Suy niệm Lời Chúa mỗi ngày – song ngữ
Tuesday (February 26): “Who is the greatest in God’s kingdom?”
Scripture: Mark 9:30-37 30 They went on from there and passed through Galilee. And he would not have any one know it; 31 for he was teaching his disciples, saying to them, “The Son of man will be delivered into the hands of men, and they will kill him; and when he is killed, after three days he will rise.” 32 But they did not understand the saying, and they were afraid to ask him. 33 And they came to Capernaum; and when he was in the house he asked them, “What were you discussing on the way?” 34 But they were silent; for on the way they had discussed with one another who was the greatest. 35 And he sat down and called the twelve; and he said to them, “If any one would be first, he must be last of all and servant of all.” 36 And he took a child, and put him in the midst of them; and taking him in his arms, he said to them, 37 “Whoever receives one such child in my name receives me; and whoever receives me, receives not me but him who sent me.” |
Thứ Ba 26-2 Ai là người lớn nhất trong nước Thiên Chúa?
Mc 9,30-37 30 Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết,31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.”32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? “34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả.35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.”36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói:37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” |
Meditation:
Whose glory do you seek? There can be no share in God’s glory without the cross. When Jesus prophesied his own betrayal and crucifixion, it did not make any sense to his disciples because it did not fit their understanding of what the Messiah came to do. And they were afraid to ask further questions! Like a person who might receive a bad verdict from the doctor and then refuse to ask further questions, they, too, didn’t want to know any more. How often do we reject what we do not wish to see? We have heard the good news of God’s word and we know the consequences of accepting it or rejecting it. But do we give it our full allegiance and mold our lives according to it? Ask the Lord to fill you with his Holy Spirit and to inspire within you a reverence for his word and a readiness to obey it. Do you compare yourself with others? How ashamed the disciples must have been when Jesus overheard them arguing about who among them was the greatest! But aren’t we like the disciples? We compare ourselves with others and desire their praise. The appetite for glory and greatness seems to be inbred in us. Who doesn’t cherish the ambition to be “somebody” whom others admire rather than a “nobody”? Even the psalms speak about the glory God has destined for us. You have made them a little lower than God, and crowned them with glory and honor (Psalm 8:5). Jesus made a dramatic gesture by embracing a child to show his disciples who really is the greatest in the kingdom of God. What can a little child possibly teach us about greatness? Children in the ancient world had no rights, position, or privileges of their own. They were socially at the “bottom of the rung” and at the service of their parents, much like the household staff and domestic servants. Who is the greatest in God’s kingdom? What is the significance of Jesus’ gesture? Jesus elevated a little child in the presence of his disciples by placing the child in a privileged position of honor. It is customary, even today, to seat the guest of honor at the right side of the host. Who is the greatest in God’s kingdom? The one who is humble and lowly of heart – who instead of asserting their rights willingly empty themselves of pride and self-seeking glory by taking the lowly position of a servant or child. Jesus, himself, is our model. He came not to be served, but to serve (Matthew 20:28). Paul the Apostle states that Jesus emptied himself and took the form of a servant (Philippians 2:7). Jesus lowered himself (he whose place is at the right hand of God the Father) and took on our lowly nature that he might raise us up and clothe us in his divine nature. God wants to fill us with his own glory God opposes the proud, but gives grace to the humble (James 4:6). If we want to be filled with God’s life and power, then we need to empty ourselves of everything which stands in the way – pride, self-seeking glory, vanity, etc. God wants empty vessels so he can fill them with his own glory, power, and love (2 Corinthians 4:7). Are you ready to humble yourself and to serve as Jesus did?
