gospels of Matthew and Luke (Our Father); reminders of the key events in the life, death, and resurrection of Jesus and of his and our Blessed Mother (mysteries); petitionary prayers to Mary (Hail Mary); prayers of praise to the God who is Father, Son, and Holy Spirit (Glory Be); and a concluding prayer invoking, praising, and petitioning the prayers of the Blessed Virgin Mary. The Hail Holy Queen, also called the Salve Regina, and the Memorare, “Remember, O Most Gracious Virgin Mary . . . ,” may be the most popular.

 

 

The Rosary is especially Catholic because it draws upon what Catholics consider the two inseparable sources of divine revelation, Scripture and sacred Tradition—another sign of the Rosary’s theological balance. All but two of the twenty mysteries, or sacred events, on which the prayers of the Rosary focus come directly from the Gospels, and the other two (the fourth and fifth Glorious Mysteries) come from sacred Tradition.

The Rosary Is a Christ-Centered Prayer in the Context of the Communion of Saints

Part of the Church’s ongoing reflection on its faith experience relates to the place of Mary, the mother of Jesus, in the life of the Church. Non-Catholic Christians sometimes use the Rosary as evidence that Catholics give to a mere human being the adoration appropriate to God alone. Of course, Catholics know better. Authentic Catholicism venerates Mary; we do not worship or adore her. God alone is worthy of worship and adoration.

 

Moreover, the Rosary—although it has a Marian character—is a Christ-centered prayer. The Rosary focuses on what theologians call “the Christ event,” that is, the life, ministry, death, and resurrection of Jesus. It is a devotional prayer designed to bring these events to our attention, time and again, because they are key moments in the history of salvation and, for Christians, the foundational events in the history of the Christian community. What better form of prayer for anyone who calls himself or herself a disciple of the risen Lord?

The Rosary Is a Human, Earthy Prayer

Another important reason to pray the Rosary is its incarnational nature. Because by custom the Rosary almost always includes the use of rosary beads, or some substitute for rosary beads, the Rosary is a wonderfully tactile way to pray.

To pray with a rosary is to have something to grab on to. Thus, prayer becomes more than a matter of thought, words, and bodily posture. It becomes a physical activity. You hold the circlet of beads, you feel the beads with your fingers, and you move the beads through your hands, from one to the next. Your hands pray as much as your mind, your words, and the rest of your body. So the Rosary is an embodied form of prayer because it involves your sense of touch.

At times of particular sadness or anxiety or moments of special happiness or rejoicing, it can be comforting to have the prayer beads of a rosary to cling to, to hang on to, to help you focus. That’s one reason, no doubt, that the Rosary remains so popular after so many centuries, with so many people of faith.

It’s also true that the Rosary falls into the rhythmic, repetitive kind of prayer that Eastern religions refer to as “mantric.” That is, it utilizes the repetition of a single prayer in order to help the person praying to both focus his or her attention and go deeper. The “over and overness” of the Hail Mary, especially, gives the mind—and when prayed aloud, the tongue— something to do.

The human mind tends to be like a popcorn popper: pop-pop-pop-pop, thoughts, ideas, and nonsense going off randomly in all directions, often uncontrollably, when the intention is to pray. While the conscious mind is occupying itself with the repetition of the Hail Mary, the heart, one’s deeper center, can slip into the presence of our source and ultimate goal: the triune God, Father, Son, and Holy Spirit, who is love, compassion, mercy, forgiveness, and healing peace.

But, you might ask, in using repetitive prayer, are we guilty of violating the words of Jesus in the Gospel of Matthew: “In praying, do not do not babble like the pagans; who think that they will be heard because of their many words” (6:7)? Fortunately, because of the teachings of the Church as well as the insights of Scripture scholarship, we know that the answer to that question is “no.” The point of Jesus’ words in the Gospel is to remind us that we don’t need to repeat our requests to God over and over again out of a concern that God might not hear us.

That is not the purpose of the repetitive prayers of the Rosary. The repetition is for our sake, not God’s. We repeat the Hail Mary simply as a way to maintain some focus during our prayer and to nourish what we might call a “state of prayerfulness.” It has nothing to do with (be connected with (someone or something) to the extent specified) thinking that if we repeat the prayers of the Rosary, God will hear us because of our “many words.”

