Chiếu sáng bằng ánh sáng của Chúa Kitô

0

Theo Word Among Us, June 2025 Issue
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

The Call to Missionary Discipleship

 “The light shines in the darkness, and the darkness has not overcome it” (John 1:5).

This passage from the prologue in the Gospel of John should give us great hope. In spite of the many challenges we have faced in the last few years and are facing today, the light of Christ shines. The darkness – whatever is happening in our world, in our parishes, in our families, and in our own hearts – cannot overcome the light of Christ.

It’s been five years since the beginning of the Covid pandemic. For many people, this was a disorienting and discouraging time. For others, it also served as a time of reflection and positive change.

However, since then, we have continued to face many uncertainties. Our world is plagued by war, economic turmoil, and social upheaval. But no matter what is happening in our world today, the urgency and joy of our mission as Christians remains unchanged: we are called to be missionary disciples.

This is the same mission that the risen Lord entrusted to the apostles before he ascended into heaven: “Go, therefore, and make disciples of all the nations, baptizing them in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit” (Matthew 28:19). Yet we wonder, as did the first disciples in the Acts of the Apostles: Are we equipped to fulfill the great commission the Lord has given us? Do we have the qualities of mind, heart, and spirit to respond to the challenges of this mission in our times? How can we pull together as a Catholic community to proclaim and bear witness to the gospel more effectively? These questions are only answerable by the grace and power of the Holy Spirit. For we cannot bear witness to Christ or fulfill his mission unless we open our hearts to the Holy Spirit.

Stretched by Pope Francis. I find Pope Francis to be a pope who is stretching me, pulling me, and occasionally pushing me. He is asking me, as a bishop, to test the quality of my encounter with Christ. As I go about my ministry, what is my relationship with Christ like? Is it warm, personal, and transformative, or is it cold and formal? Have I allowed the risen Lord in the power of the Holy Spirit to open my mind “to understand the scriptures” (Luke 24:45)?

Pope Francis is also asking me to accompany those I serve. One of his famous lines is that bishops should acquire “the smell of the sheep” – and that means being with people, caring about them, listening to them, and asking questions. Accompanying others on their journey through life also means bringing Christ to the journey.

As I answer this call to be a missionary disciple myself, Pope Francis also asks me to bring the gospel to the margins: to the poor and vulnerable, to those alienated from the Church, to those who may be searching for something better in their lives, and even to those who are not searching and have never given much thought to the gospel.

I am tempted to respond, Gosh, I’ve been a priest for forty-eight years and a bishop for thirty. Haven’t I been doing those things? Don’t I have the hang of it by now? But Pope Francis is not pointing a critical finger at me or at you. Rather, he’s “scrutinizing the signs of the times and… interpreting them in the light of the Gospel” (Gaudium et Spes, 4) and telling you and me to do the same. The pope is telling us to look with fresh eyes at what the mission requires of us in our time and place.

Numbers do not tell the whole story, but they do tell us something. Only a fraction of the Catholics in the US attend Mass with any regularity, and an even smaller number are involved in their parishes outside of Sunday Mass. In other words, too few have deeply rooted their lives in the Lord’s truth and love.

The way for us to respond to what the pope is saying is not by looking into anyone else’s heart but our own. We have to be willing to ask ourselves, How am I responding to the vocation to discipleship I received on the day of my Baptism?

Encountering Jesus. Our lives as Christians are built on the bedrock of our faith in Jesus Christ. At the heart of our faith is not a mere idea, however noble or inspired, but rather an encounter with Jesus Christ, our Savior. An encounter with Christ is that moment when, in the power of the Holy Spirit, we truly open our hearts to our Savior, understand the depth and beauty of his love for us, and find ourselves forever changed and transformed by him. Once we have done so, we view the Scriptures and the Church’s teaching, the liturgy, our life of prayer, and our moral life in a new way. Far from being burdensome, these things become beautiful and precious, and they move to the center of our lives. We are able to live differently and to strive eagerly for holiness – that is, an ever-deeper participation in God’s Triune glory and self-giving love.

Let me dwell on this point a little more. We may find the term “missionary discipleship” baffling and off-putting until we realize what the Lord, the Bridegroom of our souls, truly offers us. He does not merely love us generically. He loves each of us personally, with a merciful, pervasive, and persistent love that seeks to make each one of us a unique reflection of his divine love.

This, indeed, is what Jesus Christ is seeking to do, right in the midst of the chaos of our lives. The Lord is seeking to create in each of us, at the core of our existence, “a light brightly visible,” a light that shines distinctively, from the inside out.

