Tác giả: Fr. Mike Schmitz
Theo Word Among Us
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Never underestimate the value of time.
In 1977, two psychologists, Daniel Kahneman and Amos Tversky, conducted a study to prove how easy it can be to underestimate how much time it will take to accomplish a task. They called it the “planning fallacy.” In this study, they found that humans have a tendency to disregard historical data when it comes to making predictions. Even though we may have done the same project before and it took us a certain amount of time, we think it will take us less time the next time we do it. In fact, we think it will take us half the time it will actually take. A few years later, a woman was writing an article about this planning fallacy, and she discovered that she, too, was guilty of it. She tells how she painted five rooms in her house. When she began with the first room, she thought, “It’ll take me a weekend. It’s not a big room.” But it took her a month. So when she went to paint the second room, she said, “Okay, I know the last room took me a month, but now that I’ve done it once, this room should take me only a weekend.” It took her a month. So the third time she said, “Okay, I’m not going to be fooled this time. Now that I really know how to do this, I’m sure it will take me only one weekend.” It took her a month. The same thing happened for each of the five rooms she painted. It Just Takes Time. We cannot underestimate how long it will take to become who God needs us to be. If this is the project of our lives, we have to be prepared to actually let it take our entire lives. So who does God need us to be? He needs us to be the kind of people who love heroically. He needs us to be the kind of people who can trust heroically. And love and trust are two things that have to grow. I wish you could just wave a wand over someone and make them more trusting or make them love deeply. But you can’t. No matter how badly we want it to be done right away, it takes time. I once had a couple ask me to preside over their wedding on the one-year anniversary of the day they started dating. They had been dating for about four months at that time, and they told me, “Father, we know we were meant to be married.” “But you have to have the big conversations,” I told them. They said, “We’ve already had the big conversations. What do you think we were doing the first four months of our relationship?” I had to tell them “no” in the kindest, gentlest way. We negotiated the date because the reality is that there are some things that only time can reveal. Times of Silence. The Bible is full of stories of people who had to wait. Some even had to live through times when it seemed as if God wasn’t doing anything for them. They cried out because they felt they were waiting a long time for God to act. One of these people was Daniel. In Daniel, chapter 10, he tells of a vision he had in which he saw this massive war where there was so much destruction and death that he felt as if he might die just looking at it. Afterward, he says, he mourned for three full weeks: “I ate no savory food, took no meat or wine, and did not anoint myself at all until the end of the three weeks” (Daniel 10:3). During this whole time, Daniel prayed and begged God to show him what the vision meant. But God seemed to be silent. But then on the twenty-fourth day, Daniel looked up and saw an angel, who told him what the vision meant. You see, God already knew Daniel’s need, but Daniel didn’t know that. He had to wait for God to answer, and there were times it felt as if no answer would come. But the truth is, we cannot underestimate what God is doing when it seems that God is doing nothing – because his silence is not the same thing as his absence. Sometimes, in fact, his silence is absolutely necessary. If you’ve ever tried to grow Chinese bamboo, you can get a sense of what I mean. You plant the seed, and you water it and make sure it has everything it needs. Nothing happens for the first year, so you keep taking care of the soil. Nothing happens the second or the third or the fourth year. Actually, something is happening, but you just can’t see it. For those four years, that seed has been setting out a root system that goes so wide and goes