Sr. Maria Bùi Thị Bích Mai, OP
Lời Chúa: Rm 16,16
Ý chính:
1. Chào hỏi là biểu hiện của một thiếu nhi ngoan
2. Những người ta cần phải chào hỏi hằng ngày
3. Cần phải chào hỏi đúng cách.
Tâm tình: Mong muốn được chào Chúa và mọi người.
I. ỔN ĐỊNH
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập
Kể chuyện: Haminki là một ngôi làng nhỏ thuộc nước Hà Lan. Trong làng có một người đàn ông có tên gọi là Han. Han có khuôn mặt rất xấu nên mọi người trong làng đều né tránh anh. Sống trong cô độc cho đến khi ông chết người ta mới tìm thấy một lá thư của ông. Trong bức thư này, ông để lại một gia tài lớn cho một em bé gái trong làng tên là Amatin. Ông ghi rất rõ lý do: trong khi mọi người gặp ông đều cau mày, quay mặt đi nơi khác thì chỉ có em bé Amatin mỗi lần gặp đều chào ông và cười thật tươi với ông.
Sự lễ phép mà cụ thể là việc chào hỏi thường xuyên của Amatin đã mang lại cho người bạn nhỏ này phần thưởng xứng đáng.
Các em có thể làm nhiều hơn cô bé Amatin vì chính Chúa dạy chúng ta trong chào hỏi không chỉ chia sẻ niềm vui mà có cả sự thánh thiện của Hội Thánh, nơi mà mỗi người chúng ta đều được Ngài âu yếm gọi là ‘con’.
B. Công bố Lời Chúa: Rm 16,16
C. Diễn giải
Lời Chúa |
Diễn giải |
Bài học |
Rm 16,16 |
Vào cuối lần đi truyền giáo lần thứ ba, Thánh Phaolô dự định ghé thành phố Rôma để thăm những người theo đạo Công giáo như chúng ta thời bấy giờ, ngài gọi họ là anh em. Để chuẩn bị cho chuyến đi, ngài gởi cho họ bức thư này, trong thư ngài dạy họ nhiều về giáo lý, cuối thư ngài hỏi thăm nhiều người quen biết với ngài và nhắc cho họ hãy biết chào hỏi nhau như những người con Chúa. Các em cũng được bố mẹ, thầy cô, anh chị nhắc bảo chào người quen mỗi ngày, vậy thì tại sao chúng ta phải chào hỏi nhỉ? (các em nêu lý do, giáo lý viên đúc kết) |
1. Tại sao chúng ta cần phải chào hỏi người khác? – Chào hỏi người khác giúp ta thể hiện lòng kính trọng, sự lễ phép và tạo được cảm tình với mọi người. |
Thánh Phaolô dạy những người có quan hệ như thế nào thì hãy chào nhau? (anh em)
Đây chính là những người cùng là con một Cha trên trời, như thế ai quen biết đều đáng cho chúng ta chào và cười như Amatin đã làm, có điều có những người làm ơn cho mình, mình phải tập chào cho thật đúng, thật đẹp, theo các em những người ấy là ai? (các em nêu lý do, giáo lý viên đúc kết) |
2. Ta cần phải lễ phép chào những ai? – Những người dạy bảo ta như cha xứ, thầy, dì, thầy cô giáo, anh chị giáo lý viên …. khi gặp và lúc chia tay. – Ông bà, bố mẹ, anh chị sống chung nhà khi ta đi và lúc ta về. – Khách đến thăm gia đình ta. – Người chủ nhà khác khi ta có dịp đến thăm nhà của họ |
|
|
Thánh Phaolô dạy hãy hôn chào nhau, đây là một thói quen truyền thống của những người sống ở Rôma, các em vẫn nghe gọi là người Tây Âu đấy, riêng chúng ta là người Việt Nam, các chào của chúng ta sẽ như thế nào? (các em nêu lý do, giáo lý viên đúc kết) |
3. Cần chào như thế nào là lễ phép? – Đứng thẳng, bỏ mũ (nón) đang đội xuống. – Khoanh tay, mắt nhìn người chào, nói thong thả, rõ ràng: con chào …. – Cúi đầu chào |
Mỗi lần chúng ta đến nhà thờ, người chủ nhà thờ là ai? – Vì Chúa là chủ nhà nên việc đầu tiên các em cần làm là chào Ngài khi đến và trước khi ra về? (Cho các em thực hành: Đứng đúng chỗ, đứng nghiêm, làm dấu thánh giá, khoanh tay cúi đầu miệng nói thầm “Con chào Chúa”)-(Nhắc thêm về cách chào chung của cả nhóm) |
4. Thực hành:
Mỗi lần được gặp người trên, |
D. Cầu nguyện
III. EM NHỚ LỜI CHÚA
– Chép Lời Chúa, bài học và thực hành.
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
Trò chơi: “Hội thi lịch sự”
Cách chơi: đứng thành vòng tròn, người điều khiển đến trước mặt một em, cất tiếng chào, em được chào phải biết mình ở vai nào để nói và chào lại cho đúng cách (ví dụ: người điều khiển cúi đầu: chào chú, em được chào phải nhận định mình là vai chú nên sẽ trả lời: Chú chào con/cháu; người điều khiển đóng vai bác nên bạn được chào phải khoanh tay chào: Con chào bác ạ …..)
V. KẾT THÚC
– Tập chào người lớn, chào Chúa mỗi ngày.
– Kinh nguyện kết thúc.