Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
14. Các bài đọc được chọn lựa như thế nào?
– Trong thánh lễ ngày Chúa nhật, có ba bài đọc: bài đọc I trích từ Cựu Ước (trừ Mùa Phục Sinh, vì từ Chúa nhật Phục Sinh cho đến Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta nghe đọc sách Tông Đồ Công Vụ), bài đọc II thường là một đoạn thư của thánh Phaolô hay của một Tông Đồ khác, còn bài đọc III thì luôn luôn là một đoạn Tin Mừng (Phúc Âm).
Các bài đọc Cựu Ước kể cho chúng ta nghe công trình của Thiên Chúa trước khi Chúa Kitô giáng trần. Bài Tin Mừng thuật lại các việc làm, cử chỉ và giáo huấn của Chúa Giêsu. Còn bài đọc II cho chúng ta biết tư tưởng và đời sống của các Kitô hữu tiên khởi.
Trong thánh lễ các ngày Chúa nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, cũng như các ngày lễ trọng (Giáng Sinh, Chúa Thánh Thần hiện xuống…), cả ba bài đọc đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về tư tưởng. Một sứ điệp được công bố dưới ba khía cạnh khác nhau.
Còn vào các ngày Chúa nhật khác mà ta gọi là Chúa nhật Thường Niên hay Quanh Năm, bài đọc I được chọn hợp với ý nghĩa của bài Tin Mừng. Mục đích để làm nổi bật sự hợp nhất của Cựu Ước và Tân Ước, của lịch sử cứu độ mà Chúa Kitô là trung tâm. Nếu có liên hệ tư tưởng với bài đọc II, thì chỉ là tình cờ mà thôi, vì bài đọc II theo một chu kỳ riêng biệt.
Các bài đọc được sắp xếp không theo thứ tự thời gian, nhưng theo ý nghĩa thần học và có tính cách sư phạm: trước tiên chúng ta nghe chứng từ của các bậc tiền bối trước thời Chúa Giêsu (bài đọc Cựu Ước); kế tiếp, chứng từ của các vị đã tiếp nhận sự mạc khải của Chúa Kitô phục sinh (bài đọc Tân Ước); và sau cùng là lời của chính Chúa Kitô (Tin Mừng).
Trước Công Đồng Vaticanô II, chỉ có hai bài đọc và được lặp lại mỗi năm. Bây giờ, trong mỗi thánh lễ Chúa nhật, chúng ta có ba bài đọc, được đọc lại sau một chu kỳ ba năm có tên năm A, năm B, năm C. Năm A đọc Tin Mừng theo thánh Mát-thêu; năm B, thánh Mác-cô; năm C, thánh Lu-ca; còn Tin Mừng theo thánh Gio-an được đọc mỗi năm trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Như vậy, Giáo Hội cho đọc nhiều bài Thánh Kinh hơn trước rất nhiều. Chúng ta có thể nghe gần như trọn vẹn sách Tin Mừng.
– Thánh lễ trong tuần chỉ có hai bài đọc: bài đọc I trích từ Cựu Ước hoặc Tân Ước (trừ Tin Mừng), bài đọc II luôn là một đoạn Tin Mừng, được phân phối như sau: trong các tuần 1-9 Quanh Năm, đọc Tin Mừng theo thánh Mác-cô; trong các tuần 10-21, theo thánh Mát-thêu; và trong các tuần 22-34, theo thánh Lu-ca. Trong các Mùa khác, bài Tin Mừng được chọn theo tính chất đặc biệt của mỗi Mùa.
Trong Mùa Thường Niên, bài đọc I có chu kỳ hai năm (năm chẵn và năm lẻ), bài đọc II (Tin Mừng) có chu kỳ một năm. Các Mùa khác, bài đọc I và II đều có chu kỳ một năm.
ENGLISH
14. How have the readings been chosen?
In Mass on Sunday, there are three readings: the first reading taken from the Old Testament (except the Easter season, from the Easter Sunday to the Pentecost Sunday, we hear the Acts of the Apostles), the second reading is usually an excerpt from a letter by Saint Paul or another Apostle, whereas the third reading is always an excerpt of the Good News (Gospel).
Old Testament readings tell us about the works of God prior to the birth of Christ. The Good News records the works, gestures and teachings of Jesus. And the second reading tells us about the ideas and way of life of the first Christians.
In Mass on the Sundays in Advent, Lent and Easter Seasons, as well as on dates of solemnity (Christmas, Pentecost…), all the three readings have close relationship in idea. A message is proclaimed under three different aspects.
