Bác sĩ JOEL K. KAHN
Trong 25 năm điều trị các bệnh nhân tim, tôi nhận thấy rằng những cơn đau tim không do ngẫu nhiên. Có các “vùng nguy hiểm” khả dĩ nhận biết, nhất là đối với các bệnh nhân bị bệnh tim hoặc có nguy cơ bị bệnh tim, chẳng hạn người hút thuốc, tiểu đường, cao cholesterol, hoặc cao huyết áp. Hãy lưu ý các nguy cơ cao này để có thể chấn chỉnh lối sống và làm giảm nguy cơ bệnh tim – một chứng bệnh có thể gây tử vong nhanh.
CẢM CÚM
Khi kiệt sức, đau nhức, và sốt cao chưa đủ tệ hại, cúm có thể làm tăng nguy cơ đau tim gấp bốn lần trong vòng ba ngày sau. Virus có thể làm cho phản ứng viêm nhiễm nhanh đến nỗi làm hư hại các động mạch. Tình trạng bị mất nước sẽ làm đông máu, dễ đóng cục. Sốt có thể làm tăng nhịp tim, khiến tim khó hoạt động. Vài ngày sau khi nhiễm cúm, hãy uống thuốc hoặc đến bác sĩ ngay.
THỂ THAO
Dù tin hay không, thể thao vẫn có thể làm hại tim. Cúp Túc Cầu Thế Giới là công nghệ nặng ở Brazil. Khi nghiên cứu dữ liệu bốn Giải Túc Cầu, người ta thấy rằng, nguy cơ đau tim tăng cao trong thời gian chung kết, và tỷ lệ tăng cao nhất khi Brazil thi đấu – so với các đội bóng khác. Nếu bạn là người mê bóng đá cuồng nhiệt, bạn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc aspirin hằng ngày. Nhưng tốt nhất, hãy giảm mức cuồng nhiệt.
THẤT THƯỜNG
Người ta thường gọi là “ngày thứ Hai kỳ quặc” (maniac Monday), vì nỗi buồn ngày Chủ Nhật (do nghĩ ngày mai phải đi làm sau weekend). Các cơn đau tim thường xảy ra vào ngày thứ Hai khi người ta trở lại với công việc sau ngày nghỉ. Tình trạng căng thẳng làm tăng hóa chất adrenaline và cortisol, khiến áp huyết tăng và có nguy cơ đông máu. Hãy cố gắng thoải mái, đi bộ một chút cho thư giãn.
ĂN UỐNG
Thời tiết lạnh và lao động nặng có thể nguy hiểm cho tim. Các nhà nghiên cứu đã mô tả cơn đau tim ở các bệnh nhân bị đông máu là do ăn uống vội vàng, ngấu nghiến. Tôi thường căn dặn các bệnh nhân tim mặc đồ ấm, thường xuyên thư giãn, đừng để mất nước.
MẤT MÁT
Các nhà nghiên cứu phân tích hàng ngàn trường hợp các nạn nhân đau tim và thấy rằng những người buồn bã do mất người thân có thể làm tăng nguy cơ đau tim trong những ngày sau đó. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy rằng nguy cơ đau tim vẫn “leo thang” vài năm sau cái chết của người thân. Nếu bạn cảm thấy buồn sầu vì mất người thân, hãy đến bác sĩ, bạn bè, thân nhân. Đừng ngồi đó mà cam chịu một mình!
TAI HỌA
Trong ba tuần sau cơn động đất 8,9 độ và sóng thần đã cướp mất sinh mạng của hàng ngàn người ở Nhật năm 2011, tỷ lệ đau tim trong số những người sống sót tăng gấp ba, so với cùng thời gian những năm trước. Rất cần quan tâm sức khỏe tim mạch của những người chứng kiến tai họa hoặc sống sót sau tai họa.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)