Loving with your mind – Part 1

0

Tác giả: Gary Zimbabwe
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ

Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org /resources/article/ loving_with_your_mind/

Loving with Your Mind, Part 1

Deeds will follow decisions of the heart and mind.

“You shall love the Lord, your God, with all your heart, with all your soul, and with all your mind.” (Matthew 22:37)

Loving God with our entire mind requires an act of the will: we must make a conscious decision to put God first. Whenever we choose to exercise our free will and commit to loving God, we are already loving him. Actions will flow from that decision, of course, but we shouldn’t downplay the importance of our thoughts and intentions.

It’s essential that we love God with our hearts and minds first; otherwise, our words and deeds – our actions – can be meaningless rituals. Before we can love God with our words and actions, we must first love him with our minds and hearts. Let’s take a closer look at how we can do that.

Surrender. The word “surrender” generally has a negative connotation. Many view it as a sign of weakness or defeat. In a world that emphasizes achievement and self-sufficiency, surrendering is typically the last thing we want to do. After all, many think that to surrender is to quit – and who wants to be a quitter?

When it comes to our relationship with God, however, one of the best things we can do is surrender to his will. When we decide to do things his way instead of our way, we show our love for him.

Surrendering to God begins with an act of the will: making a conscious decision to yield control of my life, as well as the lives of my loved ones, to him. Blessed Charles de Foucauld’s Prayer of Abandonment captures what such surrender looks like.

Father,
I abandon myself into your hands;
do with me what you will.
Whatever you may do, I thank you:
I am ready for all, I accept all.

Let only your will be done in me,
and in all your creatures –
I wish no more than this, O Lord.

Into your hands I commend my soul:
I offer it to you with all the love of my heart, for I love you, Lord, and so need to give myself,
to surrender myself into your hands without reserve,
and with boundless confidence,
for you are my Father.

When we pray these words, we deliberately choose to place our lives in God’s hands. In doing so, we imitate Jesus, whose entire life was dedicated to doing the will of the Father. “I came down from heaven not to do my own will but the will of the one who sent me” (John 6:38).

Nowhere is Jesus’ abandonment more evident than on the night before he died. About to face an excruciatingly painful death, Jesus clearly and deliberately surrendered his own will to the will of his Father. He didn’t do it because he was afraid or even because it was the right thing to do. Jesus surrendered to the Father’s will out of love.

He advanced a little and fell prostrate in prayer, saying, “My Father, if it is possible, let this cup pass from me; yet, not as I will, but as you will.” (Matthew 26:39)

So what happens after we surrender to God’s will? Is it just a matter of making the decision, saying the words, and moving on with life? Not at all. Those things are necessary, but there’s more for us to do.

Once I tell God that I surrender my life into his hands, I should be prepared to respond appropriately when events begin to unfold. I told him that he was in charge – and I hope I meant it – and so I should be willing to accept whatever happens to me without complaining. I know. Those last two words trip me up frequently, but I’m working on it.

Even If . . . It was a very dark time for the Jewish people, as recorded in the Book of Daniel. The kingdom of Judah had fallen, and the temple, built by Solomon, had been destroyed. Nebuchadnezzar, the conquering king, decided to move some of the up-and-coming young leaders to Babylon in order to assimilate them into Babylonian culture.

Daniel, Hananiah, Mishael, and Azariah were among those taken into captivity. They were given the Babylonian names of Belteshazzar, Shadrach, Meshach, and Abednego. They were to be trained for three years, after which they would enter the royal service.

The four young men were being groomed for greatness, but they ran into difficulty. They were devout Jews, unwilling to abandon their dietary practices and defile themselves by eating unclean food. Their internal resolve to remain faithful to the Lord was nothing less than an act of love for him. Fortunately, through the cooperation of their attendant, who supplied them with vegetables and water, they were able to get around this obstacle and remain in the king’s good graces. Unfortunately, this reprieve didn’t last.

King Nebuchadnezzar had his workers construct a ninety-foot gold statue and commanded everyone to bow down and worship it. Anyone who refused to obey would be cast into a blazing hot furnace. Choosing to remain faithful to the Lord, Shadrach, Meshach, and Abednego were not about to bow down to a golden idol. When the king discovered that the young men refused to worship the statue, he flew into a rage. Ordering the men to appear before him, he gave them one last chance to save themselves by obeying his command.