so deep underground that when the fifth year comes, that bamboo seed sprouts and grows to ninety feet in five weeks. When it seemed like that seed was doing nothing, something necessary was happening. The same is true for us. While we’re waiting, God is doing something in the silence that he couldn’t do without that silence. He is doing something in our brokenness that he couldn’t do without that brokenness. He is doing something in the darkness that he couldn’t do without that darkness. He is making us into people who can trust. You can’t trust unless you need to trust, and that’s how he uses the times of darkness and silence and brokenness. Turn the Page. But what should we do in those times when we’re waiting, and God seems to be doing nothing? Turn the page. Have you ever been reading a book, and you get to a part where something really bad happens to your favorite character, and you just stop reading and throw it against the wall? But then you pick it up again, and you keep reading because you want to know what comes next. Just because something terrible has happened doesn’t mean you abandon the story. It means you turn the page. The last book of the Old Testament is the Book of the prophet Malachi. If you were to stop reading the Bible at the end of Malachi, you’d probably be pretty disappointed. You’d wonder what happened to all the things God had promised he would do. But if you just turned the page – just one single page – you would come to the Gospel of Matthew and the story of God fulfilling all these promises. There’s a passage in the Book of Isaiah that says, “The people who walked in darkness have seen a great light” (9:1). The people weren’t just standing in the darkness; they were walking through it. The philosopher Søren Kierkegaard said something similar when he said that life can only be understood backward, but it must be lived forward. We can truly understand our life only when we’ve already lived through it and look back to see everything that has happened over all those years. Until then, we have to live it forward. We have to keep walking. We have to finish the story because there’s no way to know how the story is going to end until the story has actually ended. “In the End…” Earlier in that prophecy from Isaiah, he says, “Where once [God] degraded the land of Zebulun and the land of Naphtali, now he has glorified the… land across the Jordan” (8:23). The land that was once degraded has been lifted up and transformed. It didn’t happen immediately after it was degraded. It happened years and years later, when Jesus came to live in it. So are you okay if you have to endure a time of suffering if you know that God will restore you in the end? We know that healing and reconciliation and recovery are not the only possible outcomes when we are suffering. Death is a possible outcome. Losing a spouse is a possible outcome. Lifelong illness is a very real possibility. But God is still present in those things. He is still active even when my chapter is over. The story still goes on long after we have met the Lord. The Catechism sums up the hope we have, even when we find ourselves walking in darkness. In the end, it says, “we shall know the ultimate meaning of the whole work of creation.” In the end, we will “understand the marvelous ways by which God’s Providence led everything towards its final end.” In the end, “The Last Judgment will reveal that [God’s] justice triumphs over all the injustices committed by his creatures and that God’s love is stronger than death” (1040). May we never underestimate what God is doing when it seemed that he was doing nothing. ____________ This is an excerpt from Walking with God in the Unimpressive Seasons of Life by Fr. Mike Schmitz (The Word Among Us Press, 2023), available from wau.org/books. |
Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của thời gian
