THÁNH PHAN SINH GHIN PHÊ ĐÊ RÍCH TẾ
Kính ngày 21/1
1. Đôi nét tiểu sử của Thánh Phan Sinh Ghin Phê Đê Rích Tế
Ngày 14/12/1702 đất nước Tây Ban Nha như đông hơn vui hơn khi cậu bé Phan Sinh cất tiếng khóc chào dời. Mười sáu năm sau, tức năm 1718 gia đình Đa Minh hân hoan đón nhận thêm một phần tử mới khi cậu Phan Sinh tuyên khấn trọng thể tại Tu viện Thánh Catarina thành Bác-lô-na. Ngày 29/3/1727 Thầy Phan Sinh lãnh tác vụ linh mục và được bổ nhiệm làm giáo sư triết lý kiêm giáo sư tu sĩ sinh viên. Năm 1733, ngài từ giã quê nhà để đến Manila, thủ đô Philippin với nhận nhiệm vụ mới trong vài trò là thư ký và phụ tá tá cho cha giám tỉnh Diêgô. Trong thời gian làm việc ngài đã được thúc đẩy lên đường truyền giáo.
Ngày 28/8/1735 Cha Phan Sinh đã đặt chân đến Việt Nam, việc đầu tiên ngài làm là học ngôn ngữ cũng như phong tục tập quán của người địa phương. Sau một thời gian ngắn để hội nhập Ngài đã đến phục vụ nhiều nơi như Trực Ninh (Nam Định) Vũ Tiên (Thái Bình) cũng như đảm nhiệm nhiều giáo xứ và giáo họ. Chi mới hoạt động được hai năm, ngày 3/8/1737 sau khi dâng thánh lễ ngài đã bị bắt và được áp giải về Thăng Long. Sau gần một năm bị gian giữ, ngày 10/7/1738 ngài được đưa ra toàn và với một hình thức bắt bỏ đạo rất đơn giản là bước qua thánh giá, Ngài đã nhất quyết từ chối, vì thế ngài đã được tuyên án với bản án là xử trảm. Trong thời gian chờ đợi thi hành án thì tình hình chính trị trở nên bất ổn nên bản án của ngài tạm rơi vào quên lãng.
Ngày 30/5/1744 cha may mắn gặp được một người anh em cũng là con cái của Cha Thánh Đa Minh. Hai nhà giảng thuyết gặp nhau không phải trên những mảnh đất truyền giáo nhưng là trong nhà gian tại Thăng Long. Lòng nhiệt thành đối với việc mở rộng Nước Chúa không ngừng thôi thúc các Ngài, vì thế Thăng Long đã trở thành môi trường truyền giáo và mục vụ tông đồ của các ngài.
Hơn 7 năm sống trong tù và 7 tháng được sống chung với người anh em đồng chí hướng, sau thánh lễ ngày 22/1/1745 cha Phan Sinh được lãnh nhận phúc tử đạo và thi hài của ngài được mai táng tại nhà chung Lục Thủy. Đến tiễn đưa ngài trong thánh lễ có đông đảo giáo dân và nhất là các anh em trong dòng.
Ngày 20/5/1906 Đức GH Pio X suy tôn ngài lên bậc chân phước và ngày 19/6/1988 Đức GH JP II phong ngài lên bậc hiển thánh.
2. Cảm nghiệm
Những dòng tiểu sử thật ngắn gọn của Thánh Phan Sinh, đã để lại trong con những bài học thật thiết thực trong cuộc sống.
– Trước tiên đó là bài học về sự vâng phục cách mau mắn. Với 7 năm trong vai trò của một nhà giáo đã để lại cho ngài nhiều kinh nghiệm trong công tác, chắc chắn đây là thời điểm ngài không còn gặp nhiều khó khăn như bước đầu. Thế nhưng khi nhận được bài sai mới, một công việc hoàn toàn mới lạ tại một đất nước cũng xa lạ đối với ngài, ngài đã mau mắn lên đường thi hành nhiệm vụ. Trong cuộc sống thi hnh thnh ý Cha, tơi cần phải học thái độ vâng lời cách mau mắn như ngài, dù biết rằng phía trước còn lắm chông gai, cần nhiều hy sinh và từ bỏ.
– Bài học thứ hai là nhiệt tâm với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Với công tác và vai trò của người lãnh đạo trong Hội Dòng, ngài thấy rõ sự cấp bách của việc loan báo Tin Mừng. Lòng nhiệt tâm đối với nhà Chúa đã không ngừng thôi thúc thánh nhân lên đường. Ngài đã từ bỏ quyền cao chức trọng để đến với những con chiên lạc. Ngài đã đến Việt Nam và việc đầu tiên đó là học ngôn ngữ cũng như phong tục tập quán của người Việt Nam. Ngài đã hòa nhập rất nhanh, vì chỉ trong một thời gian học hỏi rất ngắn ngài đã có thể đi phục vụ nhiều nơi. Tôi đ thao thức v cống hiến gì cho cơng cuộc truyền giáo tại quê hương đất nước mình.