Được chuộc về cho Chúa Kitô

0

Tác giả: JOE DIFATO
Theo Word Among Us, Lent 2025 Issue
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Baptism Unites Us With Jesus’ Own Death and Resurrection

Baptism. What a powerful and precious gift from the Lord! Through this sacrament, he washes away our sins, transforms us into new creations, fills us with his Spirit, and welcomes us into his Church. And most important, Baptism joins us in a real and lasting way to the Lord: we are “baptized into his death” and “buried with him” so that we can “live in newness of life” and “be united with him in the resurrection” (Romans 6:3, 4, 5). In other words, in Baptism we are born again with the Lord!

This is why God asks us to devote the season of Lent to praying for and supporting those preparing for Baptism at the Easter Vigil. It’s also why he calls us to prepare to renew our own baptismal vows at the same time. And how do we prepare? By fasting and praying and giving alms. By emptying our hearts of sin and selfish desires so that we can receive Jesus and his grace to transform us more deeply.

This year we want to focus our Lenten issue on the great gifts that God has given us at our Baptism. St. Paul captured the heart of these gifts when he described Baptism in this way: “The one who gives us security with you in Christ and who anointed us is God; he has also put his seal upon us and given the Spirit in our hearts as a first installment” (2 Corinthians 1:21-22, emphasis added). So following Paul’s lead, our articles will focus on these gifts. First, we’ll look at the security God gives us in Christ when we are baptized. Then we’ll explore the anointing of chrism, which sets us apart for the Lord. And finally, we’ll see how Baptism seals us for eternal life.

Secure in Christ. We’re familiar with the signs and gestures that happen when a child is baptized. The parents and godparents gather around the baptismal font with their child. The priest or deacon invites them to proclaim their faith on behalf of that child and to promise to guide his or her journey to the Lord. Then he pours holy water over the child’s head three times, baptizing them “in the name of the Father and the Son and the Holy Spirit.” The child is then anointed with sacred chrism, clothed in a white garment, and given a lighted candle.

We may be accustomed to looking at these gestures and signs as just symbols of what we hope will happen as the child grows up, but something much more powerful happens. Through these signs and gestures, that child actually receives the blessings that they point toward. He is truly cleansed from original sin. He truly is filled with the Holy Spirit. He truly becomes a child of God and a member of the Church. He is a new creation!

St. Paul repeatedly speaks about our transformation from death to new life. To the believers in Rome he wrote, “We who were baptized into Christ Jesus were baptized into his death” (Romans 6:3). To the Galatians he proclaimed, “I have been crucified with Christ; yet I live, no longer I, but Christ lives in me” (2:19-20). And to the Corinthians he said, “Whoever is in Christ is a new creation: the old things have passed away; behold, new things have come” (2 Corinthians 5:17).

These words from Scripture tell us how secure we are in Christ. They tell us that God truly has “delivered us from the power of darkness and transferred us to the kingdom of his beloved Son” (Colossians 1:13). And when the Lord transfers us from one kingdom into another, that deliverance is firm. We don’t keep going back and forth between these two “kingdoms.” We have been claimed by Christ, and we now belong to him!

Rooted and Walking in Christ. Paul says something similar a few verses later when he tells the Colossians that they are “rooted” in Christ (2:7). We are like a tall strong tree because we have been buried, or planted, into Jesus’ own death and resurrection. Our roots are in Christ, the One who can give us the strength to flourish and produce abundant fruit.

This image of being rooted in Jesus tells us how deeply God loves us. It tells us that he has us in the palm of his hand and will never let us go. Being rooted in Christ gives us confidence because we have God in our corner, working around the clock to help us make good decisions and learn from our poor decisions. It tells us that God has filled us with unending blessings to help us in every situation, both the good and the bad, the easy and the painful.

Paul also told the Colossians that they needed to “walk” in Christ if they wanted to become strong and fruitful (2:6). When he says “walk in him,” he is referring to the way we live as baptized children of God. This idea of walking in Christ is not just a pleasant image. It’s what we do when we first wake up. It has to do with the attitudes we hold onto as we pray, work at our jobs, care for our family, and so on. The more confident we are that we are rooted in Christ and the more we rely on the grace given us in Baptism, the better able we will be to “walk in him” no matter where we are or what we are doing.

We Know “In Part.” Of course, this confidence doesn’t come fully and completely the moment the holy water touches our foreheads. Think of a small child. He may be confident of his parents’ love, but as he grows up, he comes to a richer understanding of what their love has meant and how strong it has been. He sees more clearly the sacrifices they have made for him, their affection for him, and their commitment to helping him grow and flourish. Even when there is disagreement and distance between them, that knowledge of their love remains somewhere deep in his heart.