Shadrach, Meshach, and Abednego answered King Nebuchadnezzar, “There is no need for us to defend ourselves before you in this matter. If our God, whom we serve, can save us from the white-hot furnace and from your hands, O king, may he save us! But even if he will not, you should know, O king, that we will not serve your god or worship the golden statue which you set up.” (Daniel 3:16-18)

The three men didn’t know for sure that God would save them from meeting their death in the furnace, but they certainly knew that he was able to. God is bigger than our problems. Shadrach, Meshach, and Abednego were well aware of that fact. Now, here’s what makes their story so powerful: even if the Lord chose not to spare them, they would still not abandon him by worshiping a false god.

That determination in the face of a very real threat was an act of love for God. They made up their minds that they would not disrespect the Lord, even if it cost them their lives. They showed their love for him even before they had to step into the furnace. In the end, their lives were spared, and King Nebuchadnezzar praised the one true God.

Parting Words. After I graduated from college, I was hired by the Department of Defense as a computer specialist. I was only on the job for a few months when Roy informed me that he would be taking a two-week vacation and leaving me in charge. He wrote up a detailed set of instructions and a lengthy to-do list. Even though I was still nervous, I felt better prepared to handle whatever came my way.

As Jesus prepared to give up his life on the cross, he left his followers with a to-do list that is as relevant today as it was then. Amazingly, he distilled this detailed set of instructions into a single sentence. Don’t be fooled by the familiar words or the comforting tone. These simple words are, in essence, an instruction manual for loving God and living the Christian life: “Do not let your hearts be troubled. You have faith in God, have faith also in me” (John 14:1).

Take a close look at what Jesus is saying. This sentence contains three imperatives we should not ignore. When Jesus says, “Do not” and then “have faith” (twice), he isn’t urging us to feel a certain way. He isn’t giving us a pat on the back and telling us to hang in there. Jesus is commanding us to do something. Because his command involves the mind and not a physical activity, however, it’s easy to miss his call to action. Let’s take a closer look.

How can I prevent my heart from being troubled? Initially, it seems as if Jesus is asking me to do the impossible and control my emotions. That isn’t possible, however, because we can’t control the way we feel (although we can control the way we behave). We can assume, therefore, that there’s something more to his statement. After all, he would never ask us to do the impossible.

The key to letting your heart be untroubled lies in what Jesus said next. In order to “untrouble” our heart, we must believe in God, and we must believe in Jesus.

Now, while this whole believing thing sounds simple, there’s more to it than just recognizing the existence of Jesus and his Father. The original Greek manuscript of John’s Gospel offers a different shade of meaning for the word commonly translated as “have faith.” It uses the word pisteuo, which means “to place confidence in” or “to trust.” Once we make the decision to place our confidence in Jesus and trust that what he’s saying is true, our hearts start to become less troubled.

But we must decide. Note the deliberate involvement of the mind.

When we believe what Jesus told us about the Father and his provision for our lives, our stress level begins to decrease. And you know what else? This deliberate choice to trust the Father and the Son, even in the midst of a storm, is an act of love.

Can you still make this choice if you’re scared to death? Absolutely. And here’s something to consider: when you are filled with fear and still make the choice to trust God, not only are you showing your love for him, but you’re actually expressing greater love than if you did it when you were totally at peace.

This is an excerpt from Journey with God by Gary Zimak (The Word Among Us Press, 2021), available at bookstore.wau.org.

Yêu Bằng Tâm Trí (Yêu Hết Trí Khôn), phần 1

Những việc tốt sẽ đi theo những quyết định của tâm hồn và tâm trí (trí khôn).

Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22,37).

Yêu mến Thiên Chúa với toàn bộ tâm trí đòi hỏi một hành động của ý chí: chúng ta phải thực hiện một quyết định có ý thức để đặt Thiên Chúa lên trên hết. Bất cứ khi nào chúng ta lựa chọn để thực hành ý chí tự do của chúng ta và cam kết yêu mến Thiên Chúa, thì chúng ta đã đang yêu Người rồi. Dĩ nhiên, các hành động sẽ tuôn tràn từ quyết định đó, nhưng chúng ta không nên xem nhẹ tầm quan trọng của những suy nghĩ và ý định của chúng ta.

