Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Friday, September 13, 2024
Do you not see the log in your own eye? Scripture: Luke 6:39-42 39 He also told them a parable: “Can a blind man lead a blind man? Will they not both fall into a pit? 40 A disciple is not above his teacher, but every one when he is fully taught will be like his teacher. 41 Why do you see the speck that is in your brother’s eye, but do not notice the log that is in your own eye? 42 Or how can you say to your brother, `Brother, let me take out the speck that is in your eye,’ when you yourself do not see the log that is in your own eye? You hypocrite, first take the log out of your own eye, and then you will see clearly to take out the speck that is in your brother’s eye. |
Thứ Sáu, ngày 13.09.2024
Ngươi không thấy cái đà trong mắt mình sao? Lc 6,39-42 39 Đức Giê-su còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?42 Sao anh lại có thể nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra”, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em! |
Meditation:
Are you clear-sighted, especially in your perception of sin and the need for each of one of us to see ourselves correctly as God sees us – with our faults,weaknesses, and strengths? Jesus’ two parables about poor vision allude to the proverb: Without vision the people perish! (Proverbs 29:18) What can we learn from the illustration of a blind guide and a bad eye (the log in the eye)? A bad eye left untreated and a blind guide can cause a lot of trouble that will only end in misery and disaster for us! We can only help and teach others what we have learned and received from wise teachers and guides. And how can we help others overcome their faults if we are blinded by our own faults and misperceptions? We are all in need of a physician who can help us overcome the blind spots and failing of own sins, weaknesses, and ignorance. Overcoming blind spots in our own lives The Gospel of Luke was written by a disciple who was trained as a physician. Luke, with keen insight, portrays Jesus as the good physician and shepherd of souls who seeks out those who desire healing, pardon, and restoration of body, mind, and spirit. Jesus came to free us from the worst oppression possible – slavery to sin, fear, and condemnation. Like a gentle and skillful doctor, the Lord Jesus exposes the cancer of sin, evil, and oppression in our lives so we can be set free and restored to wholeness. A key step to healing and restoration requires that we first submit to the physician who can heal us. The Lord Jesus is our great Physician because he heals the whole person – soul and body, mind and heart – and restores us to abundant life both now and for the age to come in his everlasting kingdom. Thinking the best of others The Lord Jesus wants to heal and restore us to wholeness, not only for our own sake alone. He also wants us to be his instruments of healing, pardon, and restoration for others as well. What can hinder us from helping others draw near to Jesus the divine Physician? The Rabbis taught: “He who judges his neighbor favorably will be judged favorably by God.” How easy it is to misjudge others and how difficult it is to be impartial in giving good judgment. Our judgment of others is usually “off the mark” because we can’t see inside the other person, or we don’t have access to all the facts, or we are swayed by instinct and unreasoning reactions to people. It is easier to find fault in others than in oneself. A critical and judgmental spirit crushes rather than heals, oppresses rather than restores, repels rather than attracts. “Thinking the best of other people” is necessary if we wish to grow in love. And kindliness in judgment is nothing less that a sacred duty. What you give to others will return to you Jesus states a heavenly principle we can stake our lives on: what you give to others (and how you treat others) will return to you (Mark 4:24). The Lord knows our faults and he sees all, even the imperfections and sins of the heart which we cannot recognize in ourselves. Like a gentle father and a skillful doctor he patiently draws us to his seat of mercy and removes the cancer of sin which inhabits our hearts. Do you trust in God’s mercy and grace? Ask the Lord to flood your heart with his loving-kindness and mercy that you may only have room for charity, forbearance, and kindness towards your neighbor. “O Father, give us the humility which realizes its ignorance, admits its mistakes, recognizes its need, welcomes advice, accepts rebuke. Help us always to praise rather than to criticize, to sympathize rather than to discourage, to build rather than to destroy, and to think of people at their best rather than at their worst. This we ask for thy name’s sake. (Prayer of William Barclay, 20th century)” |