Similarly, we may see only a glimmer of God’s love for us when we are baptized. Most of us were infants, after all! But that love was there, even if we didn’t understand it at the time and even if we don’t fully comprehend it now. So we can take Paul’s words to the Corinthians as our own: “At present we see indistinctly, as in a mirror, but then face to face. At present I know partially; then I shall know fully, as I am fully known” (1 Corinthians 13:12).

But Paul’s experience of “knowing partially” was not static; it was dynamic. He kept learning and understanding more clearly what God’s love looked like. His grasp of the depth of Jesus’ sacrifice on the cross kept deepening. And the more he knew about Jesus, the more he loved him. It’s the same for us. It’s easy to know the basic gospel message superficially. We could probably learn it in as little as five minutes! But every saint tells us that it takes a lifetime to know the power and the love we received at Baptism – the power and love made possible by Jesus’ cross and the resurrection.

Let’s strive this Lent to deepen our understanding of the gospel and the great gift of our Baptism. Let’s say with Paul that we want “to know [Christ] and the power of his resurrection.” And to make sure that happens, let’s also say, “I continue my pursuit toward the goal, the prize of God’s upward calling, in Christ Jesus” (Philippians 3:10, 14). We can be confident that the Holy Spirit will reward our efforts with more insights, more understanding, and more love as we do.

Giving Thanks. Saved, established, rooted, built up, fed, forgiven, blessed, transformed, and secure – when I think about all that Jesus has done for us, I am amazed and overwhelmed. My gratitude grows deeper each day, and I am moved to love him in return. It’s no wonder Paul exhorted us to be “abounding in thanksgiving” (Colossians 2:7). We have so much to be grateful for!

“Lord, we are so grateful for the ‘security’ you give us when we are baptized into your cross and resurrection! So we dedicate this Lent to knowing and loving you better and to loving others as you love us!”

Phép rửa liên kết chúng ta với cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô

Phép Rửa. Thật là một quà tặng quý giá và đầy sức mạnh từ Chúa! Qua bí tích này, Người tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, biến đổi  chúng ta thành các thọ tạo mới, ban tràn đầy Thánh Thần của Người cho chúng ta và đón tiếp chúng ta vào trong Giáo Hội của Người. Và quan trọng nhất, Phép Rửa liên kết chúng ta một cách thực sự và bền vững với Chúa: chúng ta được “dìm vào trong cái chết của Người”“được mai táng với Người” để chúng ta có thể “sống một đời sống mới”“được nên một với Người” (Rm 6,3.4.5).

Đây là lý do tại sao Thiên Chúa yêu cầu chúng ta dành Mùa Chay này để cầu nguyện và hỗ trợ những người chuẩn bị lãnh Bí tích Rửa Tội vào Lễ Vọng Phục Sinh. Đồng thời đó cũng là lý do tại sao Người mời gọi chúng ta chuẩn bị để làm mới lại những lời thề hứa khi chịu Phép Rửa. Và chúng ta chuẩn bị như thế nào? Bằng cách ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Bằng cách vét rỗng tâm hồn mình khỏi tội lỗi và những khát vọng ích kỷ để chúng ta có thể lãnh nhận Chúa Giêsu và ân sủng của Người để biến đổi chúng ta cách sâu sắc hơn.

Năm nay chúng tôi muốn tập trung đề tài Mùa Chay của chúng ta vào những quà tặng tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta khi chúng ta lãnh Bí tích Rửa Tội. Thánh Phaolô đã hiểu được cốt lõi của những quà tặng này khi ngài mô tả Phép Rửa theo cách này: “Đấng củng cố chúng tôi cùng với anh em trong Đức Kitô và đã xức dầu cho chúng ta, Đấng ấy là Thiên Chúa; chính Người cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng” (2 Cr 1,21-22). Vậy theo hướng dẫn của Thánh Phaolô, các bài viết của chúng tôi sẽ tập trung vào những quà tặng này. Trước hết, chúng ta sẽ xem sự bảo đảm mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Kitô khi chúng ta chịu phép rửa. Sau đó, chúng ta sẽ khám phá việc xức dầu thánh, dành riêng chúng ta cho Chúa. Và cuối cùng, chúng ta sẽ thấy Phép Rửa đóng ấn chúng ta cho sự sống đời đời như thế nào.