Simply put, praying the Rosary is a good idea because it is such a balanced, comprehensive, Christ-centered, spiritually nourishing, thoroughly human way to pray.

This is an excerpt from The Rosary Handbook, A Guide for Newcomers, Old-Timers, and Those In Between by Mitch Finley (The Word Among Us Press, 2017).

 

 

Tại sao chúng ta nên đọc Kinh Mân Côi?

Giống như tất cả các hình thức cầu nguyện, Kinh Mân Côi là một cách giúp chúng ta ở trong Thiên Chúa mà Thánh Gioan đã nhắc đến trong thư của Ngài: Thiên Chúa là “Tình Yêu” (1 Ga 4,16).

Kinh Mân Côi là một hình thức cầu nguyện đơn giản, không cầu kỳ và không theo nghi thức phụng vụ. Kinh Mân Côi giúp chúng ta cầu nguyện khi các suy nghĩ và lời nói làm cho chúng ta khó đi cầu nguyện, hay hình thức cầu nguyện này không chú trọng quá đến cảm xúc và tình cảm của chúng ta lúc này như thế nào. Nếu bạn đang chán nản, thất vọng, Kinh Mân Côi là một lựa chọn hữu ích. Nếu bạn đang vui hay buồn, Kinh Mân Côi vẫn là giải pháp tốt nhất. Nếu bạn buồn chán, Kinh Mân Côi vẫn có tác dụng. Nếu bạn đang xao xuyến hay lo lắng, Kinh Mân Côi giúp bình tâm. Nếu bạn bệnh tật hay chỉ đau ốm và mệt mỏi, Kinh Mân Côi xoa dịu và chữa lành. Bất kể bạn đang cảm thấy thế nào, Kinh Mân Côi là một cách để ở trong sự hiện diện cách thể lý và hữu ý của Thiên Chúa Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần – trong sự đồng hành của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Kitô Phục Sinh, qua Bí tích Rửa Tội trong Chúa Kitô, cũng là mẹ của chúng ta.

Một sự hữu ích khác của Kinh Mân Côi mang đến cho mọi người đó chính là sự đơn giản nhưng sâu sắc qua từng lời kinh. Sự đơn giản của Kinh Mân Côi đã thu hút sự yêu mến của những người tín hữu bình dị nhất. Ngay cả các triết gia và các nhà thần bí vĩ đại nhất qua các thế kỷ cũng yêu mến Kinh Mân Côi bởi sự sâu sắc đó. Thực vậy, tính đơn sơ và chiều sâu của Kinh Mân Côi là tính đơn sơ và sâu sắc của chính Tin Mừng, Tin Mừng về tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người trong Chúa Kitô. Sự kết hợp của việc suy niệm và các việc cầu nguyện truyền thống về các biến cố thiêng liêng làm cho Kinh Mân Côi trở thành một hình thức cầu nguyện cá nhân đặc biệt có thể không phức tạp hoặc phức tạp như bạn muốn. Vì thế, Kinh Mân Côi thật thích hợp đối với tinh thần đạo đức của mọi người. Nói cách khác, Kinh Mân Côi là một sự tương hợp hoàn hảo cho bạn, cho dẫu các đặc điểm linh đạo cá nhân của bạn là gì.

Đồng thời, chúng ta phải thừa nhận rằng Kinh Mân Côi không phù hợp với tất cả mọi người. Thậm chí thỉnh thoảng thánh nhân cũng tuyên bố rằng mình không thể cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Các vị thánh như thế và các tín hữu bình thường có khuynh hướng là ngoại lệ, tuy nhiên, bạn cứ thử đọc Kinh Mân Côi cách tự nhiên trước khi bạn quyết định cách này hay cách khác.