Christ at Work in Us. For many people, the Church’s moral teaching represents a roadblock, not a path to faith. Sometimes we think the bar is set too high, that living according to the Church’s teachings in all their dimensions is all but impossible. This is especially true when the Church’s moral teaching comes across solely as a duty for us to carry out. And moral scandal, especially on the part of the Church’s leaders, discourages many from embracing and living the faith, including its moral teachings.

Yet I want to exhort you that a godly way of life is not really our doing. Rather, it is Christ at work in us through the Holy Spirit, strengthening us in our weakness, offering us forgiveness, patiently helping us to overcome every vice and to embrace, in love, every virtue. This becomes a labor of love once we realize that a morally upright life is, at base, a response of love to the God who loved us first. Christian morality is all about our becoming unrepeatable reflections of divine love. When our virtue is infused with love, then it becomes attractive, even luminous.

As the light and love of Jesus overtake our souls, then, we can hardly help but be missionary disciples – followers of Jesus whose lives have become a loving invitation to others to encounter Christ.

 

The Universal Call to Holiness. I want to emphasize this point: the Lord calls every member of the Church to holiness and missionary discipleship. Every one of us has a role to play in revitalizing the Church’s life and mission. This ongoing work does not belong to “the experts” nor to clergy alone. The Lord calls each of us to be his followers and to attract others to himself, to his gospel, and to the Church by a life of radiant love. Thus, the first place where the light of Christ must brightly shine is in our hearts. May the Holy Spirit animate, guide, and sustain our efforts to be disciples and to make disciples now and for years to come.

Next, let’s look at how our parishes can be places where the light of Christ shines brightly.

The Most Rev. William E. Lori has served as archbishop of Baltimore since 2012. He is currently the vice president of the US Conference of Catholic Bishops and served for many years as chairman of the Conference’s Committee on Pro-Life Activities. These articles have been adapted from his pastoral letter “A Light Brightly Visible: Lighting a Path to Missionary Discipleship.”

Lời Kêu Gọi Làm Môn Đệ Truyền Giáo

“Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).

Đoạn văn này trích từ đoạn mở đầu trong Tin Mừng theo Thánh Gioan cho chúng ta một niềm hy vọng lớn lao. Bất kể nhiều thách đố chúng ta đã phải đối diện trong vài năm qua và đang đối diện ngày nay, ánh sáng của Chúa Kitô vẫn chiếu sáng. Bóng tối – bất cứ điều gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta, trong giáo xứ, trong gia đình và trong chính tâm hồn chúng ta – không thể chế ngự được ánh sáng của Chúa Kitô.

Đã năm năm kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid. Đối với nhiều người, đây là một thời gian mất phương hướng và thất vọng. Đối với những người khác, đó cũng được coi là thời gian của sự phản tỉnh và thay đổi tích cực.

Tuy nhên, kể từ đó, chúng ta tiếp tục đối diện với nhiều điều không chắc chắn. Thế giới của chúng ta bị huỷ hoại bởi chiến tranh, sự rối loạn về kinh tế và sự biến động xã hội. Nhưng bất kể điều gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta hôm nay, sự khẩn trương và niềm vui về sứ vụ của chúng ta với tư cách là các Kitô hữu vẫn không thay đổi: chúng ta được mời gọi để trở thành các môn đệ truyền giáo.

Đây chính là sứ mạng mà Chúa phục sinh đã trao phó cho các tông đồ trước khi Người lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi, như các môn đệ đầu tiên đã thực hiện trong Sách Công vụ Tông đồ: Liệu chúng ta có được trang bị để hoàn thành sứ mạng cao cả mà Chúa đã ban cho chúng ta không? Chúng ta có đủ phẩm chất về trí, tâm và tinh thần để trả lời cho những thách đố của sứ mệnh này trong thời đại của chúng ta không? Làm cách nào chúng ta có thể hợp nhất với nhau thành một cộng đoàn Công Giáo để loan báo và làm chứng cho Tin Mừng cách hiệu quả hơn? Những câu hỏi này chỉ có trả lời bằng ân sủng và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Vì chúng ta không thể làm chứng cho Chúa Kitô hay hoàn thành sứ mạng của Người nếu chúng ta không mở lòng mình ra với Chúa Thánh Thần.

Bị tác động bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô. Tôi thấy Đức Giáo hoàng Phanxicô là một vị giáo hoàng đang tác động tôi, đang kéo tôi và thỉnh thoảng đang đẩy tôi. Ngài đang yêu cầu tôi, với tư cách là một giám mục, kiểm tra chất lượng cuộc gặp gỡ của tôi với Chúa Kitô. Khi tôi thi hành chức thánh của mình, mối tương quan của tôi với Chúa Kitô như thế nào? Ấm áp, cá nhân và biến đổi, hay lạnh nhạt và trang trọng? Tôi đã để cho Chúa phục sinh trong quyền năng của Chúa Thánh Thần mở tâm trí tôi “để hiểu Thánh Kinh” (Lc 24,45) chưa?

Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đang yêu cầu tôi đồng hành với những người tôi phục vụ. Một trong những dòng nổi tiếng của ngài là các giám mục phải có “mùi chiên” – và điều đó có nghĩa là với mọi người, quan tâm lo lắng cho họ, lắng nghe họ và đặt những câu hỏi. Đồng hành với những người khác trên hành trình đức tin của họ qua cuộc sống cũng có nghĩa là mang Chúa Kitô đến hành trình của họ.

Khi tôi đáp lại lời kêu gọi trở thành một môn đệ truyền giáo, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng yêu cầu tôi mang Tin Mừng đến cho những vùng ngoại biên: cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, những người xa tránh Giáo Hội, cho những người đang tìm kiếm điều gì đó tốt hơn trong cuộc sống của họ, và thậm chí cho những người không tìm kiếm và chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về Tin Mừng.

Tôi bị cám dỗ để trả lời, Trời ơi, tôi đã là một linh mục được bốn mươi tám năm và một giám mục ba mươi năm. Tôi đã không làm những điều này sao? Cho đến bây giờ tôi đã không hiểu, không thực hành điều này sao? Nhưng Đức Giáo hoàng Phanxicô không chỉ trích tôi hay bạn. Đúng hơn ngài “đang tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại và giải thích những dấu chỉ ấy dưới ánh sáng Tin Mừng” (Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 4) và đang nói bạn và tôi hãy làm điều tương tự. Đức Giáo hoàng đang nói chúng ta hãy nhìn bằng đôi mắt mới mẻ vào những gì mà sứ mạng đòi hỏi chúng ta trong thời đại và địa điểm này.

Những con số không nói lên toàn bộ câu chuyện, nhưng chúng nói với chúng ta điều gì đó. Chỉ một phần nhỏ những người Công Giáo ở Hoa Kỳ tham dự Thánh Lễ thường xuyên và thậm chí một số ít hơn tham dự vào các giáo xứ của họ ngoài Thánh Lễ Chúa Nhật. Nói cách khác, quá ít người để cho cuộc sống của mình bám rễ, đặt nền tảng sâu sắc vào trong chân lý và tình yêu của Chúa.

Đối với chúng ta cách để đáp lại những gì Đức Giáo hoàng đang nói không chỉ bằng cách nhìn vào tâm hồn của bất cứ ai khác nhưng là vào chính tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải sẵn sàng để tự hỏi chính mình: Tôi đang đáp lại ơn gọi làm môn đệ mà tôi đã lãnh nhận vào ngày tôi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội như thế nào?

Gặp Gỡ Chúa Giêsu. Cuộc sống của chúng ta với tư cách là các Kitô hữu được xây trên nền tảng đức tin vững chắc trong Chúa Kitô. Tuy nhiên, trọng tâm đức tin của chúng ta không chỉ đơn thuần là một ý kiến, cao quý hay đầy cảm hứng, nhưng đúng hơn là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của chúng ta. Một cuộc gặp gỡ Chúa Kitô là khoảnh khắc mà, trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta thực sự mở lòng mình ra với Đấng Cứu Độ của chúng ta, hiểu được chiều sâu và vẻ đẹp của tình yêu Người dành cho chúng ta, và nhận ra chính chúng ta được Người thay đổi và biến đổi mãi mãi. Một khi đã làm như thế, chúng ta sẽ chân nhận Thánh Kinh và giáo huấn của Giáo Hội, phụng vụ, đời sống cầu nguyện và đời sống luân lý của chúng ta theo một cách mới. Những điều này không hề nặng nề, nhưng cao đẹp và quý giá, và chúng trở nên trung tâm của cuộc sống chúng ta. Chúng ta có thể sống cách khác biệt và cố gắng hết mình để nên thánh – nghĩa là tham dự cách sâu sắc vào vinh quang Ba Ngôi và tình yêu tự hiến của Thiên Chúa.

Hãy để tôi dựa vào điểm này thêm một chút nữa. Chúng ta có thể thấy thuật ngữ “môn đệ truyền giáo” gây phức tạp và khó chịu cho đến khi chúng ta nhận ra Chúa, Chàng Rể của tâm hồn chúng ta, thực sự ban cho chúng ta điều gì. Người không chỉ yêu chúng ta cách chung chung. Người yêu mỗi người chúng ta cách cá vị, với một tình yêu bền bỉ, lan toả và thương xót đến nỗi tìm cách làm cho mỗi người chúng ta thành một phản ánh duy nhất về tình yêu thánh thiêng của Người.