Bảo Đảm trong Chúa Kitô. Chúng ta quen thuộc với những dấu hiệu và cử chỉ xảy ra khi một đứa trẻ được chịu phép rửa. Các cha mẹ ruột và cha mẹ đỡ đầu tập trung xung quanh giếng rửa tội với con mình. Linh mục hoặc phó tế mời họ tuyên xưng đức tin thay cho đứa trẻ đó và hứa hướng dẫn hành trình đến với Chúa của con trẻ. Sau đó ngài đổ nước thánh lên đầu đứa trẻ ba lần, làm phép rửa cho trẻ “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Đứa trẻ sau đó được xức dầu thánh, mặc chiếc áo trắng và được trao cho một cây nến thắp sáng.

Chúng ta có thể quen nhìn vào những cử chỉ và dấu hiệu này giống như những biểu tượng về những điều mà chúng ta hy vọng sẽ xảy ra  khi đứa trẻ lớn lên, nhưng có điều gì đó còn mạnh mẽ hơn nhiều sẽ xảy ra. Qua những dấu hiệu và cử chỉ này, đứa trẻ đó thực sự lãnh nhận những phúc lành mà họ hướng tới. Đứa trẻ thực sự được thanh tẩy khỏi tội nguyên tổ. Đứa trẻ thực sự được ban tràn đầy Chúa Thánh Thần. Đứa trẻ thực sự trở thành một người con của Thiên Chúa và một thành viên của Hội Thánh. Đứa trẻ là một thọ tạo mới!

Thánh Phaolô lại tiếp tục nói về sự biến đổi của chúng ta từ cái chết đến sự sống mới. Ngài viết cho các tín hữu ở Roma:“Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người” (Rm 6,3). Ngài công bố với những người Galát: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19-20). Và với những người Côrintô, ngài nói: “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5,17).

Những lời trong Thánh Kinh này nói cho chúng ta biết chúng ta được bảo đảm trong Chúa Kitô như thế nào. Những lời ấy nói với chúng ta rằng Thiên Chúa thực sự “đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái” (Cl 1,13). Và khi Chúa đưa chúng ta từ vương quốc này vào một vương quốc khác, sự giải thoát đó là chắc chắn. Chúng ta không cần qua lại giữa hai “vương quốc’ này. Chúng ta được Chúa Kitô tuyên bố và giờ đây chúng ta thuộc về Người.

Bén rễ và bước đi trong Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói điều tương tự ở một vài đoạn sau đó khi ngài nói với những người Côlôsê rằng họ được “bén rễ” trong Chúa Kitô (Cl 2,7). Chúng ta giống như một cây cao lớn mạnh khỏe bởi vì chúng ta được mai táng, hoặc được vun trồng vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Rễ của chúng ta ở trong Chúa Kitô, Đấng có thể ban cho chúng ta sức mạnh để phát triển mạnh mẽ và kết trái dồi dào.

Hình ảnh được bén rễ trong Chúa Giêsu nói với chúng ta Thiên Chúa yêu thương chúng ta cách sâu sắc như thế nào. Hình ảnh ấy nói với chúng ta rằng Người ẵm chúng ta trong cánh tay của Người và sẽ không bao giờ buông bỏ chúng ta. Việc được bén rễ trong Chúa Kitô cho chúng ta sự xác tín bởi vì chúng ta có Thiên Chúa luôn ở bên, làm việc suốt ngày đêm để giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn và học hỏi từ những quyết định không tốt của mình. Hình ảnh ấy nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đầy tràn những phúc lành vô tận để trợ giúp chúng ta trong mọi tình huống, cả tốt lẫn xấu, cả lúc dễ dàng, thoải mái lẫn khi đớn đau.

Thánh Phaolô cũng nói với các tín hữu Côlôsê rằng họ cần “bước đi” trong Chúa Kitô nếu họ muốn trở nên mạnh mẽ và sinh hoa kết trái (Cl 2,6). Khi nói “bước đi trong Người”, thánh nhân đang đề cập đến cách chúng ta sống với tư cách là những người con đã chịu phép rửa của Thiên Chúa. Ý kiến bước đi trong Chúa Kitô không chỉ là một hình ảnh dễ chịu. Đó là những gì chúng ta làm trước hết khi chúng ta thức dậy. Điều đó liên quan đến thái độ của chúng ta khi cầu nguyện, làm việc, chăm sóc gia đình, v.v. Chúng ta càng xác tín rằng chúng ta đang được bén rễ trong Chúa Kitô và chúng ta càng cậy dựa vào ân sủng được ban cho chúng ta trong Phép Rửa Tội, chúng ta sẽ càng có khả năng tốt hơn để “bước đi trong Người” cho dù chúng ta đang ở đâu hoặc chúng ta đang làm gì.

