Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa – Chúa Nhật ngày 12.01.2025

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo the Word Among us

If you haven’t already done it, it’s time to put away those Christmas decorations. Today, we celebrate the Baptism of the Lord, and it’s traditionally considered the end of the Christmas season. That’s because, at his baptism, Jesus leaves behind his “hidden years” and launches into public ministry. And he doesn’t do it with a stirring speech or an impressive display of power. Instead, he asks his cousin John to baptize him.

But why is this an important event? Because at his baptism, Jesus publicly embraces our human condition. The One who is without sin humbly accepts being “counted among the transgressors” (Isaiah 53:12). Of course, in his Incarnation, Jesus became fully man. But in his baptism, he made it clear that he was identifying himself with our full humanity, even our sin.

As Pope Benedict XVI explained in his book Jesus of Nazareth, “Jesus inaugurated his public activity by stepping into the place of sinners.” By accepting baptism, Jesus accepted his coming death for the sins of all mankind. He anticipated his submission to his Father’s will during the agony in the garden, and he pointed us toward his suffering and death on the cross. Just as he would in those more painful moments, Jesus began his ministry by saying yes to his mission as the Savior of the world.

And what a Savior he is! He didn’t hold himself aloof from us or save us from a position of power and glory. He emptied and humbled himself and submitted to a baptism he didn’t need in order to bring us the salvation we did need. And by doing so, he sanctified the waters of our Baptism. Because of his humility, our sins can be washed away, and we can receive the grace to live as children of God.

So don’t just put away your Christmas decorations today. Make sure you celebrate your salvation as well!

“Thank you, Jesus, for embracing my humanity!”

 

Nếu bạn vẫn chưa làm điều này, thì đã đến lúc tháo dỡ những đồ trang trí Giáng Sinh rồi. Hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, và theo truyền thống, lễ này được xem là kết thúc mùa Giáng Sinh. Đó là vì khi chịu Phép Rửa, Chúa Giêsu bỏ lại đàng sau “những năm tháng ẩn dật” của Ngài và bắt đầu sứ vụ công khai. Và Người không mở đầu sứ vụ bằng một bài diễn thuyết đầy xúc động hay một màn trình diễn quyền năng đầy ấn tượng. Thay vào đó, Người xin người em họ là Gioan làm phép rửa cho Người.

Nhưng tại sao đây là một biến cố quan trọng? Bởi vì khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu công khai chấp nhận thân phận con người của chúng ta. Đấng vô tội lại khiêm tốn chấp nhận “bị liệt vào hàng tội nhân” (Is 53,12). Dĩ nhiên, trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu đã trở nên con người hoàn toàn. Nhưng qua phép rửa, Người tuyên bố rõ ràng rằng Người tự đồng hóa mình với toàn thể nhân loại một cách trọn vẹn, ngay cả với tội lỗi của chúng ta.

Như Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã giải thích trong cuốn sách của ngài có tựa đề Đức Giêsu thành Nadarét, “Chúa Giêsu đã khởi đầu hoạt động công khai của Người bằng cách đứng vào hàng tội nhân”. Bằng cách chấp nhận phép rửa, Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết sắp tới của mình vì tội lỗi của tất cả nhân loại. Người đã tiên báo sự vâng phục của mình trước thánh ý Chúa Cha trong cơn hấp hối ở vườn dầu và hướng chúng ta đến sự đau khổ và cái chết của Người trên thập giá. Cũng như Người sẽ trải qua những giây phút đau đớn đó, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của mình bằng cách thưa vâng với sứ mạng là Đấng Cứu Độ của thế giới.

Và Người thật là Đấng Cứu Độ! Người đã không giữ khoảng cách với chúng ta hoặc cứu chúng ta từ một địa vị quyền thế và vinh quang. Người đã vét rỗng, khiêm nhường và chấp nhận phép rửa mà Người không cần phải chịu, để mang lại ơn cứu độ mà chúng ta cần. Và bằng cách làm như thế, Người đã thánh hóa nước của Phép Rửa. Nhờ sự khiêm nhường của Người, tội lỗi của chúng ta có thể được tẩy xóa, và chúng ta có thể lãnh nhận ân sủng để sống như những người con của Thiên Chúa.

Vậy hôm nay đừng chỉ tháo dỡ những đồ trang hoàng Giáng Sinh của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng mừng ơn cứu độ của bạn!

“Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa vì đã đón nhận nhân tính của con!”

Comments are closed.

phone-icon