Free to Live – Tự do để sống

0

  Larry Oney  
Nguồn: WAU
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Quà Tặng Nhưng Không của Ơn Tha Thứ Đang Chờ Đợi Chúng Ta

Tôi đã xin lỗi nhiều lần, nhưng điều đó chẳng ăn thua gì. Bạn tôi chạy xe đi khỏi, còn tôi đã bị bỏ lại đứng một mình giữa đường.

Khi chúng tôi đang đạp xe đạp, tôi đã vô tình tông vào anh bạn tôi bởi vì không chú ý và cả hai chúng tôi đều bị ngã xe. Bạn tôi bị ngã nặng hơn.

Tôi đã đứng lên để kiểm tra xem bạn ấy thế nào và đã xin lỗi bạn ấy, nhưng bạn ấy ngồi bệt xuống đất và không thèm nhìn tôi. Mặt bạn ấy đỏ ửng và đang thở hổn hển. Tôi nhìn xuống nơi mắt bạn ấy đang dán vào và thấy một lỗ trên chiếc quần mới của bạn. Không chỉ thế, nhưng bạn tôi còn đang bị chảy máu trên chiếc quần mới. Bạn ấy bực mình và tôi chỉ biết tiếp tục xin lỗi.

“Đây là lỗi của bạn!” là những lời duy nhất bạn tôi vừa nói vừa ngồi lên xe đạp của mình và đạp xe đi. “Bạn đừng đi theo mình nữa. Mình không bao giờ muốn nói chuyện với bạn nữa”. Rồi bạn ấy chạy đi.

Là học sinh lớp bảy thật khó khi người bạn tốt nhất của bạn nói rằng bạn ấy không muốn nói chuyện với bạn nữa. Tôi tiếp tục nói là tôi xin lỗi, càng lúc càng lớn tiếng hơn, khi bạn ấy càng đi mỗi lúc mỗi xa hơn. Thật vô ích. Bạn ấy đã đi.

Tôi cảm thấy như thể tôi đã không thể làm được bất cứ điều gì để khiến bạn ấy tha thứ cho tôi, và khi tôi suy gẫm về giây phút đó, anh bạn tôi đã không bao giờ tha thứ thật. Chúng tôi đã nói chuyện lại vài ngày sau đó và tiếp tục, nhưng vết rạn nứt trong mối tương quan của chúng tôi vẫn còn (nghe có vẻ tầm thường khi giờ đây là một người trưởng thành).

Từ đó tôi đã có nhiều những khoảnh khắc như thế. Qua thời đại học và bước vào những năm tháng trưởng thành của mình, các mối tương quan đã trở nên căng thẳng hoặc thậm chí chấm dứt bởi vì hậu quả của sự tổn thương do người này gây cho người kia. Đôi khi sự tổn thương đó có chủ tâm và cần thiết, như khi chấm dứt những mối quan hệ hẹn hò. Đôi khi sự tổn thương có chủ ý nhưng không cần thiết – chẳng hạn như nói những lời gây ra những vết thương sâu sắc trong một khoảnh khắc giận dữ hoặc cho phép sự tán gẫu vi phạm đến niềm tin của một người bạn tốt. Những lần khác, tôi làm tổn thương mọi người hoặc tôi bị tổn thương khi điều đó chẳng do ai chủ ý, nhưng tôi vẫn phải mang vết thương.

Tôi ghét mình là người gây ra những cuộc chiến và tôi tranh đấu khi người ta bực mình với tôi. Khi vợ tôi và tôi có một sự bất đồng ý kiến hoặc tranh cãi, tôi muốn giải hòa và giải quyết vấn đó ngay lập tức. Mặt khác, vợ tôi cần đi ra chỗ khác và xét lại bản thân. Cách của vợ tôi trong việc giải quyết các cuộc tranh cãi trong hôn nhân thì tốt hơn, và tôi biết điều đó; cô ấy có thể lùi lại phía sau và xét lại bản thân để cô ấy không nói bất cứ điều gì giận dữ hoặc thất vọng (và để tôi cũng không như thế).

Nhưng tôi ghét ở giữa. Tôi không thích khoảng cách giữa (câu) “tôi xin lỗi” và “tôi tha thứ cho bạn”. Nó giống như sự vô tận và đôi khi tôi cảm thấy như thể tôi sẽ không bao giờ được tha thứ. Tôi sợ tôi sẽ bị đứng một mình giữa đường bên chiếc xe đạp của mình. Thậm chí, đôi khi tôi lo lắng rằng Thiên Chúa sẽ bỏ mặc tôi giữa đường.

Cách Sửa Chữa Tội Lỗi của Chúng Ta

Trong Giáo hội, khi chúng ta nói về tội lỗi, chúng ta sẽ nói về các mối tương quan. Đặc biệt, chúng ta sẽ nói về bất cứ hành động nào gây tổn thương, làm yếu sức hoặc phá hủy các mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với nhũng người khác. Tội lỗi không chỉ làm tổn thương những người khác; nó làm tổn thương cả chúng ta nữa. Nó để lại một vết thương làm mưng mủ và cuối cùng có thể giết chết chúng ta về mặt tinh thần. Bí tích Rửa Tội là phương dược chữa trị tội lỗi – chữa trị những gì bị thương tích trong tất cả chúng ta. Bí tích Rửa Tội mang lại ơn tha thứ mà chúng ta rất cần.

