Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Saturday, August 26, 2023
Whoever humbles oneself will be exalted Scripture: Matthew 23:1-12 1 Then said Jesus to the crowds and to his disciples, 2 “The scribes and the Pharisees sit on Moses’ seat; 3 so practice and observe whatever they tell you, but not what they do; for they preach, but do not practice. 4 They bind heavy burdens, hard to bear, and lay them on men’s shoulders; but they themselves will not move them with their finger. 5 They do all their deeds to be seen by men; for they make their phylacteries broad and their fringes long, 6 and they love the place of honor at feasts and the best seats in the synagogues, 7 and salutations in the market places, and being called rabbi by men. 8 But you are not to be called rabbi, for you have one teacher, and you are all brethren. 9 And call no man your father on earth, for you have one Father, who is in heaven. 10 Neither be called masters, for you have one master, the Christ. 11 He who is greatest among you shall be your servant; 12 whoever exalts himself will be humbled, and whoever humbles himself will be exalted. |
Thứ Bảy, ngày 26.08.2023
Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên Mt 23, 1-12 1 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:2 “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy.3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.6 Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “ráp-bi”.8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “ráp-bi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô.11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. |
Meditation: Who doesn’t desire the praise and respect of others? We want others to see us at our best with all of our strengths and achievements – rather than at our worst with all of our faults and shortcomings. God sees us as we truly are – sinners and beggars always in need of his mercy, help, and guidance. Jesus warned the scribes and Pharisees, the teachers and rulers of Israel, to teach and serve their people with humility and sincerity rather than with pride and self-promotion. They went to great lengths to draw attention to their religious status and practices. In a way they wanted to be good models of observant Jews. “See how well we observe all the ritual rules and regulations of our religion!” In their misguided zeal for religion they sought recognition and honor for themselves rather than for God. They made the practice of their faith a burden rather than a joy for the people they were supposed to serve.
True respect for God inclines us to humble ourselves and to submit to his wisdom and guidance. We cannot be taught by God unless we first learn to listen to his word and then obey his instruction. One Father and Teacher Was Jesus against calling anyone a rabbi, the Jewish title for a teacher of God’s word (Matthew 23:7-8), or a father? The law of Moses in Scripture specifically instructed all fathers to be teachers and instructors for their children to help them understand and obey God’s instructions (Deuteronomy 6:7)? Why did Jesus rebuke the scribes and Pharisees, the religious authorities of the Jewish people, in the presence of his disciples? Jesus wanted to warn both his own disciples and the religious leaders about the temptation to seek honors and titles that draw attention to ourselves in place of God and his word. Pride tempts us to put ourselves first above others. The Scriptures give ample warning about the danger of self-seeking pride: Pride goes before destruction, and a haughty spirit before a fall (Proverbs 16:18). God opposes the proud, but gives grace to the humble (James 4:6; Proverbs 3:24). Origen of Alexandria (185-254 AD), an early Christian teacher and bible scholar, reminds those who teach and lead to remember that they are first and foremost “disciples” and “servants” who sit at the feet of their Master and Teacher the Lord Jesus Christ: “You have one teacher, and you are all brothers to each other…Whoever ministers with the divine word does not put himself forward to be called teacher, for he knows that when he performs well it is Christ who is within him. He should only call himself