Promises You Can Count

0


Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org/resources/article/promises_you_can_count/

Promises You Can Count

God wants to sustain us and give us a taste of “Christmas joy.”

At its heart, a promise is only as reliable as the one who makes it.

Common sense tells us that if the person making the promise is known to be dishonest or lacking in integrity, you wouldn’t take his words too seriously. However, if the person has shown himself to be reliable, trustworthy, and honest, you can be far more confident that he will keep his word. And so it’s only common sense to say that when God makes a promise, you can be sure he will fulfill it!

Because God is so reliable, we can wait patiently, and with great hope, for Jesus to come again. He has promised to return and take us with him, and he will fulfill his word. At the same time, while we’re waiting, there are a number of other promises that we can count on each day—promises that can sustain us and give us hope and direction for our lives on earth.

In this article, we want to look at three of these promises and let them sink into our hearts. So as you read on, let these promises become for you what Jesus wants them to be: gifts of heavenly strength, so that we do not grow weary; resolve, so that we never give up; peace, so that we can cope with the trials of life; and hope, so that we never forget how faithful Jesus is.

 

God will always work for our good. Two thousand years ago, a young virgin was asked to become the Mother of God. When the angel told her of God’s intention, Mary said, “How can this be?” (Luke 1:34). Mary’s response tells us that she did not fully grasp what was happening. Who would? Still, in faith she answered, “Let it be with me according to your word” (1:38).

In a moment, Mary’s life changed completely. Surely she asked some troubling questions: “How will Joseph ever understand? What will my parents say? What will my friends think? Will I be abandoned and left all alone?” And the upheaval did not end with this miraculous birth. When they brought Jesus to the Temple to dedicate him, the prophet Simeon told her that a sword would ultimately pierce her soul because of this child (Luke 2:35).

When Jesus was only twelve years old, his parents lost track of him in the Temple, and it took three days of searching before they found him again. Yet despite all he had put them through, Jesus was not apologetic in the least. He simply told them, “I must be in my Father’s house” (Luke 2:49). And this wasn’t the only time Mary was left speechless. But how did she respond each time? She pondered and treasured everything in her heart (2:19, 51). And then, at last, Mary did feel the sword pierce her soul as she watched Roman soldiers drive nails into her only son’s hands and feet and thrust a lance into his side.

From the moment the angels appeared to her, Mary’s life took an entirely new and at times dangerous direction. Yet when we examine the pages of the Gospels, we can see that God worked for her good. After all, who motivated Jesus to perform his first miracle? It was Mary. Who remains honored and blessed among all women? Mary. Who is now crowned as Mother of the Church? Mary. Who comes to our rescue and intercedes for us through a very intimate connection with her son? Mary.

Mary is a sign for all of us. Just as she carried Jesus in her womb, she urges us to carry him in our hearts. Through all of her challenges, trials, and suffering, we can learn one thing: people who carry Jesus in their hearts and ponder what he says will find God’s goodness working in them, no matter what troubling situations they may face.

God will always meet our needs. Mary was right: Joseph could not possibly understand what was going on when she told him that she was pregnant. It took nothing less than an angelic revelation to set his heart at ease. Yet this significant hurdle was only the beginning for Joseph. Herod’s murderous threats, which surfaced shortly after Jesus’ birth, demanded that Joseph change his plans for his new family. He had to leave his home, his job, his family and friends, and move to Egypt where he would have to find new employment and raise his son as a foreigner.

Just imagine the pressure of moving, finding a new home and a new job, combined with the responsibility of feeding and caring for a wife and a new child. Somehow, the Holy Family survived this crisis. God met their needs.

In every human life, there will come a time when we are moved to wonder, “How will this demanding crisis be resolved? The obstacles seem overwhelming, and there seems to be no light at the end of the tunnel.” It’s at these times that we can look to St. Joseph for encouragement and inspiration.

Who among us can make sense out of the difficulties we face—trials such as poverty, sickness, persecution, and abuse? Yet even when our situation doesn’t make sense, we can still count on this great promise: “If God is for us, who can be against us? He who did not spare his own Son . . . will he not also give us everything else along with him?” (Romans 8:31, 32).