Thật cần thiết khi trước hết chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết trí khôn; nếu không, những lời nói và việc làm – những hành động của chúng ta – có thể là những nghi lễ vô nghĩa. Trước khi chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa bằng lời và hành động của mình, chúng ta hẳn trước hết phải yêu mến Người bằng trí khôn và tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng cách chúng ta có thể làm điều đó.

Đầu Hàng (Quy Phục).  Từ “surrender” nói chung có một ý nghĩa tiêu cực. Nhiều người xem nó như một dấu hiệu của sự yếu đuối và thất bại. Trong một thế giới đề cao thành tựu và tính tự mãn, việc đầu hàng thường là điều cuối cùng chúng ta muốn làm. Sau hết, nhiều người nghĩ rằng đầu hàng là buông bỏ – và ai muốn trở thành người buông bỏ?

Khi điều đó xảy ra với mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, một trong những điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là quy phục trước thánh ý của Người. Khi chúng ta quyết định làm mọi sự theo đường lối của Người thay vì theo cách của chúng ta, thì chúng ta đang chứng tỏ tình yêu của mình đối với Người.

Sự quy phục Thiên Chúa bắt đầu bằng một hành động của ý chí: là việc thực hiện một quyết định có ý thức để nhường lại việc kiểm soát cuộc sống của tôi cũng như của những người thân yêu của tôi cho Người. Lời cầu nguyện về sự Từ Bỏ của Chân phước Charles de Foucauld cho thấy sự quy phục có  ý nghĩa như thế nào.

Lạy Cha,

Con phó mình trong tay Cha; xin hãy làm cho con những gì Cha muốn. Bất cứ điều gì Cha có thể làm, con cám ơn Cha: Con sẵn sàng cho tất cả, con chấp nhận tất cả.

Xin hãy để cho thánh ý của Cha được thực hiện nơi con, và nơi tất cả mọi thụ tạo của Cha – Lạy Chúa, con không ao ước gì hơn điều này.

Con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha: con xin dâng hiến linh hồn con cho Cha với tất cả tình yêu của trái tim con, vì con yêu mến Chúa, lạy Chúa, và vì thế con cần dâng hiến chính mình con, để phó thác bản thân con trong tay Cha, con không giữ lại điều gì, và với sự tin tưởng tuyệt đối, vì Cha là Cha của con.

Khi chúng ta cầu nguyện những lời này, chúng ta có ý thức lựa chọn đặt cuộc sống của chúng ta vào bàn tay của Thiên Chúa. Khi làm như thế, chúng ta bắt chước Chúa Giêsu, Đấng mà toàn bộ cuộc sống của Người đã được dâng hiến để thực hiện thánh ý của Chúa Cha. “Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38).

Không nơi nào cho thấy sự từ bỏ mình của Chúa Giêsu rõ ràng hơn vào đêm trước khi Người chết. Đối diện với cái chết đau đớn khủng khiếp, Chúa Giêsu đã từ bỏ ý riêng của mình cách rõ ràng và dứt khoát trước thánh ý của Chúa Cha. Người đã không làm điều đó vì sợ hay thậm chí vì đó điều chính đáng phải làm. Chúa Giêsu quy phục thánh ý của Chúa Cha vì tình yêu.

Chúa Giêsu đã đi xa hơn một chút và phủ phục cầu nguyện, Người thưa: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).

Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta quy phục thánh ý của Thiên Chúa? Đó có phải chỉ là vấn đề thực hiện một quyết định, nói những lời này kia và tiếp tục với cuộc sống? Không phải thế. Tất cả những điều đó thì cần thiết, chúng ta còn phải thực hiện nhiều điều hơn nữa.

Một khi tôi thưa với Chúa rằng tôi phó thác cuộc đời tôi trong tay Người, tôi nên được chuẩn bị để đáp trả cách đúng đắn khi những biến cố bắt đầu xảy ra. Tôi đã thưa với Người rằng Người chịu trách nhiệm và tôi hy vọng tôi là tôi nói nghiêm túc – và như thế tôi nên sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra cho tôi mà không phàn nàn. Tôi biết. Hai từ cuối cùng  đó thường làm tôi vấp, nhưng tôi đang cải thiện nó.

Ngay Cả Nếu… Đó là một thời gian thử thách đối với dân Do Thái, như đã được kể lại trong Sách Đanien. Vua Giuđa đã thất bại và đền thờ, được xây dựng bởi vua Salomon, đã bị phá hủy. Nabucôđônôso, vị vua đang chiến thắng, đã quyết đinh đưa một số nhà lãnh đạo trẻ tài năng đầy triển vọng tới Babylon để đồng hóa họ vào nền văn hóa của Babylon.