servant according to the command of Christ, saying, Whoever is greater among you, let him be the servant of all.” True humility Respect for God and for his ways inclines us to humility and to simplicity of heart – the willing readiness to seek the one true good who is God himself. What is the nature of true humility and why should we embrace it as essential for our lives? We can easily mistake humility as something demeaning or harmful to our sense of well-being and feeling good about ourselves. True humility is not feeling bad about yourself, or having a low opinion of yourself, or thinking of yourself as inferior to all others. True humility frees us from preoccupation with ourselves, whereas a low self-opinion tends to focus our attention on ourselves. Humility is truth in self-understanding and truth in action. Viewing ourselves honestly, with sober judgment, means seeing ourselves the way God sees us (Psalm 139:1-4). A humble person makes a realistic assessment of oneself without illusion or pretense to be something one is not. A truly humble person regards oneself neither smaller nor larger than one truly is. True humility frees us to be ourselves as God regards us and to avoid falling into despair and pride. A humble person does not want to wear a mask or put on a facade in order to look good to others. Such a person is not swayed by accidentals, such as fame, reputation, success, or failure. Do you know the joy of Christ-like humility and simplicity of heart? Humility is the queen or foundation of all the other virtues because it enables us to see and judge correctly, the way God sees. Humility helps us to be teachable so we can acquire true knowledge, wisdom, and an honest view of reality. It directs our energy, zeal, and will to give ourselves to something greater than ourselves. Humility frees us to love and serve others willingly and selflessly, for their own sake, rather than for our own. Paul the Apostle gives us the greatest example and model of humility in the person of Jesus Christ, who emptied himself, taking the form of a servant, and… who humbled himself and became obedient unto death, even death on a cross (Philippians 2:7-8). Do you want to be a servant as Jesus loved and served others? The Lord Jesus gives us his heart – the heart of a servant who seeks the good of others and puts their interests first in his care and concern for them. “Lord Jesus, you became a servant for my sake to set me free from the tyranny of selfish pride and self-concern. Teach me to be humble as you are humble and to love others generously with selfless service and kindness.” |
Suy niệm: Ai lại không ao ước lời khen ngợi và sự kính trọng của người khác? Chúng ta muốn người khác nhìn mình lúc chúng ta tốt nhất với tất cả những năng lực và thành tựu của mình – hơn là lúc chúng ta tệ nhất với tất cả những lầm lỗi và thiếu sót của mình. Thiên Chúa nhìn thấy chúng ta như chúng ta thật sự là – những tội nhân và những người luôn cần đến lòng thương xót, sự trợ giúp, và sự hướng dẫn của Người. Ðức Giêsu đã cảnh báo các luật sĩ và Pharisêu, các thầy dạy và các nhà lãnh đạo của Israel phải dạy dỗ và phục vụ dân mình với sự khiêm tốn và chân thành hơn là với sự kiêu căng và sự tự cao tự đại. Họ còn đi xa hơn nữa bằng cách lôi kéo sự chú ý vào địa vị tôn giáo và những thực hành đạo đức của họ. Bằng cách này, họ muốn làm những mẫu mực tốt về sự tuân giữ luật lệ Do Thái. “Hãy xem chúng tôi tuân giữ tất cả mọi luật lệ nghi thức và tôn giáo chu đáo biết chừng nào!” Trong sự nhiệt thành sai lạc của mình về tôn giáo, họ tìm kiếm sự kính trọng và vinh dự cho riêng mình hơn là cho Thiên Chúa. Họ khiến cho sự thực hành đức tin của mình thành gánh nặng hơn là niềm vui cho dân chúng mà lẽ ra họ phải phục vụ.