Put your confidence in this promise and you will find yourself saying along with St. Paul: “I am convinced that neither death, nor life, nor angels, nor principalities, nor present things, nor future things, nor powers, nor height, nor depth, nor any other creature will be able to separate us from the love of God in Christ Jesus our Lord” (Romans 8:38-39).

Jesus will always feed us with the Bread of Life. The mystery of the Incarnation – that God became man – is a beautiful gift that we celebrate each Christmas. This act, full of God’s mercy, grace, and power, shows us the extent of his love: Almighty God sent his only Son to save us! But we must be clear. If God sent his only Son to rescue us from eternal death, he certainly won’t hesitate to give us all the spiritual nourishment we need for our lives here on earth!

 

 

Jesus is our Living Bread. Through the Eucharist, he sustains and nourishes our spiritual life in three key ways. The Eucharist motivates us to turn to Christ; it reveals Christ to us; and it transforms us into Christ.

Think about the shepherds and other townsfolk from Bethlehem who surrounded the manger on Christmas. As they stood there in the presence of the God-Man, they were all moved to love God more. Somehow, it was revealed to them that this baby was what the angel had proclaimed: the promised Messiah. And from the confines of the manger, even as a newborn baby who couldn’t say a word, Jesus transformed these people. How much more, then, do you think the Eucharist—which is just as silent and which calls forth just as much faith—can transform us and move us to love God?

Think, too, about Mary. The miracle of what was happening in and through her moved her to treasure everything she saw and heard about her child. She stored it all up in her heart and meditated upon it at every opportunity. And as a result, she began to understand—by divine revelation—God’s promises and plans for his people. This revelation made her grow stronger and stronger in her faith and in her willingness to surrender everything, even Jesus himself, to God and his will. Because she was open to God’s revelation, Mary was changed. She was transformed from glory to glory (2 Corinthians 3:18) until the day when she was finally assumed body and soul into heaven.

Be transformed today. Brothers and sisters, God has given us great promises, all of which we can experience in one way or another at Mass. The Eucharist acts like a giant magnet. It draws us to Jesus, and the more often we receive, the more powerfully we are drawn to him. The Eucharist reveals Christ—his deep mysteries, his overflowing mercy, and his incredible love. And all of these insights and experiences of God’s love move us to want to become like Jesus more and more.

 

Wanting to be like Christ is part of the equation, but we don’t always have the strength to do what we want. And that’s the other half of the equation. The Eucharist itself is God’s power active in us, transforming us into Christ. As you ponder and treasure the manger scene, ask Jesus to move in your life just as he moved in the lives of those who surrounded him two thousand years ago. When you receive the Eucharist, tell him that you want to become like him. Ask him to renew your mind and transform your life.

Have a blessed Christmas. God’s promises are for real. They are meant to help us here and now, today, in this life. The Holy Spirit wants to take these promises and make them come alive in our hearts and minds. He wants to fulfill them before our very eyes as we move through this Advent season. So may the Lord Jesus bless you in the coming weeks. May his face shine upon you so that you will know his peace and his joy.

Những Lời Hứa Bạn Có Thể Hy Vọng

Thiên Chúa muốn nâng đỡ chúng ta và ban cho chúng ta một hương vị của “niềm vui Giáng Sinh”.

Điều quan trọng là, một lời hứa chỉ đáng tin cậy bao lâu người ta thực hiện lời hứa ấy.

Cảm thức chung cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta biết người đưa ra lời hứa là người không trung thực hoặc thiếu chân thành, thì bạn sẽ không quá coi trọng những lời nói của người đó. Tuy nhiên, nếu người đó tỏ ra mình là người đáng tin cậy, trung tín và chân thành, bạn có thể xác tín hơn rằng người đó sẽ giữ lời của mình. Và như thế đó chỉ là lẽ thường tình để nói rằng khi Thiên Chúa đưa ra một lời hứa, bạn có thể chắc chắn Người sẽ hoàn trọn lời hứa đó!

Bởi vì Thiên Chúa rất đáng tin cậy, chúng ta có thể chờ đợi cách kiên nhẫn, và với niềm hy vọng lớn lao, vì Chúa Giêsu sẽ trở lại. Người đã hứa trở lại và đón chúng ta đi với Người, và Người sẽ thực hiện lời của Người. Đồng thời, trong khi chúng ta đang chờ đợi, có một số lời hứa khác mà chúng ta có thể trông cậy mỗi ngày – những lời hứa có thể nâng đỡ chúng ta và cho chúng ta niềm hy vọng cũng như định hướng cho cuộc đời của chúng ta trên trần gian này.