Đanien, Khanania, Misaên và Adaria thuộc trong số những người đã bị tống ngục. Họ đã được đặt tên Babylon là Bêntơsátxa, Sátrác, Mêsác và Avết Nơgô. Họ đã được huấn luyện trong ba năm, sau đó họ được đưa vào phục vụ hoàng gia.

Bốn người thanh niên trẻ đã được chuẩn bị cho việc quan trọng, nhưng họ đã gặp khó khăn. Họ là những người Do Thái nhiệt thành, không sẵn sàng từ bỏ thói quen ăn chay của mình và làm cho chính mình ra ô uế bởi ăn thức ăn không thanh sạch. Quyết tâm trong lòng của họ là trung thành với Thiên Chúa không gì hơn là một hành động của tình yêu dành cho Người. May thay, nhờ sự hợp tác của người hầu cận, họ đã được cung cấp rau và nước, họ đã có thể vượt qua chướng ngại này và tiếp tục sống trong ân nghĩa của nhà vua. Không may thay, ân xá này đã không kéo dài.

Vua Nabucôđônôso đã cho những người thợ của ông đúc một tượng vàng cao 90 mét và ra lệnh cho mọi người phải bái lạy và tôn thờ nó. Bất cứ ai không tuân lệnh sẽ bị ném vào lò lửa nóng phừng phực. Lựa chọn trung trành với Thiên Chúa, Sátrác, Mêsác và Avết Nơgô đã không bái lạy tượng bằng vàng đó. Khi vua phát hiện ra rằng những người thanh niên từ chối tôn thờ bức tượng, vua đã nổi cơn thịnh nộ. Vua ra lệnh cho những người trẻ này ra trình diện trước mặt vua, vua cho họ một cơ hội cuối cùng để cứu chính bản thân họ bằng cách tuân phục mệnh lệnh của vua.

Sátrác, Mêsác và Avết Nơgô đã trả lời vua Nabucôđonoso: “Chúng tôi không cần trả lời ngài về chuyện này. Nếu Thiên Chúa chúng tôi thờ có sức cứu chúng tôi thì tâu đức vua, Người sẽ cứu chúng tôi khỏi lò lửa đang cháy phừng phực và khỏi tay ngài. Còn nếu Người không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phụng sự các thần của ngài, và cũng không thờ lạy pho tượng vàng ngài đã dựng đâu!” (Đn 3,16-18).

Ba người trẻ này đã không biết chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ cứu họ khỏi đối diện với cái chết trong lò lửa hay không, nhưng họ biết chắc chắn rằng Người có khả năng cứu họ. Thiên Chúa vĩ đại những vấn đề của chúng ta. Sátrác, Mêsác và Avết Nơgô đã nhận thức rõ sự thật đó. Giờ đây, đây là những gì khiến cho câu chuyện của họ trở nên quá tuyệt vời: ngay cả nếu Thiên Chúa đã chọn lựa không miễn cho họ (khỏi chết), họ vẫn không từ bỏ Người bằng việc tôn thờ một vị thần giả (ngẫu tượng).

Quyết tâm như thế khi phải đối diện với một sự đe dọa thực sự hẳn là một hành động của tình yêu dành cho Thiên Chúa. Họ đã quyết định rằng họ sẽ không bất kính đối với Chúa, ngay cả nếu họ phải trả giá bằng chính mạng sống của họ. Họ đã chứng tỏ tình yêu của họ đối với Người ngay cả trước khi họ phải bước vào lò lửa. Cuối cùng, mạng sống của họ đã được cứu, và vua Bucôđonoso đã ngợi khen Thiên Chúa đích thực duy nhất.

Những Lời Chia Tay. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được Bộ Quốc Phòng tuyển vào làm việc với tư cách là một chuyên viên vi tính. Tôi mới chỉ làm công việc đó được vài tháng thì Roy thông báo cho tôi rằng anh sẽ đi nghỉ hai tuần và sẽ để cho tôi chịu trách nhiệm. Anh ấy viết một loạt những chỉ dẫn chi tiết và một danh sách dài những việc phải làm. Mặc dù tôi vẫn căng thẳng, tôi cảm thấy đã chuẩn bị tốt hơn để giải quyết bất cứ điều gì xảy ra cho tôi.

