HERMAN NGƯỜI ĐỨC
Cha Touron không để lại cho chúng ta bất cứ bản phác họa nào về người môn đệ tiên khởi này. Có thể sự thiếu sót này là do người ta không nhìn thấy tầm ảnh hưởng lớn của người. Nhưng sự liên kết của Herman với hai vị thánh người Ba Lan mà người ta vừa kể trên cho thấy rằng cha Herman được thánh Đa Minh mời gọi vào Dòng và những việc làm trung trực của người dường như đặt tiền đề phác thảo cho chúng ta, thậm chí một vài chi tiết về sự nghiệp của người tiếp tục tồn tại qua mọi thời. Tuy chúng ta biết rất ít về sự nghiệp của người nhưng cũng đáng phải ghi lại. Dĩ nhiên, độc giả còn nhớ việc người đến Rôma với Giám mục Ivo Odrowaz như thế nào, và ở đó người cùng với đoàn tùy tùng của Giám mục đã trở thành những Anh em Giảng thuyết bằng cách nào. Tất cả những điều này đã được nói trong bản phác thảo về thánh Giaxintô, và không cần thiết để nhắc lại ở đây (1).
Lúc đầu, một vài tác giả nói rằng Herman là một trợ sĩ và điều này thì không có cơ sở. Cha Stainslaus Cracow, trong cuốn “tiểu sử của thánh Giaxintô” (life Saint Hyacinth), đã áp dụng tính từ “conversus” cho Herman, để muốn nói đến ông được hoán cải trở lại Dòng. Ông Alberti dùng conversus như một danh từ, (trong thuật ngữ Dòng Đa Minh) nó có nghĩa là thầy trợ sĩ. Những người khác đã theo Anberti. Câu truyện này đã đưa đến kết luận rằng kiến thức uyên thâm của Herman về thánh khoa và ngôn ngữ là do trời phú bẩm. Mamachi rất công bằng khi nhận xét: việc người có mặt trong đoàn tùy tùng chính thức của Đức Giám mục Odrowaz, cùng với Giaxintô và Ceslas, và được bổ nhiệm một thời gian ngắn làm Bề trên, là một bằng chứng cho thấy người là một con người có học thức cao, khôn ngoan và có đức hạnh. Bzowski, một nhà sử học Ba Lan nói rằng cha được sinh ra trong một gia đình quý tộc. Không phải trong tất cả lịch sử Dòng Anh Em Giảng Thuyết đều có trường hợp của một thầy trợ sĩ mà lại được đặt ở vị trí Bề trên.
Trong bản phác thảo đã được nói đến, chúng ta đã tìm được nhóm nhỏ gồm bốn nhân vật – Herman, Giaxintô, Ceslas, and Henry Moravia – đã đến Friesach, Carinthia. Ở đây, theo lời yêu cầu của Đức cha Eberhard von Truchsen, Tổng Giám mục Giáo phận Salzburg, họ đã bắt đầu mở một Tu viện. Tu viện này trở thành tảng đá góc tường của Tỉnh dòng Áo. Nhiều giáo sĩ và giáo dân đã đi theo Dòng mới. Trong khoảng thời gian ngăn ngủi sáu tháng, một cộng đoàn lớn đã được tập hợp dưới hiệu kỳ của thánh Đa Minh đến từ Caleruega. Ba trong số nhóm người đầu tiên bấy giờ tiếp tục con đường hướng về phía Bắc. Herman được bổ nhiệm phụ trách ở Frisach. Như thế, người trở thành Bề trên tiên khởi ở Tu viện đầu tiên của Tỉnh dòng Áo. Một cách nào đó người trở thành vị sáng lập Tỉnh dòng này.
Mặc dù các tác giả cho ta thấy rất ít chi tiết về các thời kỳ khác nhau trong cuộc đời của cha Herman, và trên thực tế không có ngày tháng nào được ghi lại trong những chi tiết của các thời kỳ trước đó, họ đã ca tụng về nhân đức và tài năng của người, và cho rằng những tài năng đó được phú bẩm. Trong bàn hạnh thánh Giaxintô, cha Touron đã nói với chúng ta rằng các học giả Ba Lan đã không ngớt lời ca ngợi như vậy. Cha Berthier nói, người là một trong những người giảng thuyết vĩ đại nhất thời ấy. Các bài giảng của người, mà chúng ta được biết đến đã chứng tỏ người có biệt tài hùng biện bằng nhiều ngôn ngữ, đã mang lại nhiều điều tốt lành.