And on other Sundays which we call Ordinary Sundays, the first reading is chosen in compliance with the meaning of the Gospel reading. The purpose is to highlight the union of the Old Testament and the New Testament, the salvation history of which Christ is the center. If there is any relationship in idea with the second reading, it is just a happy coincidence, because the second reading follows a separate cycle.
The readings are arranged not in the time order, but according to the theological meaning and has a pedagogical character: first of all, we hear the testimony of the elders before the times of Jesus (Old Testament reading); next, the testimony of those who received revelation from the risen Christ (New Testament reading); and finally, the words of Christ Himself (Gospel).
Before the Second Vatican Council, there were only two readings and they were repeated every year. Now, in each Sunday Mass, we have three readings, read after a cycle of three years called year A, year B, and year C. In year A, we read the Gospel according to Saint Matthew; in year B, Saint Mark; in year C, Saint Luke; and the Gospel according to Saint John is read every year in the Lenten season and the Easter season. Thus, the Church has far more Biblical readings to read. We can hear almost all the Gospels.
Mass in the week has only two readings: the first reading is an excerpt from the Old Testament or New Testament (except the Gospel), the second reading is always a paragraph from the Good News, distributed as follows: in Ordinary weeks 1-9, Good News according to Saint Mark; in weeks 10-21, according to Saint Matthew; and in weeks 22-34, according to Saint Luke. In other seasons, the Gospel reading is chosen according to the special character of each Season.
In Ordinary Season, the first reading has a two-year cycle (even year and odd year), the second reading (Gospel) has a one-year cycle. In other Seasons, the first reading and second reading have a one-year cycle.
FRANÇAIS
14. Comment ont été choisies les lectures?
On lit trois lectures à la messe du dimanche. La première est tirée de l’Ancien Testament (sauf durant le temps pascal: du dimanche de Pâques au dimanche de la Pentecôte, où on lit les Actes des Apôtres). La deuxième lecture présente un passage des lettres de saint Paul ou d’un autre Apôtre. La troisième est toujours un passage des évangiles.
Les lectures de l’Ancien Testament nous parlent de l’action de Dieu avant la venue de Jésus. Les textes évangéliques racontent les faits, gestes et paroles de Jésus. La deuxième lecture renseigne sur la pensée et la vie des premiers chrétiens.
Aux eucharisties des dimanches de l’Avent, du Carême et de Pâques, ainsi qu’à celles des grandes fêtes (Noël, Pentecôte, etc.), il y a des liens étroits entre les trois lectures. Sous trois angles différents, c’est un même message qui est annoncé. Aux autres dimanches (qu’on appelle “dimanches ordinaires”), on découvre toujours un lien entre la première lecture et l’Évangile. C’est un hasard s’il y en a aussi avec la deuxième.
L’ordre des lectures n’est pas chronologique mais théologique. Le plan indique une progression pédagogique: on entend tout d’abord les témoins antérieurs à la révélation du Christ (lecture de l’Ancien Testament); puis, ceux qui l’ont approché dans la lumière de la Résurrection (lecture du Nouveau Testament); enfin, le Christ lui-même (évangile).
Avant le Concile Vatican II il n’y avait que deux lectures qui revenaient d’année en année. Maintenant, nous avons trois lectures chaque dimanche et elles ne reviennent que tous les trois ans appelés année A, année B, année C. L’année A, on lit l’Évangile selon saint Matthieu; l’année B, selon saint Marc; l’année C, selon saint Luc; l’Évangile selon saint Jean est lu chaque année en Carême et au temps pascal. On proclame donc beaucoup plus de textes de l’Écriture et on a ainsi la possibilité d’entendre l’Évangile dans sa presque intégralité.
À la messe de semaine, on ne lit que deux lectures. La première est empruntée soit à l’Ancien Testament soit au Nouveau Testament (sauf l’évangile). Pendant le Temps Ordinaire, elle revient tous les deux ans (année paire, année impaire); pour les autres Temps, on la retrouve tous les ans.
La deuxième est toujours un passage d’évangile qui revient tous les ans. Pendant le Temps Ordinaire, la répartition des évangiles est la suivante: dans les semaines 1-9, on lit l’évangile selon saint Marc; dans les semaines 10-21, saint Matthieu; et pour la fin, semaines 22-34, saint Luc. Pour les autres Temps, on a fait un choix spécial qui tient compte de leur spécificité.