Bí tích Rửa Tội bắt đầu với Dấu Thánh Giá. Dấu này thực sự diễn ra một vài lần trong suốt Nghi thức cử hành Bí tích Rửa Tội và nếu chúng ta thường sử dụng nó, chúng ta có thể làm cho nó như là một vấn đề bình thường hơn là sự suy niệm/suy tư. Thánh giá là một biểu tượng và dấu hiệu của ơn cứu độ của chúng ta. Khi chúng ta chiêm ngắm tượng chịu nạn hoặc làm Dấu Thánh Giá, chúng ta có thể nhớ lại điều gì đó đầy quyền năng về tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa cũng như ước mong của Người dành cho chúng ta. Thánh giá biểu thị ân sủng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã đã giành được cho chúng ta.

Đôi khi tôi nhận ra mình đang chờ đợi Thiên Chúa tha thứ cho tôi vì tôi nghĩ rằng tôi không thể được tha thứ. Thập giá phủ nhận điều đó. Thánh Phaolô, một trong những người đầu tiên theo Chúa Giêsu và là tác giả của nhiều lá thư mà chúng ta đọc trong Tân ước, đã viết cho một nhóm người ở Rôma: “Thiên Chúa đã chứng tỏ/biểu lộ tình yêu của Người dành cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi” (Rm 5,8).

Chúng ta đã không làm bất cứ điều gì để xứng đáng được ơn tha thứ. Chúng ta thậm chí đã không xin lỗi, nhưng Chúa Giêsu đã thực hiện động thái tha thứ cho chúng ta nhờ cái chết và sự phục sinh của Người. Chúa Giêsu biết tội lỗi của chúng ta và chọn lựa tha thứ tội lỗi ấy nhờ cái chết của Người trên thập giá, và nhờ cái chết đó, Người mở ra con đường dẫn tới sự sống đời đời cho chúng ta.

Bí tích Rửa Tội là một bước vô cùng quan trọng trên con đường đó. Nét đẹp của điều đó là chúng ta không làm bất cứ điều gì để đáng được ban ơn tha thứ và sự sống mới; chúng ta chỉ cần đón nhận điều đó. Nếu bạn đã được rửa tội khi còn là một đứa trẻ hoặc nếu bạn làm chứng cho một đứa trẻ được rửa tội, thực tại sâu sắc này đang được biểu lộ. Một đứa trẻ không thể nói chúng xin lỗi; thực vậy, một đứa trẻ không có tội cá nhân để xin lỗi.

Cho dẫu, thân phận con người của chúng ta đặt gánh nặng trên tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta có thể phạm tội; thực vậy, chúng ta có một khuynh hướng về nó. Giáo hội gọi khuynh hướng này là “dục vọng” (x. GLHTCG, số 1264). Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ phạm tội, nhưng nó có nghĩa là tội lỗi luôn lôi kéo chúng ta. Dục vọng đến từ thân phận con người khác: tội nguyên tổ. Khi nói về tội nguyên tổ, chúng ta sẽ nói về sự nhơ nhớp và hậu quả của tội lỗi của cha mẹ nguyên tổ của chúng ta.

Câu chuyện về tội lỗi này được viết trong một cuốn sách Thánh Kinh cổ xưa, đó là sách Sáng Thế, câu chuyện nói về khởi đầu của chúng ta theo cách đầy thi vị và chân thật. Hai người được đặt tên là Adam và Eve (Evà) đã chọn bất tuân phục luật của Thiên Chúa, làm tổn thương mối tương quan với Thiên Chúa. Bởi vì họ đã có một mối tương quan duy nhất với Thiên Chúa, tội lỗi của họ đã để lại những hậu quả quan trọng và rộng lớn, ghê gớm cho mọi người – những hậu quả mà chúng ta không thể vượt qua bằng sức mạnh của chính chúng ta (tự sức chúng ta không vượt qua được).

Chúng ta có thể xin lỗi, xin lỗi và xin lỗi nhưng không có gì chúng ta làm có thể khiến cho Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta. Chúng ta không thể tự tìm kiếm được ơn tha thứ của Người. (Chẳng hạn trường hợp của tôi) tôi đã thậm chí không kiếm được ơn tha thứ của người bạn tôi. Tôi có thể đã mua cho bạn ấy chiếc quần mới (nếu tôi đã có một công việc để kiếm tiền để thực sự mua chiếc quần mới), nhưng điều đó đã không nhất thiết khiến bạn ấy tha thứ cho tôi.

Vậy làm cách nào chúng ta tìm kiếm ơn tha thứ từ Thiên Chúa, Đấng hoàn hảo và không cần gì cả? Tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã làm động thái đầu tiên. Bí tích Rửa Tội thực sự xóa bỏ tội lỗi của chúng ta và hồi phục mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa đối với những gì Thiên Chúa muốn nó trở thành.