Trong bài viết này, chúng ta muốn nhìn vào ba lời hứa  và để chúng thấm sâu vào tâm hồn chúng ta. Vậy khi bạn đọc tiếp, hãy để những lời hứa này trở nên những gì mà vì bạn Chúa Giêsu muốn chúng trở nên: những quà tặng về sức mạnh trên trời, để chúng ta không bao giờ trở nên mệt mỏi; sự kiên quyết, để chúng ta không bao giờ bỏ cuộc; sự bình an, để chúng ta có thể đối phó với những thử thách của cuộc sống; và niềm hy vọng, để chúng ta không bao giờ quên Chúa Giêsu trung thành như thế nào.

Thiên Chúa luôn luôn làm việc vì ích lợi cho chúng ta. Hai ngàn năm trước đây, một trinh nữ trẻ được mời gọi trở nên Mẹ của Thiên Chúa. Khi sứ thần nói với Mẹ về ý định của Thiên Chúa. Đức Maria đã thưa: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (Lc 1,34). Câu trả lời của Đức Maria nói với chúng ta rằng Mẹ đã không hiểu đầy đủ những gì đang xảy ra. Ai sẽ? Tuy nhiên, trong niềm tin Mẹ đã trả lời: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).

Trong một khoảnh khắc, cuộc đời của Mẹ đã thay đổi hoàn toàn. Chắc chắn, Mẹ đã thắc mắc một số vấn đề làm Mẹ lo lắng: “Làm sao anh Giuse hiểu được? Cha mẹ mình sẽ nói gì? Bạn bè mình sẽ nghĩ gì? Liệu mình sẽ bị bỏ rơi và bị bỏ lại một mình không?” Và sự thay đổi đột ngột đã không kết thúc với sự sinh hạ kỳ diệu này. Khi các ngài (Đức Maria và Thánh Giuse) đem dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ, ngôn sứ Simêon đã nói với Đức Maria rằng sau hết vì trẻ thơ này một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Mẹ (x. Lc 2,35).

 

Khi Chúa Giêsu chỉ mới mười hai tuổi, cha mẹ đã lạc mất Người trong Đền Thờ, và phải mất ba ngày tìm kiếm các ngài mới gặp lại Người. Cho dẫu tất cả những chuyện đó xảy ra, Chúa Giêsu đã chẳng quan tâm, thậm chí Người chẳng hối tiếc gì. Người chỉ đơn giản nói với các ngài: “Con phải ở trong nhà của Cha con (Con có bổn phận ở nhà của Cha con)” (Lc 2,49). Và đây không chỉ là lần duy nhất Đức Maria chẳng nói lời nào. Nhưng Mẹ đã phản ứng thế nào mỗi lần ấy? Mẹ suy đi gẫm lại và trân quý mọi sự trong lòng mình (x. Lc 2,19.51). Và rồi, cuối cùng. Đức Maria đã cảm thấy lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn mình khi chứng kiến cảnh những người lính Rôma đóng đinh vào tay, chân Người Con duy nhất của mình và đâm một nhát giáo vào cạnh sườn Người.

 

Từ khoảnh khắc sứ thần hiện ra với Đức Maria, cuộc sống của Mẹ đã chuyển sang một hướng hoàn toàn mới và đôi khi nguy hiểm. Tuy nhiên, khi đọc lại những trang Tin Mừng, chúng ta có thể thấy rằng Thiên Chúa đã hành động vì sự tốt lành của Mẹ. Trên hết, ai đã thúc đẩy Chúa Giêsu thực hiện phép lạ đầu tiên? Chính là Đức Maria. Ai duy trì được sự tôn kính và được chúc phúc giữa tất cả các phụ nữ? Đức Maria. Ai đến để cứu giúp và chuyển cầu cho chúng ta qua sự liên kết rất thân mật với con của mình? Đức Maria.