Chúng ta biết “một phần”. Dĩ nhiên, sự tự tin này không đến cách trọn vẹn và hoàn toàn ngay giây phút mà nước thánh chạm vào trán chúng ta. Hãy nghĩ về một đứa trẻ. Chú bé có lẽ xác tín về tình yêu của cha mẹ mình, nhưng khi lớn lên, anh mới hiểu cách phong phú hơn tình yêu của cha mẹ mình có ý nghĩa thế nào và mạnh mẽ ra sao. Anh ấy sẽ thấy rõ hơn những hy sinh mà cha mẹ đang làm cho mình, tình cảm của cha mẹ dành cho mình, sự dấn thân của cha mẹ đang giúp anh lớn lên và phát triển. Ngay cả khi có sự bất đồng và khoảng cách giữa họ, anh vẫn nhận biết tình yêu của cha mẹ đang tồn tại sâu sắc trong tâm hồn mình.

Tương tự, chúng ta có thể chỉ thấy lờ mờ về tình yêu của Chúa dành cho chúng ta khi chúng ta được lãnh phép rửa. Rốt cuộc, phần lớn chúng ta đều còn là những trẻ sơ sinh! Nhưng tình yêu vẫn ở đó, ngay cả nếu chúng ta không hiểu vào thời điểm đó và ngay cả nếu chúng ta không hiểu trọn vẹn tình yêu đó bây giờ. Vì thế, chúng ta có thể đón nhận lời Thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrintô như nói với chính chúng ta: “Bây giờ, chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ, tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1 Cr 13,12).

Nhưng kinh nghiệm “biết một phần” của Phaolô không phải là tĩnh tại; nó rất năng động. Ngài tiếp tục học hỏi và hiểu rõ hơn tình yêu của Thiên Chúa là như thế nào. Sự hiểu biết của thánh nhân về chiều sâu hy tế trên thập giá của Chúa Giêsu ngày càng sâu sắc hơn. Và càng biết về Chúa Giêsu, ngài càng yêu mến Chúa hơn. Điều đó tương tự cho chúng ta. Thật dễ dàng để biết sứ điệp Tin Mừng căn bản cách hời hợt. Có lẽ chúng ta có thể học được điều đó trong khoảng năm phút! Nhưng mỗi vị thánh đều nói với chúng ta rằng phải mất cả đời để biết được sức mạnh và tình yêu mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa Tội – sức mạnh và tình yêu được tạo nên bởi thập giá và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Chúng ta hãy cố gắng để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về Tin Mừng và quà tặng tuyệt vời về Bí tích Rửa Tội của chúng ta trong mùa Chay này. Chúng ta hãy nói với Thánh Phaolô rằng chúng ta muốn “biết [chính Chúa Kitô] và Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh”. Và để bảo đảm điều đó sẽ xảy ra, chúng ta hãy nói: “Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 3, 10.14). Chúng ta có thể xác tín rằng Chúa Thánh Thần sẽ thưởng công cho những nỗ lực của chúng ta bằng cách cho chúng ta ngày càng có cái nhìn sâu sắc hơn, càng ngày càng hiểu biết và càng yêu mến Chúa hơn.

Dâng lời tạ ơn. Được cứu độ, được thiết lập, được bén rễ, được dựng nên, được nuôi dưỡng, được tha thứ, được chúc phúc, được biến đổi và được bảo đảm – khi chúng ta nghĩ về tất cả những điều mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta, tôi ngạc nhiên và choáng ngợp. Lòng biết ơn của tôi mỗi ngày một sâu sắc hơn và tôi được thôi thúc để đáp lại tình yêu của Người. Không có gì lạ khi Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta hãy để “cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Cl 2,7). Chúng ta có quá nhiều điều để biết ơn!

“Lạy Chúa, chúng con rất biết ơn về sự ‘bảo đảm’ mà Chúa ban cho chúng con khi chúng con được chịu phép rửa tháp nhập vào thập giá và sự phục sinh của Chúa! Vì thế, chúng con xin dành mùa Chay này để nhận biết và yêu mến Chúa nhiều hơn và để yêu thương người khác như Chúa yêu con!”

Comments are closed.

phone-icon