BÀN THỜ
(Xh 27,2; 30,1; Dt 13,10)
Trích dịch tác phẩm “All Things in the Bible” của tác giả Nancy Tischler
Một bàn thờ trong thế giới cổ đại đơn giản chỉ là một nơi dùng để giết mổ hoặc cúng tế, thường là do các tư tế. Từ này xuất hiện 400 lần trong Kinh Thánh. Chúng ta tìm thấy nhiều bàn thờ đánh dấu cuộc thần hiển – ở đó Thiên Chúa và con người đã gặp mặt đối mặt – hoặc ở đó mọi người đến thờ phượng và hiến tế trong niềm hy vọng vào con đường hướng tới Thiên Chúa. “Ngươi sẽ dựng cho Ta một bàn thờ bằng đất, trên đó ngươi sẽ dâng lễ toàn thiêu, lễ kỳ an, dâng chiên cừu và bò bê của ngươi. . . . Và nếu ngươi dựng cho Ta một bàn thờ bằng đá, thì đừng lấy đá đẽo mà dựng, bởi vì lấy đục mà đẽo, thì làm cho đá ra bất xứng. Ngươi sẽ không dùng bậc để bước lên bàn thờ của Ta, kẻo ngươi hở hang trước bàn thờ” (Xh 20,24-26).
Theo qui luật tự nhiên, một bàn thờ là một mặt phẳng hoặc khoảng đất trống lõm, trên đó các động vật có thể được đặt để giết mổ. Bàn thờ thường có máng máu. Thầy tư tế đốt cháy của lễ toàn thiêu gồm ngũ cốc hay thịt, hoặc rưới rượu và máu lên bàn thờ. Mặc dù thông thường, bàn thờ là một cấu trúc xây dựng được làm bằng đá, đó không phải là một hòn đá thiêng liêng (Philip C. Hammond năm 1993, sau này trở thành một nơi an toàn hoặc nơi trú ẩn (1V1,50-53;2,28-34). Chúng ta nhìn thấy tất cả các bàn thờ qua Kinh Thánh- từ bàn thờ của lời hứa được ông Noe xây dựng sau Lụt Hồng Thủy (St 8,20), tới các bàn thờ của Nhà Tạm và Đền thờ. Trong những thiết kế này, cả hai bàn thờ dùng trong việc thiêu hủy hàng loạt súc vật và đốt nhang cúng, sau này trở thành một bản sao nhỏ của việc thiết kế có qui mô bàn thờ bằng đồng vĩ đại. Bàn thờ đồng của Nhà Tạm đã được miêu tả trong sách Xuất hành chương 27: bàn thờ được làm bằng gỗ keo, sẽ làm bốn cái sừng ở bốn góc, các sừng ấy sẽ làm thành một khối với bàn thờ và bàn thờ được phủ bằng đồng thau.
Một ví dụ của bàn thờ với những chiếc sừng đã được phát hiện tại Beer-Sheba, vào thế kỷ thứ tám TCN. Một phiên bản của “bàn thờ xây dựng” cũng bao gồm trong cả thiết kế đền thờ của Sa-lô-môn (2 Sm 24,25). Sau khi phá hủy đền thờ, các tiên tri lên án “những bàn thờ giả” hoặc những người chống lại pháp luật (Am 3,14; Hs 8,11). Êzekien đã có một cái nhìn về việc khôi phục của Israel và Đền Thờ (Ed 40-44), mô tả ba giai đoạn của bàn thờ được thánh hiến (43:13-17), một thiết kế lặp lại các mô hình của các kim tự Tháp vùng Lưỡng Hà cổ đại Babylon. Người ta cho rằng Đền thờ thứ hai có những bàn thờ mà Josephus mô tả trong đền thờ của Sa-lô-môn. “Bàn thờ bằng vàng” này là một trong những bàn thờ do An-ti-ô-khô đã chiếm đoạt (1Mcb 1,21) và bàn thờ dâng lễ toàn thiêu là một trong những bàn thờ ông đã xúc phạm (1Mcb 1,54). Chúng được phục hồi bởi nhà Maccabê và có lẽ được sử dụng trong thời gian Hê-rốt mở rộng ngôi đền. Đến thời điểm này, “bàn thờ dâng lễ toàn thiêu là một đống đá không đẽo, tiếp cận bởi một đoạn đường nối” (T. C. Mitchell năm 1980, 37).