Đức Maria là một dấu chỉ cho tất cả chúng ta. Giống như Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng mình, Mẹ khuyến khích chúng ta cưu mang Chúa Giêsu trong tâm hồn chúng ta. Qua tất cả những thách đố, thử thách và đau khổ của Mẹ, chúng ta có thể học được một điều: mọi người cưu mang Chúa Giêsu trong tâm hồn và suy gẫm những gì Người nói sẽ tìm thấy được sự tốt lành của Thiên Chúa đang hoạt động nơi họ, bất kể những tình huống khó khăn nào mà họ có thể đang phải đối diện.

Thiên Chúa sẽ luôn luôn đáp ứng những nhu cầu của chúng ta. Đức Maria thật có lý: Thánh Giuse đã có thể không hiểu những gì đang xảy ra khi Mẹ nói với ngài rằng Mẹ có thai. Thật không có gì đơn giản hơn một lời mạc khải của sứ thần để cho tâm hồn Thánh Giuse được nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chướng ngại đáng kể này chỉ mới là khởi đầu cho Giuse. Những sự đe dọa giết chết của Hêrôđê đã tỏ lộ ngay sau khi Chúa Giêsu ra đời, đã đòi hỏi Thánh Giuse phải thay đổi mọi kế hoạch của mình cho gia đình mới của ngài. Ngài đã phải rời bỏ nhà cửa, công việc, gia đình và bạn bè của mình, rồi phải đi đến Ai Cập nơi ngài sẽ phải tìm kiếm việc làm và nuôi dưỡng con trai mình như một người ngoại kiều.

Hãy chỉ tưởng tượng áp lực của việc di chuyển, tìm kiếm một căn nhà mới và một công việc mới, cùng với trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc người bạn đời và con nhỏ. Bằng cách nào đó, Thánh Gia đã vượt qua khủng hoảng này. Thiên Chúa đã đáp ứng các nhu cầu của các ngài.

Trong cuộc sống của mỗi người, sẽ có lúc chúng ta chạnh lòng tự hỏi: “Làm cách nào để cuộc khủng hoảng hóc búa này được giải quyết?” Những trở ngại dường như bao trùm, và dường như không có chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm. Chính những lúc này chúng ta có thể nhìn lên Thánh Giuse để có được sự can đảm và nguồn cảm hứng (hy vọng).

Ai trong số chúng ta có thể không cảm thấy ý thức về những khó khăn mà chúng ta đang đối diện – những thử thách như sự nghèo đói, bệnh tật, sự bắt bớ và sự lạm dụng? Tuy nhiên, ngay cả khi tình huống của chúng ta không tạo nên cảm thức, chúng ta có thể vẫn cậy trông vào lời hứa vĩ đại này: “Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha [tiếc],… lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,31.32).

Hãy xác tín vào lời hứa này và bạn sẽ tìm thấy chính mình đang nói cùng với Thánh Phaolô: “Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).

Chúa Giêsu sẽ luôn luôn nuôi dưỡng chúng ta bằng Bánh Hằng Sống. Mầu nhiệm Nhập Thể – Thiên Chúa đã trở nên  người phàm – là một quà tặng tuyệt vời mà chúng ta cử hành mỗi mùa Giáng Sinh. Hành động này, tràn đầy lòng thương xót, ân sủng và quyền năng của Thiên Chúa, cho chúng ta thấy phạm vi của tình yêu của Người: Thiên Chúa Toàn Năng đã sai Người Con duy nhất của Người đến cứu độ chúng ta! Nhưng chúng ta phải xác tín. Nếu Thiên Chúa đã sai Người Con duy nhất của Người đến cứu độ chúng ta khỏi cái chết đời đời, thì chắc chắn Người sẽ không do dự để ban cho chúng ta tất cả những lương thực thiêng liêng mà chúng ta cần cho cuộc sống của chúng ta trên trần gian này!

Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống của chúng ta. Qua Bí tích Thánh Thể, Người nâng đỡ và nuôi dưỡng cuộc sống thiêng liêng của chúng ta bằng ba cách chính yếu. Thánh Thể thúc đẩy chúng ta hướng về Chúa Kitô; Thánh Thể mạc khải Chúa Kitô cho chúng ta; và Thánh Thể biến đổi chúng ta thành Chúa Kitô.

