The Holy Spirit will teach you what to say – SN ngày 21.10.2023

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: 
www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Saturday, October 21, 2023

“The Holy Spirit will teach you what to say”

Scripture:  Luke 12:8-12 

8 “And I tell you, every one who acknowledges me before men, the Son of man also will acknowledge before the angels of God; 9 but he who denies me before men will be denied before the angels of God. 10 And every one who speaks a word against the Son of man will be forgiven; but he who blasphemes against the Holy Spirit will not be  forgiven. 11 And when they bring you before the synagogues and the rulers and the authorities, do not be anxious how or what you are to answer or what you are to say; 12 for the Holy Spirit will teach you in that very hour what you ought to say.”

Thứ Bảy, ngày 21.10.2023   

Chúa Thánh Thần sẽ dạy anh em phải nói điều gì

Lc 12,8-12

8 “Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.9 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.10 “Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha.11 “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì,12 vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói.”

Meditation: What is the unforgivable sin which Jesus warns us to avoid? Jesus knows that his disciples will be tested and he assures them that the Holy Spirit will give them what they need in their time of adversity and temptation. He warns them, however, that it’s possible to reject the grace of God – his favor, blessing, and help – and to fall into apostasy – giving up our faith and loyalty to Jesus Christ out of fear (being a coward), pride, or disbelief (refusing to believe and trust in the Lord Jesus). The scriptural expression to deny someone means to disown them – to have nothing to do with them anymore. 

Do not reject the gift and help of the Holy Spirit

Jesus also speaks against blaspheming the Holy Spirit. What is blasphemy and why is it reprehensible (extremely bad and deserving severe rebuke)? Blasphemy consists in uttering against God, inwardly or outwardly, words of hatred, reproach, or defiance. It’s contrary to the honor and respect we owe to God (who is our Father, Creator, and Savior) and to his holy name. Jesus speaks of blaspheming against the Holy Spirit as the unforgivable sin. Jesus spoke about this sin immediately after the scribes and Pharisees had attributed his miracles to the work of the devil instead of to God.

Do you trust in God’s help and deliverance?

A sin can only be unforgivable if repentance (admitting wrongdoing and asking forgiveness) is impossible. If someone repeatedly closes his or her heart to God and shuts their ear to his voice, they come to a point where they can no longer recognize God even when God makes his word and presence known to them. Such a person ends up perceiving evil as good and good as evil (Isaiah 5:20). To fear such a sin, however, signals that one is not dead to God and is conscious of the need for God’s merciful help and strength. 

There are no limits to the mercy of God, but we can reject his mercy by refusing to ask God’s pardon for our wrongdoing and by refusing to accept the help he gives us to turn away from sin and from whatever would keep us from doing his will. God gives sufficient grace (his favor and mercy towards us) and he gives sufficient help (his wisdom and strength) to all who humbly call upon him. Giving up on God and refusing to turn away from sin and disbelief results from our own sinful pride, stubborn will, and the loss of hope in God’s promises.God never turns a deaf ear to those who seek his help and listen to his voice – his word of hope, pardon, and freedom from sin and oppression. 

Our hope and confidence come from God

What is the basis of our hope and confidence in God? It is the free gift of his beloved Son, the Lord Jesus Christ, who gave his life for our sake and who now intercedes for us at the right hand of the throne of God’s mercy (Hebrews 4:14-15). John the Evangelist tells us that “God so loved the world that he gave his only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life” (John 3:16). 

Jesus’ death on the cross won for us new life and freedom to live as men and women of faith, hope, and love. That is why Jesus offers us the gift and power of the Holy Spirit (Luke 11:13) who enables us to live each day as God’s beloved children – his sons and daughters. The love and mercy of Jesus Christ, the forgiveness of sins, and the gift of the Holy Spirit are freely given to all who acknowledge Jesus as their Lord and Savior. Is your hope securely placed in the Lord Jesus and his victory on the cross?

“Lord Jesus, you are my hope and my salvation. May I never waver in my hope and trust in your merciful help and strength. Let the fire of your Holy Spirit burn in my heart and fill me with a consuming love for you.”

