Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
29. Tại sao phải dùng bánh không men trong thánh lễ?
Luật hiện hành của Giáo Hội buộc rằng thánh lễ phải được cử hành với bánh không men (Giáo Luật, số 926).
Nhưng ngày xưa không hẳn như thế. Vào giữa thế kỷ thứ II, thánh Justinô cho biết là giáo dân đem bánh nướng tại nhà mình đến để dâng trên bàn thờ. Chắc chắn đó là bánh nướng được làm dậy bằng men. Cho tới thế kỷ thứ XI, người ta chấp nhận cả bánh có men lẫn bánh không men để cử hành thánh lễ. Vào giữa thế kỷ XI, Giáo Hội Tây Phương có thói quen chỉ dùng bánh không men.
Tại sao bánh có men được thay dần dần bằng bánh không men?
1. Trước tiên, vì theo gương Chúa Kitô. Theo các thánh sử Mát-thêu (26,17), Mác-cô (14,12) và Lu-ca (22,7-8), bữa Tiệc Ly là tiệc lễ Vượt Qua, trong đó người ta dùng bánh nướng không men để tưởng nhớ ngày dân Do-thái, do phải vội vã lên đường trốn ra khỏi Ai-cập, họ không có đủ thời giờ để chờ bột dậy men rồi đem nướng. Dùng bánh không men là cách để nhắc nhở việc ấy.
Vào thế kỷ thứ XII, việc tôn kính Thánh Thể trở nên phổ biến và được thực hiện một cách tỉ mỉ. Người ta cố giữ làm sao không cho một mẩu vụn bánh nào rơi xuống đất. Bánh không men được xét là thích hợp hơn để dâng thánh lễ vì ít bở hơn và nhẹ hơn bánh có men. Vả lại, với bánh không men, người ta làm được dễ dàng những tấm bánh trắng và đẹp, dấu chỉ sự tinh tuyền của lễ vật chúng ta dâng. Hơn nữa, với bánh không men, người ta dễ làm các bánh nhỏ dành cho giáo dân.
2. Thánh lễ là dấu chỉ của sự hiệp nhất. Do Giáo Hội Đông Phương vẫn duy trì bánh không men, nên việc chúng ta cũng dùng bánh không men để biểu lộ sự hợp nhất với các Kitô hữu Đông Phương.
3. Thánh lễ không phải là bữa tiệc như những bữa tiệc khác. Dùng loại bánh đặc biệt nói lên tính chất đặc thù của bữa tiệc Thánh Thể.
ENGLISH
29. Why must unleavened bread be used in Mass?
The current laws of the Church require that Mass be celebrated with unleavened bread (Canon 926).
But it might not be so in the old days. In the middle of the second century, Saint Justin told that laymen came bringing with them bread baked at their home to offer on the altar. This baked bread must have been leavened by yeast. As at the eleventh century, both leavened and unleavened bread were accepted to be used in the celebration of Mass. In the middle of the eleventh century, the Western Church was in the habit of using unleavened bread only.
Why has leavened bread gradually been replaced by unleavened bread?
1. First of all, to follow the sample set by Christ. According to Evangelists Matthew (26: 17), Mark (14: 12) and Luke (22: 7-8), the Last Supper is a Passover banquet, in which unleavened bread is used in memorial of the days the Israeli people in a hurry to flee out of Egypt, did not have enough time to wait for the yeast to rise and then bake the bread. The use of unleavened bread is a manner to remind everybody of such incident.
In the twelfth century, the adoration of the Eucharist became popular and was performed in a minute manner. Care had to be taken to prevent any piece of bread from falling to the ground. Unleavened bread is considered more appropriate to be offered in Mass because it is less crumble and lighter than leavened bread. What is more, with unleavened bread, it is easier to make white and beautiful loaves, a sign of purity of the offerings we give. Moreover, with unleavened bread, it is easier to make small loaves for laymen.
2. Mass is the sign of unity. Because the Orient Church still preserves unleavened bread, the fact that we also use unleavened bread shows a unity with the Orient Christians.
3. Mass is a banquet not just like any other. The use of special bread shows the characteristics of the Eucharist banquet.
FRANÇAIS
29. Pourquoi doit-on prendre du pain “azyme” à la messe?
La législation actuelle de l’Église demande que l’eucharistie soit célébrée avec du pain azyme (sans levain) (cf. Droit Canon, n° 926)
Il n’en a pas toujours été ainsi. Au milieu du IIe siècle, par exemple, saint Justin signale que les chrétiens apportent à l’autel du pain cuit chez eux. Il s’agit certainement de pain levé. Jusqu’au XIe siècle, on admit autant le pain levé que le pain azyme pour la célébration de la messe. En Occident, la coutume généralisée de ne se servir que du pain azyme date du milieu du XIe siècle.
Pourquoi le pain levé a-t-il été peu à peu remplacé par le pain azyme?
1. L’exemple du Christ a certainement eu un impact. Selon les évangélistes Matthieu (26, 17), Marc (14, 22) et Luc (22, 7-8), la Cène fut un repas pascal. Or ce repas était célébré avec du pain azyme, en souvenir du jour où les Juifs, devant fuir l’Égypte en toute hâte, n’avaient pas eu le temps de faire lever leur pain. Utiliser du pain azyme est une façon de nous le rappeler.
Au XIIe siècle, le respect porté à l’eucharistie s’amplifie et devient très minutieux. On veille à ce qu’aucune parcelle de pain ne tombe par terre. Moins friable et plus léger que le pain levé, le pain azyme était donc jugé préférable pour la célébration de la messe. On considérait aussi qu’avec du pain azyme, il était beaucoup plus facile de fabriquer de belles hosties blanches, signes de la pureté de notre offrande. Le pain azyme favorisait enfin la confection des nombreuses petites hosties destinées aux fidèles.
2. L’eucharistie est signe d’unité. Or en Orient, on continue à prendre du pain azyme. En l’utilisant nous aussi, nous signifions donc notre union avec l’Orient chrétien.
3. L’eucharistie n’est pas un repas comme les autres. L’usage d’un pain spécial signale le caractère particulier du repas eucharistique.