Tôi sẽ vun xới chung quanh… may ra sang năm nó có trái – CN 3 MC, năm C

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo the Word Among us

In today’s Gospel, Jesus concludes his call to repentance with a parable about a barren fig tree. The owner of the tree, after three years without any fruit, decides to cut it down. The gardener intervenes, however: “Sir, leave it for this year also, and I shall cultivate the ground around it and fertilize it; it may bear fruit in the future. If not you can cut it down” (Luke 13:8-9). The crowd listening to this parable likely recalled that Israel was called “the vineyard of the Lord,” which “yields its fruit in season” (Isaiah 5:7; Psalm 1:3).

They knew God was looking for his people to bear fruit in good deeds, but Jesus reminded them that God was also willing to show patience to sinners. In his mercy, he would “cultivate” and “nourish” them while he delayed their day of reckoning.

We all know that God is patient, but we don’t know when our day of reckoning will come. Look what happened to the Galilean Jews that Pilate killed (Luke 13:1-3). The people who heard of this tragedy asked Jesus what these victims had done to deserve such a fate. Were they being punished for their sin? Jesus refutes this logic and reminds his listeners that they were no greater sinners than anyone else. Instead, he warns, this tragedy should urge us all to repent.

God calls us not only to repent, but to “produce good fruits as evidence of [our]repentance” as well (Luke 3:8). This fruitfulness lies at the heart of Lent: Repent and be faithful to the gospel. The good news is that we are not left to bear fruit on our own. Jesus, our faithful Gardener, is here to help us face the areas of our lives that need repentance. He will tend the soil of our hearts, prune the branches that lead us to sin, and pour out his grace to help us grow.

“Thank you, Lord, for helping me to repent of my sins and bear fruit!”

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kết thúc lời kêu gọi sám hối bằng dụ ngôn về cây vả cằn cỗi. Chủ nhân của cây này, sau ba năm không có trái, quyết định chặt nó đi. Tuy nhiên, người làm vườn đã can thiệp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (Lc 13,8-9). Đám đông đang lắng nghe dụ ngôn này có lẽ đã nhớ lại rằng Ítraen được gọi là “vườn nho của Đức Chúa”, “cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh”.

Họ biết Thiên Chúa đang tìm kiếm dân người để sinh hoa trái bằng những việc tốt lành, nhưng Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng Thiên Chúa cũng sẵn sàng biểu lộ lòng kiên nhẫn với những người tội lỗi. Trong lòng thương xót của mình, Người sẽ “vun xới” và “nuôi dưỡng” họ trong khi Người trì hoãn ngày phán xét của họ.

Tất cả chúng ta biết rằng Thiên Chúa thì kiên nhẫn, nhưng chúng ta không biết khi nào ngày tận số của chúng ta sẽ đến. Hãy nhìn xem những gì đã xảy ra với những người Do Thái vùng Galilê đã bị Philatô giết (x. Lc 13,1-3). Những người nghe thảm kịch này đã hỏi Chúa Giêsu phải chăng các nạn nhân này đã làm gì mà phải chịu một số phận như thế. Có phải họ đã bị phạt vì tội lỗi của họ? Chúa Giêsu bác bỏ logic này và nhắc nhở những người đang nghe Người rằng họ không phải là các tội nhân lớn hơn bất cứ ai khác. Thay vào đó, Người cảnh cáo rằng thảm kịch này nên thúc giục tất cả chúng ta ăn năn sám hối.

Thiên Chúa mời gọi chúng ta không chỉ sám hối, nhưng còn “sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối [của chúng ta]” (Lc 3,8). Việc sinh hoa trái này là trọng tâm của Mùa Chay: Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Tin vui là chúng ta không bị bỏ rơi để tự sinh hoa trái theo sức riêng mình. Chúa Giêsu, Người Làm Vườn trung tín của chúng ta, đang ở đây để giúp đỡ chúng ta đối mặt với những lãnh vực của cuộc sống mà chúng ta cần phải sám hối. Người sẽ chăm sóc mảnh đất tâm hồn chúng ta, cắt tỉa những cành dẫn chúng ta đến tội lỗi và tuôn đổ ân sủng của Người để giúp chúng ta lớn lên.

“Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã giúp con sám hối tội lỗi của con và trổ sinh hoa trái!”

Comments are closed.

phone-icon