Suy niệm: Tội không thể tha thứ nào mà Đức Giêsu cảnh báo chúng ta phải tránh? Đức Giêsu biết rằng các môn đệ sẽ bị thử thách, và Người bảo đảm với họ rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban cho họ những gì cần thiết trong lúc gặp nghịch cảnh. Tuy nhiên, Người cảnh báo họ rằng người ta có thể chống lại ơn sủng Chúa – ơn sủng, phúc lành, và sự trợ giúp – ngã vào sự bỏ đạo – và chối bỏ niềm tin của mình và trung thành với Đức Giêsu Kitô vì sự sợ hãi (hèn nhát), kiêu ngạo, hay không tin (từ chối tin cậy vào Chúa Giêsu). Thành ngữ trong Kinh thánh để phủ nhận ai nghĩa là chối bỏ họ – chẳng có gì liên quan tới họ nữa.

Đừng khước từ ơn sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần

Đức Giêsu cũng đề cập đến việc nói phạm đến Chúa Thánh Thần. Nói lộng ngôn là gì và tại sao nó đáng bị khiển trách? Nói lộng ngôn nghĩa là nói xúc phạm đến Chúa, bên trong hoặc bên ngoài, với những lời lẽ thù ghét, chỉ trích, hay thách thức. Nó trái ngược với lòng tôn kính Thiên Chúa và thánh danh Người. Đức Giêsu nói tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội không thể tha thứ. Đức Giêsu nói về tội này ngay sau khi các kinh sư và những người Pharisêu quy chiếu các phép lạ của Chúa là công việc của ma quỷ thay vì của Thiên Chúa.

Bạn có tin vào sự trợ giúp và giải thoát của TC không?

Tội không thể được tha thứ chỉ khi nào người ta không chịu thống hối ăn năn. Nếu họ cứ tiếp tục đóng cửa lòng với Chúa, và bịt tai với tiếng nói của Người, họ sẽ đi đến chỗ không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, thậm chí khi Người tỏ mình ra. Một người như vậy sẽ đi đến kết quả là xem cái tốt như cái xấu, và cái xấu như cái tốt (Is 5,20). Tuy nhiên, lòng sợ tội như thế là dấu chỉ cho thấy người ta chưa bị tê liệt với Chúa, và vẫn còn ý thức sự cần thiết trợ giúp và sức mạnh thương xót của Chúa.

Lòng thương xót Chúa không có giới hạn, nhưng chúng ta có thể khước từ lòng thương xót của Người bằng việc từ chối đón nhận sự trợ giúp Người ban cho chúng ta để quay lưng lại với tội lỗi và những gì ngăn cản chúng ta thực thi ý Người. Thiên Chúa ban đủ ơn sủng (ơn sủng và lòng thương xót với chúng ta) và Người ban đủ sự trợ giúp (sự khôn ngoan và sức mạnh của Người) cho tất cả những ai khiêm tốn cầu xin Người. Chối bỏ Chúa, từ chối từ bỏ tội lỗi và sự cứng tin là kết quả của sự kiêu ngạo tội lỗi, ý chí bướng bỉnh, và mất hy vọng vào những lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ bịt tai trước những ai tìm kiếm sự trợ giúp của Người và lắng nghe tiếng Người (lời hy vọng, tha thứ, và giải thoát).

Niềm tin và hy vọng của chúng ta đến từ TC

Đâu là nền tảng của niềm hy vọng và lòng tin vào Thiên Chúa? Đó chính là ơn nhưng không của Con yêu dấu, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình vì phần rỗi chúng ta và giờ đây đang thỉnh cầu cho chúng ta bên hữu ngai tòa thương xót của Thiên Chúa (Hr 4,14-15). Thánh sử Gioan nói với chúng ta rằng: “Thiên Chúa quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một mình, để những ai tin cậy Người sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).

Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá đem lại cho chúng ta sự sống mới và tự do sống như những con người của đức tin, đức cậy, và đức mến. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu ban cho chúng ta ơn sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Lc 11,13), Đấng giúp chúng ta sống mỗi ngày như những người con của Thiên Chúa. Tình yêu và lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô, ơn tha thứ các tội lỗi, và ơn sủng của CTT được ban cách nhưng không cho tất cả những ai nhận biết Đức Giêsu là Chúa và là Đấng cứu độ. Niềm hy vọng của bạn nơi Đức Kitô và sự chiến thắng trên thập giá của Người có chắc chắn không?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là niềm hy vọng và là ơn cứu độ của con. Chớ gì con luôn tin tưởng Chúa và cậy dựa vào ơn sủng Chúa trong những khi thử thách và cám dỗ. Xin Chúa đốt lên trong lòng con ngọn lửa của Thánh Thần, và lấp đầy lòng con với một tình yêu nóng bỏng vì Chúa.

 

Comments are closed.

phone-icon