Ngay cả một đứa trẻ sinh ra cũng mang dấu ấn của tội nguyên tổ; Bí tích Rửa Tội xóa bỏ tội lỗi đó. Nếu một người đã được rửa tội khi là một người trưởng thành, Bí tích Rửa Tội xóa bỏ tội nguyên tổ cũng như tất cả các tội lỗi người đó đã thực sự phạm. Chúng ta “chết” để phạm tội trong Bí tích Rửa Tội và để sống lại với Chúa Kitô. Chúng ta trở nên thụ tạo mới.

Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ không phạm tội nữa; chúng ta có thể sẽ (phạm tội). Đó là lý do tại sao việc nhớ lại Bí tích Rửa Tội của chúng ta thì rất quan trọng. Chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và tha thứ cho chúng ta. Chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa làm động thái đầu tiên trong việc tha thứ cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta không thể làm được động thái cho chính mình. Chúng ta cũng nhớ rằng tội lỗi sẽ ngăn cản chúng ta bước vào trong mối tương quan với Thiên Chúa, vì thế chúng ta ao ước tiếp tục được “chết cho tội lỗi” và thực sự sống (Rm 6,11).

Chấp Nhận Những Lời Hứa khi Lãnh Nhận Bí tích Rửa Tội.

Trong nghi thức rửa tội, chúng ta loại bỏ tội lỗi cách dứt khoát bằng nhiều cách khác nhau. Thật đáng để suy niệm về chi tiết này khi chúng ta bị cám dỗ hay khi chúng ta sa ngã phạm tội. Trong phần nghi thức này, được gọi là “những lời hứa của Bí tích Rửa Tội”, chúng ta từ bỏ tội lỗi và bản ngã tinh thần cám dỗ chúng ta phạm tội. Sau đó, chúng ta tuyên xưng những gì chúng ta tin về Thiên Chúa và Thiên Chúa là ai.

Việc từ bỏ tội lỗi có tiềm năng mở ra ân sủng vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta làm mới lại những lời hứa của Bí tích Rửa Tội mỗi năm vào phụng vụ Phục Sinh. Nhưng chúng ta có thể và nên nhớ những lời ấy thường xuyên.

Phần đầu tiên của những lời hứa trong Bí tích Rửa Tội bao gồm những câu hỏi về sự từ bỏ này. Linh mục hoặc phó tế hỏi họ những người đã được rửa tội hoặc các cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu của đứa trẻ sẽ được rửa tội:
– Con có từ bỏ tội lỗi không để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa ?
– Con có từ bỏ những quyến rũ của ma quỷ để khỏi làm nô lệ tội lỗi không?
– Con có từ bỏ ma quỷ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi không?

Người sắp được rửa tội – hoặc cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu của đứa trẻ sắp được rửa tội – đáp lại: “Thưa con từ bỏ” đối với mỗi câu hỏi. Nhưng câu “thưa con từ bỏ” này không phải một lần là xong. Đó là một sự từ bỏ hằng ngày.

Tội lỗi có thể dường như quyến rũ và hấp dẫn. Tội lỗi có thể dường như là những gì sẽ giải quyết những vấn đề của chúng ta hoặc làm cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng nó không phải như thế. Tội lỗi biến chúng ta thành nô lệ và trở nên ông chủ của chúng ta.

Chúa Giêsu Kitô, qua cây thập giá, đã giải thoát chúng ta khỏi nhu cầu trở nên nô lệ cho tội lỗi. Nhưng chúng ta luôn luôn có một sự lựa chọn. Ngay cả sau khi lãnh Bí tích Rửa Tội, chúng ta có một sự lựa chọn.

Chúng ta có thể lựa chọn loại bỏ tội lỗi và chấp nhận sự tự do được ban cho chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Khi chúng ta sa ngã phạm tội, chúng ta có thể nhớ rằng chúng ta vẫn được ban ơn tha thứ; chúng ta chỉ cần cầu xin. Chúng ta có thể đến với một bí tích khác, Bí tích Hòa Giải, và được chữa lành khỏi tội lỗi của chúng ta vì thế chúng ta có thể bắt đầu lại. Chúng ta có thể quay trở lại giây phút đó ngay sau khi chúng ta đã được rửa tội, khi chúng ta đã được làm mới lại. Chúng ta có thể hứa lại là từ bỏ tội lỗi.

Chúng ta không cần đứng xin Thiên Chúa tha thứ; chúng ta chỉ cần nhớ lại Bí tích Rửa Tội của chúng ta và quà tặng nhưng không của ơn tha thứ đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta cần khiêm nhường đủ để di chuyển từ giữa đường và cầu xin.

Đây là phần chọn lọc từ cuốn sách có tựa đề Thiên Chúa Cư Ngụ Ở Trong Tôi, tác giả là Joel Stepanek (The Word Among Us Press, 2021). có thể truy cập từ www.wau.org/books.

Comments are closed.

phone-icon