Người ta nghĩ rằng người Anh em Giảng thuyết của chúng ta đây còn khá trẻ khi vào Dòng. Trong những việc đạo đức nổi bật nhất của người là suy gẫm về mầu nhiệm khổ nạn của Chúa và cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria. Người không bao giờ mệt mỏi vì công việc này. Nhiều truyện khác kể cho chúng ta rằng người dấn thân với cả con tim và linh hồn mình. Rõ ràng người đã lấy hứng khởi từ sự suy gẫm đó cho nhiều bài diễn văn. Điều đó đã làm cho người trở thành nhà tiên tri. Người nhạy cảm về những gì người nói, và không có nhà hùng biện nào sắc sảo, mạnh mẽ hay hùng hồn như người. Người đã đạt được những ân huệ lớn lao qua lời cầu nguyện dâng lên Mẹ Thiên Chúa. Nhiều người gọi Herman là một trong những nhà huyền bí người Đức tiên khởi của Dòng, mà đời sống của họ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của nước Đức. Có lẽ đó chính là lý do tại sao cái tên Herman được nhiều anh em trong Dòng mộ mến.
Mặc dù người được gọi là Herman the Teuton, nhưng ngày nay có lẽ chúng ta coi người là một người Áo (Đức). Có khả năng điều này một phần là do việc bổ nhiệm người làm Tu viện trưởng ở Friesach. Trong trường hợp này, người có thể là người bản xứ đầu tiên của quê hương trở thành một Tu sĩ Dòng Giảng Thuyết. Chúng ta không biết người làm Bề trên tại Friesach bao lâu. Nhiều tác giả nói rằng, người giảng ở nhiều nơi, thiết lập một số Tu viện, và trở thành Bề trên của những Tu viện đó. Bất cứ nơi nào người cũng thể hiện cùng một tinh thần nhiệt tâm, bác ái và hun đúc lòng đạo đức. Người được dân chúng coi là một linh mục rất thánh thiện. Nhiều tác giả đặt cho người danh hiệu là chân phước.
Trước khi qua đời, dường như người đã trở về Ba Lan để làm việc tại quê hương của những bạn thân là Giaxintô và Ceslas. Bzowski. Marchese, và Pio cho chúng ta thấy rằng người đã qua đời tại Tu viện Oppeln, cách Breslau không xa, hiện thời nằm trong vùng Prussian Silesia, nơi người đã lao động vất vả trong nhiều năm. Hầu như tất cả mọi người đều cho là người qua đời vào năm 1245, còn Marches nói rằng trong một quyển tử đạo thư (sách kể ra những vị thánh kính trong năm) có đề ngày qua đời của người là vào ngày 17/04.
Suốt cuộc đời của cha Herman trải qua nhiều thời gian quỳ gối trước Thánh giá trong cầu nguyện và suy niệm về cuộc khổ nạn của chúng ta. Vì lòng tôn sùng năm vết thương, người thường gặp lại những lời này: “Chúng con tôn thờ Ngài, lạy Đức Kitô, nhờ thánh giá mà Ngài đã chuộc tội cho thiên hạ” (Adoramus te, Christe, quia per sanctan cruceam redemisti mundum). Lúc người qua đời, mặc dù giữa ban ngày, một cây thánh giá bằng vàng lớn, sáng chói hiện ra trên nhà nguyện của Tu viện ở Oppeln. Các cha đã coi dấu hiệu là thường này như là bằng chứng người đã qua đời trong danh thơm thánh đức. Ký ức về người vẫn còn được mọi người quý trọng ở Đức, Áo và Ba lan.
———
Ghi chú:
60 Alberti, fol. 175; Berthier, J. J., O. P., Le Couvent de Sainte Sabine, PP. 168 – 170 ; Bzovius, XIII, col. 270, 543 – 544 ; Castillo, pp. 104, 148, 240 ; Flavigny, Corntesse de, op. cit., passim ; Malvenda, pp. 218 ff, 678-679 ; Mamachi, 579, 581, 584 ; Marchese, II, 239 ff ; Pio, col. 45.
Trích từ Victor F. O’ Daniel, Những môn đệ tiên khởi của thánh Đa Minh, tập I, Học việc Đa Minh, 2011, tr. 220 – 224.