Suy niệm:
Bạn có sáng suốt, đặc biệt trong sự hiểu biết về tội lỗi và sự cần thiết cho mỗi người chúng ta để nhìn thấy mình đúng như Thiên Chúa nhìn chúng ta không – với những lỗi lầm, yếu đuối, và sức mạnh không? Hai dụ ngôn của Đức Giêsu quy chiếu về tầm nhìn thiển cận ám chỉ câu châm ngôn: “Mắt không nhìn thấy, người ta sẽ sống buông thả!” (Cn 29,18). Chúng ta có thể học được điều gì từ sự minh họa của người dẫn đường mù quáng và con mắt hư (cái đà trong mắt) không? Con mắt bệnh hoạn mà không chữa trị và sự dẫn dắt mù quáng chỉ có thể kết thúc bằng đau khổ và tai họa cho chúng ta! Chúng ta chỉ có thể giúp đỡ và dạy dỗ người khác những gì chúng ta đã học và lãnh nhận từ những thầy dạy và người hướng dẫn khôn ngoan. Làm thế nào chúng ta có thể giúp người khác chế ngự lỗi lầm của họ trong khi chúng ta lại không nhìn thấy lỗi lầm và hiểu sai của chính mình? Tất cả chúng ta đều cần đến vị Thầy có thể giúp chúng ta khắc phục những điểm mù quáng và sự thất bại của tội lỗi, yếu đuối và ngu dốt của chính mình. Khắc phục những điểm tối trong cuộc sống chúng ta Tin mừng Luca được viết bởi người môn đệ đã học làm lương y. Luca, với cái nhìn sắc sảo, mô tả Đức Giêsu như người lương y và mục tử tốt lành của các linh hồn, Đấng đi tìm những ai ao ước được chữa lành, được tha thứ, và sự phục hồi về thân xác, tâm trí, và linh hồn. Đức Giêsu đến để giải thoát chúng ta khỏi sự áp lực tệ hại nhất có thể – sự nô lệ cho tội lỗi, sợ hãi, và án phạt. Như một lương y dịu dàng và tài năng, Chúa Giêsu cắt bỏ căn bệnh ung thư tội lỗi, xấu xa, và áp lực trong cuộc sống chúng ta để chúng ta có thể được giải thoát và phục hồi toàn vẹn. Bước chủ yếu đến sự chữa lành và phục hồi đòi hỏi rằng trước hết chúng ta phải vâng phục vị lương y, người có thể chữa lành cho chúng ta. Chúa Giêsu là vị Thần Y tuyệt vời bởi vì Người chữa lành con người toàn vẹn – linh hồn và thân xác, trí óc và cõi lòng – và đem lại cho chúng ta cuộc sống dồi dào bây giờ và mãi mãi. Hãy nghĩ tốt về người khác Chúa Giêsu muốn chữa lành và phục hồi cho chúng ta cách toàn vẹn, không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà thôi. Người còn muốn chúng ta trở thành những khí cụ chữa lành, tha thứ, và phục hồi của Người đối với người khác nữa. Điều gì ngăn cản chúng ta không giúp đỡ người khác đến gần Đức Giêsu là vị Thần Y? Các thầy Rabbis dạy rằng: “Người xét xử khoan dung với người khác sẽ được Thiên Chúa xét xử khoan dung.” Thật quá dễ dàng để đánh giá sai và thật khó mà phán đoán một cách công bằng, không thiên vị. Sự phán đoán của chúng ta về người khác thường “trật đường rầy” bởi vì chúng ta không thấy được lòng người ta, hay chúng ta không nắm bắt hết mọi sự kiện, hay chúng ta nghiêng chiều về những phản ứng của bản năng và thành kiến đối với người khác. Thật quá dễ dàng để tìm thấy lỗi lầm của người khác hơn của mình. Một tinh thần chỉ trích và lên án thì nghiền nát hơn là chữa lành, đè bẹp hơn là phục hồi, đẩy lùi hơn là thu hút. “Nghĩ tốt về người khác” là điều cần thiết nếu chúng ta muốn lớn lên trong tình yêu. Sự khoan dung trong sự xét đoán không gì khác hơn là một bổn phận thánh thiêng. Đong đấu nào sẽ được đong lại bằng đấu đó Đức Giêsu tuyên bố một nguyên tắc quan trọng chúng ta có thể áp dụng cho cuộc sống của mình: Đong đấu nào sẽ được đong lại bằng đấu đó (cách thức mình đối xử với người khác) (Mc 4,24). Chúa biết rõ những lỗi lầm của chúng ta và Người thấy tất cả, thậm chí những khuyết điểm và tội lỗi trong lòng, mà ngay chính chúng ta cũng không nhận ra. Như một người cha nhân từ và một vị bác sĩ tài giỏi, Người kiên nhẫn lôi kéo chúng ta đến chiếc ghế thương xót của Người, và cất đi căn bệnh ung thư của tội lỗi, đang ngự trị trong lòng chúng ta. Bạn có tin tưởng vào lòng thương xót và ơn sủng của Thiên Chúa không? Hãy cầu xin Chúa lấp đầy tâm hồn bạn lòng nhân ái và thương xót khoan dung để bạn có thể dành chỗ cho lòng bác ái, độ lượng, khoan dung đối với mọi người. Lạy Cha, xin ban cho chúng con lòng khiêm tốn để chúng con nhận ra sự ngu dốt của mình, để nhìn nhận lỗi lầm của mình, để nhận ra sự thiếu thốn của mình, để tiếp nhận những lời khuyên bảo, để đón nhận sự khiển trách. Xin Cha giúp chúng con luôn luôn biết khen ngợi hơn là chỉ trích, cảm thông hơn là lên án, xây dựng hơn là phá hủy, và nghĩ tốt về người khác hơn là nghĩ xấu. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. (Lời cầu nguyện của William Barclay, thế kỷ 20). |