“Lord Jesus, by your cross you have redeemed the world and revealed your glory and triumph over sin and death. May I never fail to see your glory and victory in the cross. Help me to conform my life to your will and to follow in your way of holiness.” |
Suy niệm:
Bạn tìm vinh quang của ai? Không thể chia sẻ vinh quang Thiên Chúa mà không có thánh giá. Khi Ðức Giêsu tiên báo về sự phản bội và đóng đinh của chính mình, nó đã chẳng có ý nghĩa gì đối với các môn đệ, bởi vì nó không phù hợp với sự hiểu biết của họ về những gì Đấng Mêsia đến để thực hiện. Và họ sợ không dám hỏi thêm gì nữa! Giống như một người nhận được lời phán quyết của bác sĩ, liền từ chối để hỏi thêm, các môn đệ cũng không muốn biết thêm nữa. Chẳng phải chúng ta rất thường khước từ những gì chúng ta không muốn thấy đó sao? Chúng ta nghe Tin mừng của lời Chúa và chúng ta biết những hệ quả của việc đón nhận nó hay khước từ nó. Nhưng chúng ta hoàn toàn trung thành với nó và uốn nắn đời sống mình theo nó không? Hãy cầu xin Chúa lấp đầy bạn Thánh Thần của Người và khơi dậy nơi bạn lòng tôn kính và sẵn sàng vâng phục lời của Người. Bạn có so sánh mình với người khác không? Các môn đệ phải xấu hổ biết bao khi Ðức Giêsu nghe lỏm họ đang cãi nhau xem ai là người lớn nhất! Nhưng chẳng phải chúng ta cũng giống như họ sao? Chúng ta so sánh mình với người khác và muốn được họ khen ngợi. Lòng ham muốn vinh quang và làm lớn xem ra bẩm sinh vốn ở trong chúng ta. Ai lại không có hoài bão trở thành “ai đó”, người kẻ khác hâm mộ, hơn là “không là ai cả”? Thậm chí Thánh vịnh nói về vinh quang Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên (Tv 8,5).
Ðức Giêsu đã làm một cử chỉ gây ấn tượng bằng việc ôm lấy một em nhỏ để tỏ cho các môn đệ biết ai thật sự là người lớn nhất trong nước Thiên Chúa. Một trẻ nhỏ có thể dạy chúng ta điều gì về sự cao cả? Trẻ em trong thế giới xưa không có quyền hành, địa vị, hay những đặc ân cho riêng chúng. Theo tính xã hội, chúng ở “chỗ thấp nhất của bậc thang” và sự phục vụ của cha mẹ, giống như người làm công và giúp việc trong nhà.
Ai là người lớn nhất trong nước TC? Ý nghĩa của cử chỉ Ðức Giêsu làm là gì? Ðức Giêsu đã đặt một trẻ nhỏ trước mặt các môn đệ, bằng việc để em nhỏ trong một vị trí danh dự cao quý. Theo phong tục, ngay cả ngày nay, người khách được ngồi bên phải chủ nhà. Ai là người lớn nhất trong nước Thiên Chúa? Là người có tâm hồn khiêm nhường và nhỏ bé – người thay vì đòi quyền lợi của mình, sẵn sàng từ bỏ chính mình về sự kiêu ngạo và tìm kiếm vinh quang cho riêng mình, bằng việc đón nhận vị trí thấp hèn của người tôi tớ hay trẻ nhỏ. Chính Ðức Giêsu là mẫu mực của chúng ta. Người đã không đến để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Mt 20,28). Phaolô tông đồ nói rằng Ðức Giêsu tự huỷ chính mình và mặc lấy thân phận tôi tớ (Pl 2,7). Ðức Giêsu tự hạ mình (Đấng có chỗ ở bên hữu Chúa Cha) và mặc lấy bản tính thấp hèn của chúng ta, để Ngài có thể nâng chúng ta lên và mặc cho chúng ta thần tính của Ngài.
TC muốn ban cho chúng ta vinh quang của Người Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, và ban ơn cho kẻ khiêm nhường (Gc 4,6). Nếu chúng ta muốn được tràn đầy sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa, thì chúng ta cần tự hạ mình về mọi sự trên con đường đi – tính kiêu ngạo, tự tìm kiếm vinh quang – hư vô… Thiên Chúa muốn làm trống rỗng những bình chứa, để Người có thể lấp đầy chúng với vinh quang, sức mạnh, và tình yêu của chính Người (2Cor 4,7). Bạn có sẵn sàng hạ mình và phục vụ như Ðức Giêsu đã làm không? Lạy Chúa Giêsu, qua thập giá Chúa đã cứu chuộc thế gian và bày tỏ vinh quang và chiến thắng của Chúa trên tội lỗi và sự chết. Chớ gì con không bao giờ quên nhìn vào vinh quang và chiến thắng của Chúa trong thập giá. Xin giúp con thích ứng cuộc đời con với ý Chúa và bước đi trong đường lối thánh thiện của Chúa. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