Kinh Mân Côi không chỉ là một cách tuyệt vời để mang lại cho đức tin một thành phần cảm xúc lành mạnh, nó còn là một cách cầu nguyện thần học toàn vẹn. Ngoài Thánh Lễ, Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện đạo đức Kitô giáo hoàn hảo nhất có sẵn cho chúng ta. Trong một một ý nghĩa rất thực tế, nó có mọi thứ căn bản nhất đối với cái nhìn về cuộc sống và thế giới: một cử chỉ cầu nguyện kêu cầu và đặt chính mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi (Dấu Thánh Giá); Kinh Tin Kính cổ xưa nhất, hoặc lời khẳng định của niềm tin Kitô giáo, mà chúng ta có (Kinh Tín Kính của các Tông đồ); lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta trong Tin Mừng Mátthêu và Luca (Kinh Lạy Cha); những lời nhắc nhở về các biến cố chính trong cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu cũng như của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Người và Mẹ chúng ta (các mầu nhiệm); những lời cầu nguyện nài xin với Đức Maria (Kính Mừng Maria); những lời cầu nguyện ngợi khen đối với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần (Sáng Danh); và một lời khẩn nguyện kết thúc, ngợi khen và khẩn cầu những lời cầu nguyện về Đức Trinh Nữ Maria. Kinh Kinh Lạy Nữ Vương (Hail Holy Queen) cũng được gọi là Salve Regina và Kinh “Hãy Nhớ”: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ …”, có thể là phổ biến nhất.

Kinh Mân Côi thì đặc biệt mang tính Công Giáo bởi vì nó dựa trên những gì mà người Công Giáo xem là hai nguồn mạc khải thánh không thể tách biệt, Thánh Kinh và Thánh Truyền – một dấu hiệu khác của sự cân bằng thần học của Kinh Mân Côi. Tất cả trừ hai trong số hai mươi mầu nhiệm, hay các sự kiện thiêng liêng, trong đó các lời cầu nguyện của mười tám mầu nhiệm Kinh Mân Côi rút ra trực tiếp từ các Tin Mừng, và hai mầu nhiệm còn lại (Mầu nhiệm thứ tư và thứ năm của Năm Sự Mừng) lấy từ Truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội.

Kinh Mân Côi là một Lời Kinh Tập Trung vào Chúa Kitô là Trung Tâm trong Bối Cảnh của sự Hiệp Thông các Thánh

Phần phản ánh liên tục của Giáo Hội về kinh nghiệm của mình liên quan đến vị trí của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu, trong đời sống của Giáo Hội. Đôi khi những người Kitô hữu không Công Giáo dùng Kinh Mân Côi như bằng chứng phản biện rằng những người Công Giáo dành cho một con người thuần túy sự tôn thờ tương thích cho một mình Thiên Chúa. Dĩ nhiên, những người Công Giáo biết rõ hơn. Đạo Công Giáo đích thực tôn kính Đức Maria; chúng ta không thờ lạy hay tôn thờ Mẹ. Chỉ một mình Thiên Chúa đáng thờ lạy và tôn thờ.

Ngoài ra, mặc dù Kinh Mân Côi là một lời cầu nguyện đặt Chúa Kitô làm trung tâm mặc dù có đặc tính Đức Maria. Kinh Mân Côi tập trung vào những gì mà các nhà thần học gọi là “biến cố Chúa Kitô”, đó là, cuộc sống, sứ vụ, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là một lời cầu nguyện được sáng tạo gây cho chúng ta sự chú ý đến những biến cố này lần này đến lần khác, bởi vì chúng là những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử cứu độ và đối với các Kitô hữu, đó chính là các biến cố nền tảng trong lịch sử của cộng đoàn Kitô giáo. Hình thức cầu nguyện nào tốt hơn cho bất cứ ai tự gọi mình môn đệ của Chúa phục sinh?

Kinh Mân Côi Là một Lời Cầu Nguyện của con người trần thế

Lý do quan trọng khác để cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi là bản chất nhập thể của lời kinh này. Bởi vì theo phong tục, Kinh Mân Côi hầu như luôn luôn bao gồm việc sử dụng những chuỗi mân côi, hoặc thay thế chuỗi mân bằng những vật khác, Kinh Mân Côi là một cách tuyệt vời để cầu nguyện bằng xúc giác.