Thật vậy, đây là điều Chúa Giêsu Kitô đang tìm cách thực hiện, ngay giữa những hỗn loạn của cuộc sống chúng ta. Chúa đang tìm cách tạo dựng trong mỗi người chúng ta, cốt lõi sự tồn tại của chúng ta, “một ánh sáng rực rỡ có thể nhìn thấy được”, một ánh sáng chiếu soi cách đặc biệt, từ bên trong ra bên ngoài.

Chúa Kitô đang Làm Việc nơi Chúng Ta. Đối với nhiều người, giáo huấn đạo đức, luân lý của Giáo Hội là một rào cản, chứ không phải là một con đường dẫn tới đức tin. Đôi khi chúng ta nghĩ rào cản được đặt quá cao, rằng sống theo các giáo huấn của Giáo Hội trong tất cả các chiều kích của các giáo huấn ấy là điều không thể. Điều này đặc biệt đúng khi giáo huấn luân lý, đạo đức của Giáo Hội chỉ được coi là một bổn phận mà chúng ta phải thực hiện. Và gương mù về đạo đức, cách đặc biệt về phía các nhà lãnh đạo của Giáo Hội, làm thất vọng nhiều người đang ôm ấp và sống đức tin, bao gồm cả những giáo huấn luân lý.

Tuy nhiên, tôi muốn khích lệ bạn rằng một cách sống thánh thiện thì thực sự không phải  là việc chúng ta làm. Đúng hơn, chính Chúa Kitô làm trong chúng ta qua Chúa Thánh Thần, củng cố chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta, ban cho chúng ta sự tha thứ, kiên nhẫn giúp chúng ta chiến thắng mọi điều ác và đón nhận mọi nhân đức trong tình yêu mến. Điều này trở nên một công việc của tình yêu mà một khi chúng ta nhận ra rằng một cuộc sống luân lý ngay thẳng về căn bản là một sự đáp trả của tình yêu đối với Thiên Chúa Đấng đã yêu thương chúng ta trước hết. Nền luân lý Kitô  giáo bao gồm tất cả việc chúng ta trở nên những sự phản chiếu không thể lặp lại của tình yêu Thiên Chúa. Khi nhân đức của chúng ta được tuôn đổ tình yêu, nó trở nên hấp dẫn và thậm chí chiếu sáng.

Khi ánh sáng và tình yêu của Chúa Giêsu chiếm lấy tâm hồn chúng ta, thì chúng ta không thể không trở thành môn đệ truyền giáo – những người đi theo Chúa Giêsu có cuộc sống trở nên một lời mời gọi yêu thương cho những người khác đến gặp gỡ Chúa Giêsu.

Lời Kêu Gọi Phổ Quát hướng đến Sự Thánh Thiện. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này: Chúa kêu gọi mọi thành viên của Giáo Hội trở nên thánh thiện và môn đệ truyền giáo. Mỗi người chúng ta có vai trò đem lại sức sống mới cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Công việc đang tiếp diễn này không chỉ thuộc về “các chuyên gia” hay hàng giáo sĩ. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta trở nên các môn đệ của Người và thu hút những người khác đến với chính Người, với Tin Mừng và với Giáo Hội của Người bằng một cuộc sống yêu thương rạng rỡ. Vì thế, nơi đầu tiên ánh sáng của Chúa Kitô phải chiếu sáng rực rỡ là trong tâm hồn chúng ta. Nguyện xin Chúa Thánh Thần thôi thúc, hướng dẫn và nâng đỡ những nỗ lực của chúng ta để trở thành các môn đệ và làm môn đệ ngay bây giờ và trong những năm tới.

Kế tiếp, chúng ta hãy làm cách nào để các giáo xứ của chúng ta có thể là những nơi mà ánh sáng của Chúa Kitô chiếu sáng cách rực rỡ.

Đức Cha William E. Lori đã phục vụ với tư cách là Tổng giám mục Baltimore từ năm 2012. Hiện tại, ngài là Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ và đã phục vụ nhiều năm với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Hoạt động Bảo vệ Sự sống của Hội đồng. Các bài viết này được chuyển thể từ bức thư mục vụ của ngài có tựa đề “Ánh sáng rực rỡ: Thắp sáng con đường đến với sứ mệnh truyền giáo”.

Comments are closed.

phone-icon