Lòng kính trọng đích thật dành cho Thiên Chúa giúp chúng ta tự hạ và suy phục giáo huấn của Người. Chúng ta không thể được Thiên Chúa dạy dỗ trừ khi trước hết chúng ta học cách lắng nghe lời Người sau đó mới vâng phục sự chỉ dẫn của Người. Một Cha và một Thầy Đức Giêsu có cấm người ta gọi ai đó là thầy, danh xưng Do Thái dành cho thầy dạy lời Chúa (Mt 23,7-8) hoặc là cha không? Luật Moisen trong Kinh thánh đặc biệt chỉ định tất cả người cha đều là thầy và người hướng dẫn cho con cái để giúp họ hiểu và vâng phục các chỉ dẫn của Thiên Chúa (Đnl 6,7). Tại sao Đức Giêsu khiển trách các kinh sư và người Phariseu, các nhà cầm quyền tôn giáo của dân Do Thái, trước sự có mặt của các môn đệ? Đức Giêsu dường như đang cảnh cáo cả hai: các môn đệ của Người và những người lãnh đạo tôn giáo về sự cám dỗ tìm kiếm danh hiệu và sự kính trọng để lôi kéo sự chú ý về mình thay vì cho Thiên Chúa và lời Chúa. Kiêu ngạo cám dỗ chúng ta coi mình hơn tất cả những người khác. Kinh thánh đưa ra lời cảnh cáo mạnh mẽ về mối nguy hiểm của lòng kiêu ngạo tự tìm kiếm tư lợi: “Kiêu căng đưa tới sụp đỗ, ngạo mạn dẫn đến té nhào” (Cn 16,18). “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, và ban ơn cho những kẻ khiêm nhường” (Cn 3,24; Gc 4,6). Origen thành Alexandria (185-254 AD), một giáo phụ và nhà chú giải Kinh thánh, nhắc nhở những ai dạy dỗ và hướng dẫn hãy nhớ trước hết và trên hết, họ phải là những “môn đệ” và “tôi tớ” ngồi dưới chân Chúa và Thầy dạy của mình là Chúa Giêsu Kitô: “Anh em chỉ có một thầy còn tất cả anh em là anh em với nhau… Ai phục vụ lời Chúa sẽ không mong đợi mình được gọi là thầy, vì họ biết rằng khi họ thực hiện tốt thì đó chính là Đức Kitô đang ở trong họ. Họ phải gọi mình là tôi tớ dựa vào lệnh truyền của Đức Kitô “Ai muốn làm lớn trong anh em, hãy làm đầy tớ cho anh em”. Khiêm nhường đích thật Tôn kính Thiên Chúa và các đường lối của Người hướng chúng ta đến sự khiêm nhường và hiền lành trong lòng – sự vui lòng tự nguyện tìm kiếm Đấng thật sự tốt lành là chính Thiên Chúa. Bản tính của khiêm nhường thật sự là gì và tại sao chúng ta phải đón nhận nó như sự cần thiết cho đời sống chúng ta? Chúng ta có thể dễ dàng hiểu lầm khiêm nhường là điều gì đó làm mất giá trị hay gây hại cho cảm thức phúc lợi và nghĩ tốt về mình. Khiêm nhường đích thật không nghĩ xấu về mình, hay có quan niệm hạ thấp mình, hay nghĩ mình thấp hèn hơn mọi người khác. Khiêm nhường thật sự giải thoát chúng ta khỏi mối bận tâm về mình, bởi vì sự cố chấp thấp hèn có xu hướng lôi kéo sự chú ý về phía mình. Khiêm nhường là thành thật trong việc tự biết mình và thành thật trong hành động. Việc nhìn mình cách chân thành, với sự xét đoán đúng mức, tức là nhìn mình theo cách Thiên Chúa nhìn mình (Tv 139,1-4). Người khiêm nhường đánh giá đúng mức về mình, không có sự ảo tưởng hay làm ra vẻ là gì đó mà mình không có. Người khiêm nhường thật sự nhìn mình không nhỏ hơn hay lớn hơn mình thật sự là. Khiêm nhường thật sự giúp chúng ta trở nên chính mình như Thiên Chúa mong đợi chúng ta không rơi vào sự tuyệt vọng hay kiêu căng. Người khiêm nhường không muốn đeo mặt nạ hay vẻ bề ngoài để nhìn tốt lành trước kẻ khác. Người như vậy không bị dao động trước những gì phụ thuộc, như tiếng đồn, danh tiếng, thành công hay thất bại. Bạn có biết niềm vui của tính khiêm nhường và hiền lành trong lòng như Đức Kitô không? Khiêm nhường là nữ hoàng hay nền tảng của tất cả các nhân đức khác bởi vì nó giúp chúng ta nhìn và phán đoán đúng đắn theo cách Thiên Chúa nhìn. Khiêm nhường giúp chúng ta trở nên ngoan ngoãn hầu chúng ta có thể có được sự hiểu biết, khôn ngoan đích thật, và cái nhìn thành thật về thực tại. Nó định hướng cho sức lực, nhiệt tâm, và ý chí chúng ta để đưa chúng ta tới điều gì đó cao quý hơn chính mình. Khiêm nhường giúp chúng ta tự do yêu thương và phục vụ người khác cách tự nguyên và vị tha, cho lợi ích của họ hơn là cho chính mình. Thánh Phaolo tông đồ cho chúng ta một minh chứng và gương mẫu tuyệt vời nhất về tính khiêm nhường nơi con người của Đức Giêsu Kitô: Đấng đã hủy bỏ chính mình, mặc lấy thân nô lệ, và… Đấng đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl 2,7-8). Bạn có muốn trở nên người tôi tớ như Đức Giêsu đã yêu thương và phục vụ người khác không? Chúa Giêsu ban cho chúng ta trái tim của Người – trái tim của người tôi tớ, người tìm kiếm lợi ích cho người khác và đặt lợi ích của họ lên hàng đầu trong mối ưu tư và quan tâm cho họ. “Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trở nên người tôi tớ vì con để giải thoát con khỏi sự thống trị của tính kiêu ngạo ích kỷ và tự cao tự đại. Xin dạy con khiêm nhường như Chúa khiêm nhường và yêu thương người khác cách quảng đại với sự phục vụ và lòng nhân hậu vị tha.” |