Vào năm 1977, hai nhà tâm lý học, Daniel Kahneman và Amos Tversky, đã thực hiện một nghiên cứu để chứng minh người ta rất dễ dàng đánh giá thấp thời gian cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ. Họ gọi đó là “sai lầm trong việc lập kế hoạch”. Trong nghiên cứu này, họ đã tìm ra rằng con người có khuynh hướng coi thường những dữ liệu lịch sử khi đưa ra những tiên đoán. Mặc dù chúng ta có thể đã thực hiện cùng một dự án trước đó và đã mất một lượng thời gian chắc chắn, nhưng chúng ta nghĩ sẽ mất ít thời gian hơn trong lần thực hiện kế tiếp. Thực vậy, chúng ta nghĩ chúng ta sẽ mất nửa thời gian thực sự cần. Một vài năm sau đó, một người phụ nữ viết một bài báo về sai lầm trong việc lập kế hoạch và chị khám phá ra rằng chị cũng mắc sai lầm về điều đó. Chị nói cách chị đã sơn năm căn phòng trong căn nhà của chị như thế nào. Khi chị bắt đầu với căn phòng thứ nhất, chị nghĩ: “Tôi sẽ mất một tuần. Đó không phải là một căn phòng lớn”. Nhưng nó đã làm chị mất một tháng. Vì thế khi chị đi sơn căn phòng thứ hai, chị nói: “Ok, tôi biết căn phòng cuối cùng cần một tháng để hoàn tất, nhưng giờ đây tôi đã từng làm nên căn phòng này tôi chỉ cần một tuần”. Chị đã mất một tháng. Vậy lần thứ ba chị nói: “Ok, tôi sẽ không ngớ ngẩn lần này. Giờ đây tôi thực sự biết cách làm căn phòng này, tôi chắc chắn tôi chỉ mất một tuần”. Nhưng chị đã mất một tháng. Điều tương tự đã xảy ra cho cả năm căn phòng mà chị đã sơn. Chỉ Cần Thời Gian. Chúng ta không thể đánh giá thấp thời gian cần thiết để trở thành con người mà Thiên Chúa cần chúng ta trở thành. Nếu đây là một dự án của cuộc sống chúng ta, chúng ta phải được chuẩn bị để thực sự dành toàn bộ cuộc sống chúng ta cho điều đó. Vậy Thiên Chúa cần chúng ta trở thành người thế nào? Người cần chúng ta trở thành những con người biết yêu thương cách anh hùng. Người cần chúng ta trở thành kiểu người có thể tin tưởng cách anh hùng. Tình yêu và lòng tin tưởng là hai điều phải phát triển. Tôi ước mong bạn có thể vung đũa thần trên ai đó và khiến họ tin tưởng hơn hoặc làm cho họ yêu thương cách sâu sắc hơn. Nhưng bạn không thể. Cho dù chúng ta muốn thực hiện điều đó ngay lập tức, chúng ta cần thời gian. Có lần một cặp đôi xin tôi chủ trì lễ cưới cho họ vào đúng dịp kỷ niệm một năm ngày họ bắt đầu hẹn hò. Lúc đó họ đã hẹn hò được khoảng bốn tháng và họ nói với tôi: “Thưa Cha, chúng con biết chúng con đã có ý định sẵn sàng kết hôn”. Tôi nói họ: “Nhưng chúng con phải bàn thảo kỹ lưỡng”. Họ trả lời: Chúng con đã bàn luận kỹ càng. Cha nghĩ chúng con đã làm gì trong bốn tháng đầu tiên của mối quan hệ của chúng con?”. Nhưng tôi đã phải nói với họ “không” trong cách tử tế, nhẹ nhàng nhất. Chúng tôi đã thương lượng về ngày này vì thực tế có một số điều mà chỉ thời gian mới có thể tỏ lộ. Thời Kỳ Thinh Lặng. Thánh Kinh đầy những câu chuyện về những người đã phải chờ đợi. Thậm chí một số người phải trải qua những thời kỳ mà dường như Thiên Chúa không làm bất cứ điều gì cho họ. Họ đã kêu lên Người bởi vì họ cảm thấy họ đã đợi chờ quá lâu để Thiên Chúa hành động. Một trong những người này là Đanien. Trong sách Đanien, chương 10, ông nói về một thị kiến mà trong đó ông đã nhìn thấy cuộc chiến tranh lớn nơi mà có rất nhiều sự hủy hoại và chết chóc đến nỗi ông cảm thấy như thể ông có thể chết ngay khi nhìn thấy chúng. Sau đó, ông nói, ông than khóc suốt ba tuần trọn vẹn: “Tôi không ăn đồ cao lương mỹ vị; thịt và rượu, tôi không hề nếm chút nào; tôi cũng chẳng xức dầu thơm trong suốt ba tuần đó” (Đn 10,3). Trong suốt thời gian này, Đanien đã cầu nguyện và nài xin Thiên Chúa tỏ cho ông biết thị kiến có ý nghĩa gì. Nhưng Thiên Chúa dường như đã im lặng. Nhưng rồi vào ngày thứ hai mươi bốn, Đanien ngước mắt lên và nhìn thấy một thiên sứ, người đã nói cho ông biết ý nghĩa của thị kiến. Bạn xem, Thiên Chúa đã biết nhu cầu của Đanien, nhưng ông không hề biết điều đó. Ông đã phải chờ đợi Thiên Chúa trả lời và có những lần ông cảm thấy như thể chẳng có câu trả lời nào. Nhưng sự thật là, chúng ta không thể đánh giá thấp những gì mà Thiên Chúa đang thực hiện khi dường như Thiên Chúa đang không làm gì cả – bởi vì sự thinh lặng của Người không đồng nghĩa với sự vắng mặt của Người. Thực vậy, đôi khi, sự im lặng của Người tuyệt đối cần thiết. Nếu bạn đã từng cố gắng trồng cây tre Trung Quốc, bạn có thể hiểu được ý tôi muốn nói. Bạn trồng hạt giống và bạn tưới nước cho nó và bảo đảm nó có đủ mọi thứ cần thiết. Không có gì xảy ra trong năm thứ nhất, vì thế bạn vẫn tiếp tục chăm sóc đất. Không có gì xảy ra vào năm thứ hai hoặc thứ ba hay thứ tư. Thực vậy, điều gì đó đang xảy ra, nhưng bạn không thể nhìn thấy điều đó. Qua bốn năm, hạt giống đó đã phát triển một hệ thống rễ rất sâu rộng dưới lòng đất đến nỗi đến năm thứ năm, hạt giống