Tân Ước có nhiều tài liệu tham khảo bàn thờ (Mt 5, 23-24; 23,18-20,35; Lc 11,51; 1Cr 9,13; 10,18; Dt 7,13; Kh 11,1). Niềm tin Kitô giáo cơ bản là sự hiến tế của Đức Kitô, một lần thay cho tất cả, do đó, bàn thờ đã trở thành hoặc là một hình ảnh của Đức Kitô hiến tế hoặc một biểu tượng không cần thiết và lặp đi lặp lại. Năm 70, Đền thờ và bàn thờ vĩ đại đã bị phá hủy và sự hiến tế kết thúc. Do đó, hội đường Do Thái hiện đại không có bàn thờ.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bàn thờ của đất và đá, cũng như đồng. Lệnh cấm bàn thờ bậc thang dường như bị phá bỏ, bởi vì thông thường, hình dạng của bàn thờ bao gồm các bậc thang để các thầy tư tế đứng bên trên cộng đoàn dâng lễ toàn thiêu. Trong những ngày sau đó, khi những kẻ xâm lược làm ô nhiễm những nơi thờ phượng truyền thống, các tế đàn có thể được thực hiện trên mái nhà. Vua Giô-si-gia đã phá hủy các địa điểm thờ phượng (2 V 23,12), có lẽ bởi vì họ đã thường xuyên liên kết với các vị thần địa phương của người Ca-na-an. Ví dụ, rõ ràng các dân Phi-li-tin đã thực hiện một thói quen dâng hương trên bàn thờ ở sân thượng (Philip King và Lawrence 2001, 339).
Trong các nhà thờ hiện đại, đặc biệt là nhà thờ Công giáo Rô ma, bàn thờ được xem như “điểm gặp nhau giữa Thiên Chúa và nhân loại, trung tâm thực sự của tất cả các tòa nhà tôn giáo “(Dom Robert LeGall 2000, 90). Nó thường nằm ở vị trí cao, phía trên cộng đoàn. Khi các nhà thờ được thánh hiến, thánh tích của các thánh được đặt bên trong bàn thờ để đánh dấu sự liên tục giữa sự hiến tế của Đức Kitô và của các tín hữu của mình. Đây là nơi được chỉ định cho quần chúng, Đức Kitô hiến tế chính thịt máu mình vì tội lỗi của nhân loại.
Mặt khác, hầu hết các tín đồ Tin Lành, tin rằng sự hiệp thông là biểu tượng chứ không phải là hành động theo nghĩa đen, không có các bàn thờ trong nhà thờ của họ. Những bảng hiệp thông thay thế bàn thờ dành cho những ai xem việc cử hành Bữa Tiệc Ly như là một phương tiện để tưởng nhớ hiến tế của Đức Kitô, nhưng không phải là lý do cho phép lạ biến đổi bánh thành thịt và rượu thành máu. Các cuộc tranh luận thần học làm nền tảng cho sự khác biệt này là một yếu tố quan trọng trong phong trào Cải cách tôn giáo, Luther thừa nhận “sự hiện diện thực sự”, nhưng bác bỏ Biến đổi bản thể, và Calvin nhấn mạnh “sự hiện diện ảo” của máu và thịt, đồng thời bác bỏ khái niệm đồng bản tính của Luther (Dominic Manganiello 1992, 775–7).
Maria Ngô Liên chuyển ngữ
Đọc thêm
– Hammond, Philip C. “Altars,” in The Oxford Companion to the Bible. New York:
Oxford University Press, 1993.
– Josephus, Flavius. The Works of Josephus. Peabody, Mass.: Hendrickson Publishers, 2001.
– King, Philip J., and Lawrence E. Stager. Life in Biblical Israel. Louisville, Ky.: Westminster John Knox Press, 2001.
– LeGall, Dom Robert. Symbols of Catholicism. New York: Assouline Publishing,
2000.
– Manganiello, Dominic. “Transubstantiation,” in A Dictionary of Biblical Tradition in English Literature. Grand Rapids, Mich.: William B. Eerdmans Publishing Company, 1992.
– Mitchell, T. C. “Altars,” in The Illustrated Bible Dictionary. Sydney, Australia: Tyndale House Publishers, 1980.