Khi Chúa Giêsu chuẩn bị để hiến dâng mạng sống của mình trên thập giá, Người đã để lại cho những người theo Người một danh sách những việc phải làm mà nó còn quan trọng cho đến ngày nay cũng như lúc đó. Thật tuyệt vời, Chúa Giêsu đã chắt lọc hàng loạt những chỉ dẫn chi tiết này thành một câu duy nhất. Bạn đừng để mình bị lừa phỉnh bởi những lời quen thuộc hay giọng điệu an ủi. Về bản chất, những lời đơn giản này là một cẩm nang để yêu mến Thiên Chúa và sống cuộc đời Kitô hữu: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1).

Chúng ta hãy xem kỹ hơn những gì Chúa Giêsu đang nói. Câu nói này hàm chứa ba mệnh lệnh cách mà chúng ta không nên bỏ qua. Khi Chúa Giêsu nói: “Đừng” và rồi “Hãy tin” (hai lần), Người không đang khuyến khích chúng ta cảm nhận theo một cách nào đó. Người không vỗ lưng chúng ta rồi bảo chúng ta cứ ở đó. Chúa Giêsu đang truyền cho chúng ta làm điều gì đó. Bởi vì mệnh lệnh của Người liên quan đến tâm trí chứ không phải là một hoạt động thể lý, tuy nhiên, điều đó thật dễ dàng để quên sót lời mời gọi để hành động của Người. Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn.

Làm cách nào tôi có thể ngăn ngừa tâm hồn tôi khỏi những lo lắng? Ban đầu, dường như thể Chúa Giêsu đang yêu cầu tôi làm điều không thể và kiểm soát những cảm xúc của tôi. Điều đó thì không thể, tuy nhiên, bởi vì chúng ta không thể kiểm soát cách chúng ta cảm nhận (cho dù chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta xử sự). Vì thế, chúng ta có thể cho rằng có một điều gì đó hơn cả lời khẳng định của Người. Sau hết, Người sẽ không bao giờ đòi hỏi chúng ta làm điều không thể.

Chìa khóa để lòng mình không lo lắng hệ tại ở những gì Chúa Giêsu đã nói tiếp đó. Để tâm hồn chúng ta “không lo lắng”, chúng ta phải tin tưởng Thiên Chúa và chúng ta phải tin vào Chúa Giêsu.

Giờ đây, trong khi toàn bộ điều tin tưởng này nghe có vẻ đơn giản, có điều gì đó còn hơn cả việc chỉ công nhận sự hiện hữu của Chúa Giêsu và Chúa Cha. Bản viết tay gốc tiếng Hy Lạp của Tin Mừng Gioan cho thấy một sắc thái khác về ý nghĩa đối với từ được dịch chung chung là “hãy tin (have faith)”. Thủ bản sử dụng từ pisteuo (tin rằng), có nghĩa là “đặt sự tin tưởng vào” hoặc “tin tưởng”. Một khi chúng ta quyết định đặt niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu và tin rằng những gì Người đang nói là đích thực, tâm hồn chúng ta bắt đầu bớt lo lắng.

Nhưng chúng ta phải quyết định. Hãy lưu ý sự tham dự ý thức của tâm trí.

Khi chúng ta tin rằng Chúa Giêsu nói với chúng ta về Chúa Cha và sự quan phòng của Người dành cho cuộc sống của chúng ta, mức độ căng thẳng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm đi. Và bạn biết điều gì nữa? Sự lựa chọn có ý thức này để tin vào Chúa Cha và Chúa Con, ngay cả giữa một cơn bão khốn cùng, đều là một hành động của tình yêu.

Bạn có thể vẫn thực hiện sự lựa chọn này nếu bạn sợ chết? Một cách tuyệt đối. Và đây là điều cần suy xét: khi bạn tràn đầy nỗi sợ hãi và vẫn lựa chọn tin tưởng vào Thiên Chúa, bạn không chỉ đang chứng tỏ tình yêu của bạn dành cho Người, nhưng bạn thực sự diễn tả tình yêu lớn hơn nếu bạn làm điều đó khi bạn đang hoàn ở trong tình trạng bình an.

Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề “Hành Trình với Thiên Chúa” (The Word Among Us Press, 2021), có thể truy cập tại bookstore.wau.org.

Comments are closed.

phone-icon