Hãy nghĩ về các mục đồng và những người dân thành thị khác từ Bêlem đã đến bao quanh máng cỏ vào ngày Giáng Sinh. Khi họ đứng ở đó trước sự hiện diện của Thiên Chúa-Làm Người, tất cả họ đều đã được đánh động để yêu mến Chúa nhiều hơn. Một cách nào đó, điều đó đã được tỏ lộ cho họ rằng trẻ thơ này chính là những gì mà sứ thần đã công bố: Đấng Mêsia đã được hứa ban. Và từ những giới hạn của máng cỏ, ngay cả khi một trẻ thơ mới sinh không thể nói một lời, Chúa Giêsu đã biến đổi những con người này. Rồi còn nhiều hơn biết chừng nào, bạn nghĩ xem Bí tích Thánh Thể – chỉ thinh lặng như thế mà khơi gợi nhiều niềm tin – có thể biến đổi chúng ta và thúc đẩy chúng ta yêu mến Thiên Chúa?

Bạn cũng hãy nghĩ về Đức Maria. Sự kỳ diệu về những gì đang xảy ra trong và qua Mẹ đã thúc đẩy Mẹ trân quý tất cả những gì Mẹ thấy và nghe về Người Con của mình. Mẹ giữ lấy tất cả trong lòng và suy gẫm về những điều đó bất cứ khi nào có thể. Và kết quả là, Mẹ đã bắt đầu hiểu – nhờ sự mạc khải thiêng liêng – những lời hứa và kế hoạch của Thiên Chúa dành cho dân của Người. Mạc khải này đã làm cho Mẹ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong niềm tin và trong sự sẵn sàng phó thác mọi sự, ngay cả chính Chúa Giêsu, cho Thiên Chúa và thánh ý của Người. Bởi vì Mẹ đã mở lòng mình ra với sự mạc khải của Thiên Chúa. Đức Maria đã được biến đổi. Mẹ đã được biến đổi từ vinh quang đến vinh quang (x. 2 Cr 3,18) cho đến ngày cuối cùng Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác.

 

Được Biến Đổi Hôm Nay. Anh chị em thân mến, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những lời hứa vĩ đại, tất cả những gì mà chúng ta có thể cảm nghiệm cách này hay cách khác trong Thánh Lễ. Bí tích Thánh Thể vận hành như một thỏi nam châm phi thường. Thánh Thể kéo chúng ta đến với Chúa Giêsu và chúng ta càng thường xuyên đón nhận Thánh Thể, chúng ta càng được lôi kéo đến với Người cách mạnh mẽ hơn. Bí tích Thánh Thể mạc khải Chúa Kitô – những mầu nhiệm sâu sắc, lòng thương xót chan chứa và tình yêu không thể tin được của Người. Và tất cả những nhận thức và cảm nghiệm này về tình yêu của Thiên Chúa đều thúc đẩy chúng ta muốn trở nên giống Chúa Giêsu ngày một nhiều hơn.

Muốn trở nên như Chúa Kitô là một phần của phương trình, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có sức mạnh để làm điều chúng ta muốn. Và đó là một nửa khác của phương trình. Chính Bí tích Thánh Thể là sức mạnh chủ động của Thiên Chúa trong chúng ta, biến đổi chúng ta thành Chúa Kitô. Khi bạn suy gẫm và trân quý khung cảnh máng cỏ, hãy xin Chúa Giêsu tác động trong cuộc đời của bạn giống như Người đã tác động trong cuộc sống của những người đã bao quanh Người hai ngàn năm trước. Khi bạn lãnh nhận Thánh Thể, bạn hãy thưa với Người rằng bạn muốn trở nên giống như Người. Hãy xin Người đổi mới tâm trí bạn và biến đổi cuộc sống của bạn.

 Chúc một Lễ Giáng Sinh phúc lành. Những lời hứa của Thiên Chúa là có thực. Những lời hứa ấy nhằm giúp chúng ta ở đây và bây giờ, hôm nay, trong cuộc sống này. Chúa Thánh Thần muốn nhận lấy những lời hứa này và làm cho chúng trở nên sống động trong tâm hồn và tâm trí chúng ta. Người muốn hoàn thành những lời hứa ấy ngay trước mắt chúng ta khi chúng ta đi qua mùa Vọng này. Vì thế, nguyện xin Chúa Giêsu chúc lành cho bạn trong những tuần lễ sắp tới. Nguyện xin cho khuôn mặt của Người chiếu sáng trên bạn để bạn sẽ nhận biết sự bình an và niềm vui của Người.

Comments are closed.

phone-icon