cây tre đó nảy mầm và phát triển tới chín mươi feet[1] trong năm tuần. Khi mà hạt giống đó dường như chẳng làm gì, nhưng điều cần thiết đã xảy ra. Điều tương tự thật đúng cho chúng ta. Trong khi chúng ta đang chờ đợi, Thiên Chúa đang làm điều gì đó trong thinh lặng mà Người không thể làm nếu không có sự thinh lặng đó. Người đang thực hiện điều gì đó trong sự tan vỡ mà Người không thể làm nếu không có sự tan vỡ đó. Người đang thực hiện điều gì đó trong sự tối tăm mà Người không thể làm nếu không có sự tối tăm đó. Người đang làm cho bạn trở thành những con người có thể tin tưởng. Bạn không thể tin nếu bạn không cần tin và đó là cách Người sử dụng những lúc tăm tôi, thinh lặng và tan vỡ. Sang Trang. Nhưng chúng ta nên làm gì trong những lần chúng ta đang chờ đợi và Thiên Chúa dường như chẳng làm gì cả? Sang trang. Bạn có từng đọc một cuốn sách và khi đọc tới một phần mà trong đó có điều gì đó thực sự xảy ra tồi tệ cho nhân vật yêu thích của bạn, rồi bạn ngừng đọc và ném sách vào tường chưa? Nhưng sau đó bạn cầm sách lên lại và bạn tiếp tục đọc bởi vì bạn muốn biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Chỉ vì một điều gì kinh khủng đã xảy ra không có nghĩa là bạn từ bỏ câu chuyện. Điều đó có nghĩa là bạn lật sang trang khác. Cuốn sách cuối cùng của Cựu Ước là Sách ngôn sứ Malakhi. Nếu bạn đã ngừng đọc Thánh Kinh ở phần cuối của sách Malakhi, có lẽ bạn sẽ khá thất vọng. Bạn sẽ tự hỏi điều gì đã xảy ra đối với tất cả những gì mà Thiên Chúa đã hứa Người sẽ thực hiện. Nhưng nếu bạn chỉ cần sang trang – chỉ một trang thôi – bạn sẽ thấy Tin Mừng của Thánh Mátthêu và câu chuyện về Thiên Chúa thực hiện tất cả những lời hứa này. Có một đoạn trong Sách Isaia nói: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9,1). Dân không chỉ đang đứng trong tối tăm; họ đang bước đi qua nó. Triết gia Søren Kierkegaard đã nói điều tương tự khi ông nói rằng cuộc sống chỉ có thể được hiểu sau đó, nhưng nó phải được sống trước đó. Chúng ta chỉ có thể hiểu cuộc sống của chúng ta khi chúng ta đã trải nghiệm nó và nhìn lại để thấy mọi thứ đã xảy ra trong suốt tất cả những năm tháng đó. Cho đến khi sau đó, chúng ta phải sống nó trước. Chúng ta phải tiếp tục bước đi. Chúng ta phải hoàn thành câu chuyện bởi vì không có cách nào khác để biết câu chuyện sẽ kết thúc cho đến khi câu chuyện đã thực sự kết thúc. “Cuối Cùng…” Trước đây trong sách ngôn sứ Isaia, ông nói: “Thời đầu, Người đã hạ nhục đất Dơvulun và đất Náptali, nhưng thời sau, Người sẽ làm vẻ vang cho con đường ra biển, miền bên kia sông Giođan, vùng đất của dân ngoại” (Is 8,23). Đất đã từng bị coi thường đã được nâng lên và biến đổi. Nó không xảy ra ngay lập tức sau khi nó đã bị coi thường. Nó xảy ra những năm sau đó, khi Chúa Giêsu đến sống trong đó. Vậy bạn có ổn không nếu bạn phải chịu đựng thời kỳ đau khổ nếu bạn biết rằng cuối cùng Thiên Chúa sẽ phục hồi bạn? Chúng ta biết rằng sự chữa lành, hòa giải và quá trình phục hồi không chỉ là những kết quả duy nhất có thể khi chúng ta chịu đau khổ. Cái chết là một kết cục có thể. Mất người bạn đời là một kết cục có thể. Ốm đau cả đời là một khả năng rất có thể xảy ra. Nhưng Thiên Chúa vẫn hiện diện trong những điều đó. Người vẫn tích cực ngay cả khi chương sách của tôi đã kết thúc. Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn rất lâu sau khi chúng ta đã gặp Chúa. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo tóm tắt niềm hy vọng chúng ta có, ngay cả khi chúng ta thấy chính mình đang bước đi trong tăm tối. Cuối cùng, sách nói rằng: “Chúng ta sẽ biết ý nghĩa tối hậu của toàn bộ công trình tạo dựng”. Cuối cùng, chúng ta “sẽ hiểu những đường lối kỳ diệu qua đó sự quan phòng của Thiên Chúa đã dẫn đưa mọi sự đến mục đích tối hậu của chúng”. Cuối cùng, “Cuộc Phán Xét cuối cùng sẽ mặc khải đức công chính [của Thiên Chúa] chiến thắng mọi sự bất chính mà các thụ tạo của Ngài đã lỗi phạm, và tình yêu của Ngài mạnh hơn sự chết” (GLHTCG 1040). Ước mong chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp những gì Thiên Chúa đang thực hiện khi dường như Người không làm gì cả. ____________ Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề Bước Đi với Thiên Chúa trong Những Mùa Không Ấn Tượng của Cuộc Sống, tác giả là Cha Mike Schmitz (The Word Among Us Press, 2023), có thể truy cập từ wau.org/books. |
[1] 1 feet = 0.3048 m