Để cầu nguyện với một chuỗi mân côi thì phải có cái gì đó để nắm lấy. Vì thế, cầu nguyện không chỉ là một vấn đề của ý tưởng, lời nói và tư thế cơ thể. Nó trở thành một hoạt động thể lý. Bạn cầm vòng hạt, dùng các ngón tay để sờ, di chuyển các hạt qua tay từ hạt này sang hạt khác. Bàn tay của bạn cầu nguyện nhiều như tâm trí bạn, lời nói và phần còn lại của cơ thể bạn. Vì thế, Kinh Mân Côi là một hình thức cầu nguyện kết hợp cả cơ thể vì nó liên quan đến xúc giác của bạn.

 

Vào những lúc buồn bã hay lo lắng cụ thể hoặc những giây phút hạnh phúc hay vui mừng đặc biệt, có thể được an ủi khi có những chuỗi hạt mân côi để bám lây, để giữ lấy, giúp bạn tập trung. Chắc chắn đó là một lý do mà Kinh Mân Côi vẫn tiếp tục rất phổ biến sau đó rất nhiều thế kỷ, với rất nhiều người có niềm tin.

 

Thật cũng đúng rằng Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện lặp lại, có nhịp điệu mà các tôn giáo Đông Phương coi như “câu thần chú”. Nghĩa là, nó sử dụng việc lặp lại lời kinh để giúp người đang cầu nguyện vừa tập trung sự chú ý của mình vừa cầu nguyện cách sâu sắc hơn. Đặc biệt, “sự lặp đi lặp lại” của lời Kính Mừng Maria sẽ làm cho tâm trí, – khi cầu nguyện lớn tiếng, cái lưỡi – cái gì đó để làm.

 

Tâm trí con người có khuynh hướng giống như một cái máy làm bắp nổ: bốp bốp bốp bốp, những suy nghĩ, ý tưởng và điều vô ý nghĩa phát đi cách tùy tiện theo tất cả các hướng, thường không thể kiểm soát được, khi chủ tâm là phải cầu nguyện. Trong khi tâm trí ý thức đang lo lặp lại Kính Mừng Maria (Hail Mary), thì tâm hồn, trung tâm điểm sâu sắc hơn của con người, có thể bước vào sự hiện diện của nguồn mạch và mục đích cuối cùng của chúng ta: Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần, Đấng là tình yêu, lòng từ bi, sự tha thứ và sự bình an chữa lành.

Nhưng, bạn có thể hỏi, trong cầu nguyện dùng lời kinh lặp đi lặp lại, phải chăng chúng ta đang vi phạm những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ họ cứ nói nhiều thì sẽ được nhận lời” (Mt 6,7). May thay, nhờ các giáo huấn của Giáo Hội cũng như sự hiểu biết của các học giả Thánh Kinh, chúng ta biết rằng câu trả lời cho câu hỏi đó là “không”. Điểm quan trọng của những lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng là muốn nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta không cần phải lặp lại những lời thỉnh cầu của chúng ta đến độ lo lắng như thể Thiên Chúa không lắng nghe chúng ta.

 

Đó không phải là mục đích của những lời cầu nguyện lặp đi lặp lại trong Kinh Mân Côi. Sự lặp lại là vì lợi ích của chúng ta, chứ không phải của Thiên Chúa. Chúng ta lặp lại Kinh Kính Mừng đơn giản như một cách để duy trì sự tập trung nào đó trong suốt giờ cầu nguyện của chúng ta và nuôi dưỡng những gì chúng ta có thể gọi là một “trạng thái cầu nguyện tha thiết”. Không liên quan gì với suy nghĩ rằng nếu chúng ta lập lại những lời kinh Kính Mừng, Thiên Chúa sẽ lắng nghe chúng ta vì chúng ta “nhiều lời”.

Một cách đơn giản, cầu nguyện với Kinh Mân Côi là một ý kiến hay bởi vì đó là một cách cầu nguyện cân bằng, toàn diện, nuôi dưỡng tâm linh, đặt Chúa Kitô làm trung tâm của con người.

Đây là một trích đoạn từ Cuốn Sổ Tay Kinh Mân Côi, Một Cuốn Sách Hướng Dẫn cho Những Tín Hữu mới gia nhập, Những tín hữu lâu năm, và Những tín hữu đang bị lung lay đức tin, của tác giả Mitch Finley (The Word Among Us Press, 2017).

 

Comments are closed.

phone-icon